Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tại sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?

Cập nhật: 12/09/2019 20:42 | Người đăng: Lường Toán

Hãy cùng Cao đẳng Dược HCM  tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và một số biện pháp xử trí đúng đắn, kịp thời nhé để tránh gây ra ảnh hưởng đối với sức khỏe của trẻ.


Tại sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?

Các bệnh lý về đường ruột

Khi trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có thể do những nguyên nhân như viêm ruột, viêm dạ dày, teo tá tràng, lồng ruột… Có thể đây chỉ là một biểu hiện thoáng qua, nhưng có lúc rầm rộ hơn và thường kèm theo một số triệu chứng như: phát ban, sốt, bé quấy khóc, đau quặn bụng, sốt…

Khi trẻ gặp phải tình tình trạng này thì các bậc phụ huynh cần phải đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có những biện pháp điều trị kịp thời tránh gây ra ảnh hưởng đối với tình hình phát triển của trẻ.

Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh

Não chính là có quan điều khiển  trung tâm phản xạ nôn. Khi não có bất kỳ tổn thương nào cũng có thể khiến cho chức năng điều khiển của hệ thần kinh bị rối loạn và trong đó có cả phản xạ nôn. Chính vì thế, nếu như cảm thấy con của mình nôn nhiều lần trong ngày hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ và không nên tự ý sử dụng các loại thuốc chống nôn hoặc những loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng khiến cho việc chẩn đoán và điều trị gặp phải khó khăn.

Trào ngược axit 

Trào ngược axit hay chính là tình trạng trào ngược dạ dày. Đây chính là một vấn đề rất phổ biến. Trào ngược axit chính là tình trạng xảy ra khi dịch tiêu hóa ở dạ dày lên thực quản.

Trong quá trình phát triển, đôi khi dịch dạ dày có thể bị trào ngược lên thực quản, thông qua cơ vòng và ra khỏi miệng của bé. Một nguyên nhân khác khiến cho chất lỏng ra khỏi miệng của trẻ là do bóng không khí trong thực quản. Trong những trường hợp khác, có thể là do trẻ đã ăn uống quá nhanh và quá nhiều.

Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ thông tin trào ngược sinh lý chỉ là một tình trạng nhất thời trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ và trẻ sẽ nhanh chóng tự khỏi. Việc chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp làm giảm triệu chứng và sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Ăn quá no

Trẻ sơ sinh thường có dung tích dạ dày khoảng 30-35ml, đối với trẻ 3 tháng tuổi là 100ml và trẻ 1 tuổi là 250-300ml. Vì dạ dày của trẻ còn quá nhỏ, chưa thể hoàn thiện được như trẻ lớn. Khi các mẹ cho con bú quá nhiều vượt quá sức chứa của dạ dày khiến cho trẻ nôn hết những gì mới ăn.

Đối với các bé ăn ăn dặm, các bậc phụ huynh luôn có tâm lý sợ con em của mình ăn ít, không tăng cân được nên thường ép trẻ ăn. Khi trẻ ăn với tâm lý không thoải mái dễ gây nôn trớ nến các bậc cha mẹ nên cân nhắc tới vấn đề này.

Để có có thể khắc phục được tình trạng này, các bậc phụ huynh nên cho trẻ bú nhiều lần, chia nhỏ bữa ăn của trẻ, không nên để cho trẻ ăn quá nhiều hoặc bú quá nhiều trong cùng một lúc.


Khi trẻ vừa ăn no, các mẹ không nên để cho trẻ nằm ngay

Tư thế trước và sau khi ăn/bú hợp lý

Có nhiều trường hợp trẻ bị nôn trớ khi các mẹ đặt trẻ nằm luôn sau khi cho bú. Khi trẻ vừa ăn no, các mẹ không nên để cho trẻ nằm ngay. Trong thời điểm này, dại dày của trẻ đang nằm ngang, đến khi trẻ tầm 1 tuổi dạ dày mới phát triển thẳng đứng giống như người lớn. Đặt trẻ nằm ngay sau khi bú hoặc ăn no sẽ làm cho thức ăn bị trào ngược lên, có những trường hợp bị sặc lên mũi, nếu không xử lý kịp thời thì có thể gây ra nguy hiểm.

Các mẹ cũng nên tránh để bé nằm ngửa vì khi bé đang nôn, những chất nôn rất dễ tràn vào khí quản và phổi, đây là một tình trạng rất nguy hiểm. Thay vì để bé nằm, hãy đặt bé nằm cao gối, lưng và đầu cao khoảng 30-45 độ, trong khoảng 30 phút.

Những tư thế mà mẹ có thể áp dụng sau khi cho trẻ ăn no:

  • Đặt bé nằm trên gối, chân và bụng phía sau, đầu phía trước ngực mẹ.
  • Đặt bé nằm trên gối song song với ngực mẹ, tay đỡ đầu bé
  • Mẹ nằm nghiêng và đặt bé nằm nghiêng bên cạnh
  • Đặt bé nằm ngang trong vòng tay của mẹ.

Ho có đờm

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày chính là ho có đờm. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ bị dị ứng và viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi. Tình trạng này xảy ra chính là do hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn yếu, chưa thể đảm nhận được vai trò nên rất dễ bị ho khan, khò khè, chảy nước mũi, ho có đờm… để tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ rất dễ dẫn đến viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…

Các mẹ sẽ rất dễ nghe thấy bé thở khò khè, thỉnh thoảng có tiếng ran rít do đờm đã làm tắc đường dẫn khí quản, cản trở quá trình lưu thông khí. Thông thường, các bé sẽ thường kèm theo ho, có thể chỉ có 1 tiếng nhưng cũng có thể là nhiều tiếng.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ chưa thể biết cách để đẩy đờm ra khỏi cơ thể của mình khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, dễ bị kích ứng tạo ra cảm giác buồn nôn để có thể nôn đờm ra ngoài. Khi bé ho, dẫn dễ làm cho không khí theo vào, khiên cho cơ dưới của thực quản mở ra. Chính vì thế, thức ăn dễ bị đẩy lên và ra ngoài, hình thành những đợt nôn kèm theo.

Để có thể giúp cho bé giảm tình trạng nôn trớ, mẹ cũng đừng quên giải quyết nốt các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp cho bé. Nếu thấy bé có dấu hiệu bị sốt, ho, đờm màu xanh, vàng, chảy nước mũi, khò khè thì có thể là bé đang bị viêm đường hô hấp, cần đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, các mẹ có thể phòng tránh cho con bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày khi thấy con khò khè, sau khi bé nôn lên mũi, giữ ấm bằng cách xoa một ít tinh dầu vào buổi tối hoặc có thể cho bé uống tinh dầu thảo dược.

Trên đây chính là nguyên nhân tạo sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày cùng với cách khắc phục mà các bà mẹ có thể tham khảo và chăm sóc tốt hơn cho bé nhà mình.

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990