Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác hại của thủy ngân đối với con người như thế nào?

Cập nhật: 19/12/2019 10:39 | Người đăng: Lường Toán

Khi con người bị nhiễm độc thủy ngân sẽ gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người. Vậy hại của thủy ngân đối với con người như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!


Thủy ngân gây ra tác hại chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên

Tác hại của thủy ngân đối với con người như thế nào?

Thủy ngân gây ra tác hại chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Khi hít phải hơi thủy ngân sẽ gây hại đối với hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, độc phổi và thận dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao. Thủy ngân dưới dạng muối vô cơ có thể gây ra tình trạng ăn mòn da, mắt, thận và đường tiêu hóa.

Rối loạn thần kinh cùng với sự đảo lộn về hành vi sau khi hít, ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp trên da cùng với những dạng thủy ngân khác nhau. Tuy nhiên, thủy ngân gây ra ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe của con người sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau khi tiếp xúc. 

Các triệu chứng thường gặp khi tiếp xúc cùng với thủy ngân bao gồm run, mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến thần kinh cơ, đau đầu và rối loạn chức năng nhận thức và vận động. Những biểu hiện nhẹ và triệu chứng cận lâm sàng do bị nhiễm độc thủy nhân có thể xuất hiện đối với những người tiếp xúc cùng với nồng độ thủy ngân ở trong không khí trong khoảng từ 20 μg/m3 trong thời gian dài. Tác động gây hại đối với thận cũng đã được chứng minh, bao gồm tăng protein trong nước tiểu và suy thận.

Làm thế nào để giảm tiếp xúc cùng với thủy ngân?

Trên thực tế, có rất nhiều cách để ngăn chặn được những ảnh hưởng xấu của thủy ngân đối với sức khỏe. Trong đó bao gồm việc thúc đẩy sử dụng những nguồn năng lượng sạch, loại bỏ những sản phẩm có chứa thủy ngân không cần thiết, không sử dụng thủy ngân trong những công việc hàng ngày…

Sử dụng những nguồn năng lượng sạch

Đốt than để lấy nhiệt hoặc năng lượng chính là nguồn chủ yếu thải ra thủy ngân. Thủy ngân cùng với những chất độc hại gây ô nhiễm không không khí sẽ bị thải ra môi trường trong quá trình đốt than ở bếp lò gia đình, nồi hơi công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện…


Hãy loại bỏ những sản phẩm có chứa thủy ngân không cần thiết để tránh gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe

Dừng việc khai thác thủy ngân và không sử dụng thủy ngân trong quá trình khai thác vàng

Thủy ngân chính là một chất không thể bị phá hủy. Chính vì tính chất này mà thủy ngân đã được ứng dụng rất nhiều trong quy trình tái chế với những mục đích khác nhau nên sẽ không cần phải tiến hành khai thác thủy ngân nữa. 

Khi khai thác vàng với quy mô nhỏ thường sử dụng thủy ngân dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Những phương pháp khai thác vàng không sử dụng thủy ngân đang ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn. Khi sử dụng thủy ngân vào quy trình công nghiệp, nhất thiết phải sử dụng các biện pháp an toàn để ngăn ngừa phơi nhiễm.

Loại bỏ và xử lý những sản phẩm không cần thiết có chứa thủy ngân

Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại sản phẩm có chứa thủy ngân. Chính vì thế, hãy loại bỏ những sản phẩm có chứa thủy ngân không cần thiết để tránh gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe. Những sản phẩm có chứa thủy ngân bao gồm:

  • Sản phẩm làm sáng da và một số loại mỹ phẩm
  • Hỗn hống dùng trong nha khoa để trám răng (amalgam)
  • Bóng đèn
  • Công tắc điện và rơle trong thiết bị điện
  • Các thiết bị đo lường, chẳng hạn như nhiệt kế và áp kế
  • Pin
  • Một số loại dược phẩm

Hiện nay, hầu hết tất cả các nhà sản xuất đều đang cố gắng để có thể làm giảm được mức thủy ngân hoặc loại bỏ hoàn toàn thủy ngân ở trong những sản phẩm của chứa thủy ngân. Trong chăm sóc sức khỏe, máy đo huyết áp cùng với nhiệt kế là những sản phẩm có chứa thủy ngân đang được thay thế bằng những loại thiết bị khác.

Hỗn hống nha khoa được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, các nhà khoa học đang thực hiện những cuộc nghiên cứu để đưa ra giải pháp thay thế hiệu quả nhất về chất lượng và chi phí của loại vật liệu này.

Thủy ngân dạng vô cơ được thêm vào một số sản phẩm làm sáng da với liều lượng đáng kể nhằm đáp ứng một vài mục đích nhất định. Nhiều quốc gia đã cấm dùng các sản phẩm làm sáng da có chứa thủy ngân vì chúng nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Tác hại của thủy ngân đối với con người đã trở thành mối quan tâm lớn của chính phủ ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, có nhiều quốc gia đã và đang nỗ lực thực hiện một loạt các hành động khác nhau với mục đích giải quyết lượng thủy ngân thải ra không khí và hạn chế tối đa việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm có chứa thủy ngân. Thông qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có thể nắm được tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe của con người.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990