Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao?

Cập nhật: 12/09/2019 11:26 | Người đăng: Lường Toán

Sau khi rốn của trẻ sơ sinh rụng có nhiều trường hợp bị ướt khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt có nguy hiểm không và cần phải xử lý như thế nào? Bài viết sau đây, Cao đẳng Dược HCM sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để các mẹ tham khảo.

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là một trong những hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ được cắt và còn lại một phần dính vào rốn của bé, phần này được gọi là cuống rốn.

Trong khoảng 1-3 tuần, cuống rốn sẽ khô lại và tự rụng đi. Tuy nhiên, có những trường hợp cuống rốn không thể tự dụng, thậm chí có những trường hợp bị mưng mủ và nhiễm trùng. Chính vì thế, các mẹ cần phải hết sức lưu ý vấn đề này và có biện pháp xử lý cho bé.

Trẻ sơ sinh bị ướt rốn sau khi rụng có nguy hiểm không?

Thông thường, cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ tự rụng sau khoảng 2 tuần. Cũng có một số trường hợp cuống rốn sẽ tự rụng sớm hơn và cũng có thể kéo dài lên tới khoảng 1 tháng.

Phần cuống rốn được cắt sau khi trẻ được sinh ra cũng giống như một vết thương hở. Chính vì thế, nếu như không được chăm sóc cẩn thận sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào trong cơ thể của trẻ. Một số trường hợp rốn của trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng do nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm.

Đối với những trường hợp cuống rốn bị ướt nhưng vẫn bú và ăn ngủ bình thường thì các mẹ không nên quá lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ cách chăm sóc trẻ sơ sinh của các mẹ chưa được tốt khiến cho dây rốn không khô và lâu rụng.

Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn có kèm theo dịch vàng kéo dài thì các mẹ nên đưa đi khám bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời. Khi vệ sinh rốn cho trẻ, nếu thất xuất hiện mủ ướt, chảy máu, sưng đỏ kèm theo mùi hôi hoặc sốt, quấy khóc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Cách vệ sinh rốn của trẻ sơ sinh như thế nào?

Việc chăm sóc vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh rất quan trọng vì nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Khi cuống rốn của trẻ bị ướt không được tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cách vệ sinh cuống rốn sạch sẽ nhất và đơn giản nhất chính là sử dụng nước muối sinh lý để rửa. Sau đó sử dụng bông để thấm nước muối vệ sinh nhẹ nhàng ở vùng xung quanh rốn khoảng 3-4 lần mỗi ngày và để rốn của trẻ khô thoáng.


Việc chăm sóc vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh rất quan trọng vì nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ

Ngoài việc sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh, các mẹ cũng có thể sử dụng thêm thuốc làm khô rốn để chấm đều lên phần rốn và tránh lan ra những khu vực xung quanh nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Phải nhẹ nhàng khi thay tã để tránh cọ sát vào phần rốn của trẻ.

Việc tắm cho trẻ cũng có thể làm cho rốn của trẻ bị ướt sau khi rụng, đây là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể sử dụng bông gạc hay một miếng vải thấm nước rồi để khô thoáng. Trước khi tắm, các mẹ cùng cần phải rửa tay sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, cần phải theo dõi sát sao từng biểu hiện, không bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào trên rốn của bé.

Cách thay băng rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh bị ướt rốn

Khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt thì việc chăm sóc vệ sinh cần phải thực hiện đúng cách để tránh cho trẻ bị nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến hoại tử và có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Việc thường ngày khi rốn của bé đang rụng chính là phải thay băng quấn rốn.

  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thay băng cho bé.
  • Tháo bỏ băng rốn cũ nhẹ nhàng tránh cọ xát mạnh khiến rốn bé bị tổn thương.
  • Tẩm cồn 90 độ vào bông y tế rồi thấm dần xung quanh phần rốn của bé để sát trùng. Lưu ý nên thoa từ đầu cuống rốn rồi mới lan ra phần xung quanh.
  • Lấy một miếng gạc đặt vào chân cuống rốn rồi kéo phủ dần lên đầu rốn. Cuối cùng dùng băng sạch quấn quanh rốn bé và quấn dần ngang bụng.    

Khi trẻ mới sinh, trẻ sơ sinh bị ướt cuống rốn sau khi rụng là một hiện tượng rất thường xuyên xảy ra. Chính vì thế, hãy thường xuyên chăm sóc và vệ sinh cuống rốn đúng cách để rốn của trẻ luôn khô thoáng và sạch sẽ tránh bị nhiễm trùng. Lưu ý phải thường xuyên những quan sát biểu hiện xung quanh rốn của trẻ để đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990