Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cập nhật: 12/09/2019 11:19 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh viêm màng não ở trẻ em rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh vì bệnh sẽ không có những dấu hiệu điển hình. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Bệnh viêm màng não ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm màng não chính là tình trạng vi khuẩn tấn công vào các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương khiến cho màng não bị viêm và mưng mủ. Thông thường, các vi khuẩn gây ra bệnh sẽ xuất hiện ở trong vùng khoang của dịch não tủy khiến cho hệ thần kinh bị tổn thương và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động và nhận thức của trẻ.

Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm màng não nhất chính là:

  • Trẻ sơ sinh
  • Trẻ em trong khoảng từ 1 - 24 thành tuổi
  • Những người trong khoảng từ 16 đến 21 tuổi


Trẻ sơ sinh và những trẻ trong độ tuổi từ 1-24 tháng tuổi thường rất dễ bị mắc bệnh viêm màng não

Nguyên nhân của bệnh viêm màng não ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ mắc bệnh viêm màng não, nguyên nhân chủ yếu là do các loại vi khuẩn: Neisseria meningitidis, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn)...

Trẻ sơ sinh và những trẻ trong độ tuổi từ 1-24 tháng tuổi thường rất dễ bị mắc bệnh viêm màng não. Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ em chủ yếu là do: Listeria monocytogenes, E. coli, liên cầu khuẩn nhóm B. Các loại vi khuẩn này sẽ tấn công tai mũi họng, sau đó đi vào phổi, theo máu vào trong não hoặc tấn công trực tiếp vào não bộ và tủy sống của trẻ.

Viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae loại b

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae loại viêm màng não do Haemophilus influenzae loại b là trẻ sơ sinh và những trẻ ở trong khoảng từ 1 đến 36 tháng tuổi. Trong độ tuổi này, não bộ của trẻ đang dần phát triển. Do đó, bệnh sẽ để lại những biến chứng rất nặng nề và có thể gây ra tử vong ngay trong những ngày đầu tiên.

Haemophilus influenzae loại b có thể lây lan thông qua đường hô hấp, dễ lan truyền thành ổ dịch lớn, đặc biệt là ở những nước chưa được tiêm chủng phòng ngừa Haemophilus influenzae.

Viêm màng não mủ do Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn)

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não chủ yếu tại những quốc gia đã được tiêm chủng ngừa Haemophilus influenzae chính là Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae. Loại phế cầu này có thể tấn công bất kỳ đối tượng nào. Cứ khoảng 1.000 người lại có 1-3 người bị mắc bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn.

Những trường hợp trẻ nhỏ bị viêm màng não do phế cầu khuẩn đa phần đều là do biến chứng từ các bệnh viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa… Thông thường, phế cầu khuẩn thường trú ngụ ở trong niêm mạc của họng và tấn công não tủy.

Viêm màng não mủ do não mô cầu

Những trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi chính là đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ thấp hơn đối với những trẻ trên 1 tuổi. Khi trẻ mắc bệnh viêm màng não do mô cầu thường xuất hiện các ban xuất huyết ngoại tử, có thể dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ.

Vi khuẩn gây bệnh sẽ thường trú ngụ ở trong khoang họng. Tuy nhiên, không phải ái có vi khuẩn não mô cầu ở trong khoang họng đều mắc bệnh viêm màng não. Không ít trường hợp có vi khuẩn nhưng cơ thể lại phát triển hoàn toàn bình thường, không vị mắc bệnh và không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc thông thường.

Viêm màng não mủ do E.Coli

E.Coli chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những trẻ lớn và người lớn thường rất ít bị bệnh viêm màng não vì nguyên nhân này. 

Bệnh có thể biến chứng gây ra nhiễm trùng máu, đây là bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và tỉ lệ dẫn đến tử vong rất cao.

Listeria monocytogenes

Vi khuẩn Listeria monocytogenes ẩn chứa rất nhiều ở trong thịt sữa và thực phẩm tươi sống. Những người có hệ miễn dịch kém hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch như trẻ sơ sinh, người già, người có sức khỏe yếu… chính là những đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất.


Khi bị mắc bệnh viêm màng não, trẻ em ở từng lứa tuổi sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau

Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ em

Khi bị mắc bệnh viêm màng não, trẻ em ở từng lứa tuổi sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết đối với từng trường hợp:

Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh không điển hình, rất khó nhận biết. Một số dấu hiệu phổ biến nhất đối với những trẻ đã bị mắc bệnh chính là:

  • Hạ đường huyết
  • Giảm trương lực cơ
  • Sốc, tăng kích thích
  • Thóp phồng
  • Co giật
  • Bị vàng da hoặc da bị xanh tái, nhợt nhạt
  • Những cơn ngừng thở đột ngột
  • Sốt cao hoặc thân nhiệt lạnh
  • Vô cảm và thờ ơ với mọi thứ xung quanh
  • Quấy khóc, dỗ không nín, đôi lúc khóc thét lên
  • Mệt mỏi, vận động chậm
  • Chán ăn, bú kém, giảm cữ bú và lượng bú mỗi cữ

Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ lớn

Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ lớn sẽ điển hình hơn so với những trẻ sơ sinh, các dấu hiệu nhận biết sẽ bao gồm:

  • Co giật
  • Hôn mê
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc
  • Suy giảm ý thức, dễ bị kích thích
  • Sợ ánh sáng
  • Với trẻ thóp chưa đóng kín sẽ có dấu hiệu thóp phồng
  • Quấy khóc, có tư thế ưỡn người
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Cứng cổ
  • Đau đầu dữ dội
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
  • Sốt cao

Bệnh viêm màng não ở trẻ em có biến chứng gì?

Khi trẻ bị mắc bệnh viêm màng não, nếu như không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe của trẻ.

Biến chứng của bệnh viêm màng não ở trẻ

  • Bại não
  • Tắc nghẽn dịch não tủy khiến cho não bị úng thủy
  • Áp xe dưới màng cứng, áp xe não
  • Viêm quanh mạch máu não, viêm tắc tĩnh mạch
  • Tổn thương các dây thần kinh, tổn thương não bộ
  • Một số biến chứng ở ngoài hệ thần kinh như: xuất huyết phủ tạng, viêm phổi, viêm thận, viêm khớp…

Các di chứng khi điều trị bệnh viêm màng não ở trẻ muộn:

  • Động kinh
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng khiến cho trí nhớ bị giảm sút hoặc bị rối loạn tâm thần
  • Liệt chân tay hoặc liệt nửa người
  • Chậm phát triển trí tuệ và vận động
  • Gặp phải một số vấn đề về thính lực hoặc thị lực như: điếc, mù, lác, hội chứng não nước…

Bệnh viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm màng não ở trẻ em có thể dẫn đến tử vong do phù não, suy hô hấp, nhiễm khuẩn não, viêm thận nặng, viêm phổi nặng, suy não, mất não và sẽ rất dễ dẫn tới tử vong.

Kể cả khi phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp can thiệp những tỷ lệ trường hợp trẻ bị viêm màng não dẫn tới tử vong cũng rất cao. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần phải nắm được những biện pháp phòng tránh để bảo vệ con, em của mình.

Cách phòng tránh bệnh viêm não mủ ở trẻ em

  • Thường xuyên vệ sinh tai - mũi - họng sạch sẽ
  • Dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, giữ gìn vệ sinh cá nhân
  • Phát hiện sớm và điều trị dứt điểm tất cả các bệnh hô hấp, các bệnh nhiễm trùng tai - mũi - họng ở trẻ nhỏ
  • Tiêm phòng vắc xin viêm màng não mủ.

Khi các bậc phụ huynh thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường có liệt kê ở trên hoặc cũng có thể là những triệu chứng chưa được liệt kê, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. 

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm não ở trẻ em mà thầy cô Cao đẳng Dược HCM đã tổng hợp lại và cung cấp cho bạn đọc. Đây là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm ở trẻ em nên các bậc cha mẹ cần phải nắm chắc thông tin liên quan để bảo vệ sức khỏe con em mình một cách toàn diện nhất.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990