Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh lao kê là gì? Có nguy hiểm hay không?

Cập nhật: 19/12/2019 10:31 | Người đăng: Lường Toán

“Bệnh lao kê là gì? Có nguy hiểm hay không?” đây chính là vấn đề mà các bạn sẽ cần phải quan tâm để bảo vệ sức khỏe của mình, cùng với những người thân yêu xung quanh một cách tốt nhất. Chính vì thế, chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về căn bệnh lao kê sau đây.


Ở trên phim chụp X-quang vùng ngực của những người bị mắc bệnh lao kê sẽ có hình ảnh của những đốm nhỏ nằm rải rác ở khắp phế trường giống như hình dạng của những hạt kê

Bệnh lao kê là gì? Có nguy hiểm hay không?

Lao kê là bệnh lao lan tỏa khắp cơ thể và gây ra những thương tổn có kích thước nhỏ khoảng từ 1-5mm. Ở trên phim chụp X-quang vùng ngực của những người bị mắc bệnh lao kê sẽ có hình ảnh của những đốm nhỏ nằm rải rác ở khắp phế trường giống như hình dạng của những hạt kê. Chính vì thế mà căn bệnh này được gọi là lao kê. Lao kê có thể lây lan tới bất kỳ một cơ quan nào ở trong cơ thể, đặc biệt là gan, phổi và lá lách.

Trong tổng số những người bị bệnh lao thì lao kê chiếm khoảng 2% và chiếm khoảng 20% đối với với những trường hợp bị lao phổi.

Lao kê là một bệnh lao đường máu nên rất nguy hiểm. Khi cơ thể xuất hiện tổn thương ở nhiều bộ phận mà không được điều trị và chăm sóc phù hợp sẽ dẫn tới nguy cơ bị tử vong rất cao.

Nguyên nhân gây ra bệnh lao kê

Bệnh lao kê là căn bệnh do vi khuẩn mycobacterium gây ra khi đi tới những cơ quan như: Gan, phổi, thận, lá lách. Vi khuẩn gây  bệnh sẽ lây lan từ hệ thống phổi đến những tế bào bạch huyết và cuối cùng là theo máu tới những cơ quan khác ở trong cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định rõ cơ chế hoạt động của căn bệnh này như thế nào.

Khi bị lao phổi sẽ khiến cho những lớp biểu mô của tế bào phế nang bị xói mòn, lây lan và khiến cho tĩnh mạch phổi bị nhiễm trùng. Khi vi khuẩn đã theo máu vào đến tim và hệ thống tuần hoàn sẽ khiến cho những cơ quan ngoài phổi bị lây nhiễm. Khi bị nhiễm bệnh, cơ thể của người bệnh sẽ kích hoạt đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Những vùng trong cơ thể đã bị nhiễm bệnh được bao quanh bởi đại thực bào và hình thành những u hạt chính là biểu hiện điển hình nhất của căn bệnh lao kê.

Vi khuẩn sẽ có thể tấn công những tế bào lót ở vùng phế nang sau đó đi vào trong các hạch bạch huyết. Khi vi khuẩn đi vào tĩnh mạch và điểm đến cuối cùng chính là buồng tim phải. Từ tim phải, vi khuẩn gây bệnh có thể lây nhiễm hoặc tái lây nhiễm tại phổi và khiến cho phổi xuất hiện những thương tổn giống như hạt kê.

Bệnh lao kê có lây nhiễm hay không?

Bệnh lao kê cũng là một dạng của bệnh lao nên nó có thể sẽ bị lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Tuy nhiên, mắc bệnh lao và nhiễm khuẩn lao là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Có rất nhiều trường hợp bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng lại không bị mắc bệnh do cơ thể có một hệ miễn dịch khỏe mạnh cùng với khả năng chống lại bệnh tốt.

Bệnh lao kê có thể bị lây nhiễm thông qua đường hô hấp, sữa mẹ và đường máu. Chính vì thế, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường cần phải nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.


Bệnh lao kê cũng là một dạng của bệnh lao nên nó có thể sẽ bị lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Triệu chứng của bệnh lao kê

Những người bị mắc bệnh lao kê sẽ thường gặp phải những triệu chứng bệnh không đặc hiệu như hạch bạch huyết sưng to và ho. Bên cạnh đó cũng sẽ có những dấu hiệu khác như:

  • Viêm tuyến tụy (<5%)
  • Lách to (15%)
  • Gan to (40%)
  • Tổn thương da
  • Tiêu chảy.
  • Khó thở
  • Bệnh lao kê cũng có thể đi kèm với tràn khí màng phổi hai bên hoặc một bên. 
  • Tăng canxi huyết là triệu chứng phổ biến, xuất hiện từ 16-51% các trường hợp lao kê.
  • Nhiều bệnh nhân có thể bị sốt kéo dài vài tuần với những cơn sốt cao hàng ngày vào buổi sáng.
  • Khoảng 10-30% người lớn và 20-40% trẻ em bị bệnh lao kê có viêm màng não do lao. 
  • Suy tuyến thượng thận và rối loạn chức năng đa cơ quan, tuyến thượng thận sẽ không sản xuất đủ lượng nội tiết tố cần thiết để có thể điều hòa chức năng của những cơ quan khác trong cơ thể.
  • Bệnh lao kê ở mắt hoặc những thương tổn xảy ra ở xung quanh dây thần kinh thị giác thường có liên quan đến căn bệnh lao xảy ra ở trẻ em. Những thương tổn này có thể xảy ra ở 1 hoặc ở cả 2 mắt, mức độ tổn thương cũng sẽ khác nhau tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân. Lao màng mắt có thể là một trong những triệu chứng của bệnh lao kê và thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh.

Dấu hiệu của bệnh lao kê ở trẻ em

  • Khám phổi có nhiều ran ẩm.
  • Rối loạn hô hấp (ho, khó thở, tím tái đầu chi...). 
  • Sốt cao dao động, đổ mồ hôi trán và lưng
  • Có đến 80% trường hợp mắc bệnh lao kê ở trẻ em sẽ gây ra những thương tổn ở màng não (dấu hiệu nôn vọt, cổ cứng, quay mặt vào phía tối)

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao kê

Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao kê:

  • Người đã từng mắc bệnh lao nhưng không điều trị triệt để
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch do các bệnh khác
  • Nhiễm HIV/AIDS.
  • Người nghiện tiêm chích ma túy
  • Người cao tuổi
  • Trẻ nhỏ
  • Có chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Sống trong điều kiện không hợp vệ sinh
  • Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh lao kê

Những phương pháp chẩn đoán bệnh lao kê

Để chẩn đoán bệnh lao kê, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện một số xét nghiệm giống như những căn bệnh lao khác. Những xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm:

  • Điện tim.
  • Soi đáy mắt
  • Cấy máu
  • Chụp CT/MRI đầu
  • Sinh thiết phổi
  • Soi phế quản
  • Cấy đờm
  • Chụp X-quang phổi

Phương pháp xét nghiệm lao ở trong máu Interferon Gamma Release Assay chính là một cách để xác định bệnh lao tiềm ẩn. Đã có một loạt những biến chứng được ghi nhận ở những người mắc bệnh lao kê. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh đều được cải thiện sau khi điều trị. Trong một số trường hợp hiếm, ung thư hạch bạch huyết lan từ ung thư phổi cũng sẽ cho hình ảnh giống như lao kê trên phim chụp X-quang phổi thông thường.

Phương pháp xét nghiệm da để tìm yếu tố lao cũng có thể sẽ được sử dụng để phát hiện ra  những dạng bệnh lao khác và không có tác dụng trong việc phát hiện bệnh lao kê. Xét nghiệm tuberculin da không thành công vì số lượng âm tính giả cao. Âm tính giả thường xảy ra do tỷ lệ kháng thể kháng lao thấp hơn nhiều so với những dạng bệnh lao khác.

Phương pháp điều trị bệnh lao kê

Khi điều trị bệnh lao kê, điều quan trọng nhất vẫn chính là sử dụng những loại thuốc kháng lao:

  • Nếu có triệu chứng của tình trạng viêm màng não, người bệnh có thể được điều trị kéo dài đến 12 tháng.
  • Phác đồ điều trị bệnh lao kê tiêu chuẩn theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới chính là sử dụng thuốc isoniazid và rifampicin trong 6 tháng, cũng như ethambutol và pyrazinamid trong 2 tháng đầu tiên. 

Corticoid chính là một loại thuốc có thể hạn chế được những sự tổn thương nặng nề ở phổi cùng với những cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là màng não.

Việc điều trị suy hô hấp do phổi bị tổn thương và cách chăm sóc cho những người bệnh đã rơi vào tình trạng hôn mê, khi xuất hiện những tổn thương ở màng não… chính là những yếu tố rất quan trọng.

Những bệnh nhân mắc bệnh lao kê thường được chỉ định điều trị theo những phương pháp trị liệu ngắn ngày, theo dõi trực tiếp đạt được hiệu quả điều trị khoảng 90%.

Phương pháp phòng ngừa bệnh lao kê

Để có thể phòng ngừa được căn bệnh lao kê, các bạn hãy có thể thực hiện theo những phương pháp sau đây:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh BCG: Trẻ sơ sinh thường được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh ngay trong những tháng đầu tiên sau khi sinh tại một vài quốc gia có dịch lao, trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của BCG sẽ giảm dần theo thời gian nên cần phải thực hiện tiêm nhắc lại khi trẻ học cấp 1 haowcj cấp 2. Ngay cả khi đã tiêm vắc xin phòng bệnh BCG vẫn có thể bị mắc bệnh lao. Tuy nhiên, việc tiêm phòng sẽ có thể hạn chế được những thể lao nguy hiểm.
  • Giữ nhà ở thông thoáng, vệ sinh thân thể và răng miệng thường xuyên. 
  • Không để trẻ suy dinh dưỡng hoặc bị các bệnh mãn tính, nếu có thì cần điều trị kịp thời. 
  • Hạn chế tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với những bệnh nhân mắc bệnh lao: nên tránh tiếp xúc quá lâu hoặc quá gần với những người mắc bệnh lao trong một môi trường đông đúc.
  • Sử dụng các loại thuốc phòng bệnh lao: người bị nhiễm vi khuẩn lao thể ẩn và có nguy cơ cao có thể phát thành bệnh thường được chỉ định uống thuốc Isoniazid để ngăn ngừa phát triển thành bệnh lao
  • Những người bệnh phải thường xuyên làm việc ở bệnh viện, phòng khám hoặc những nơi phải tiếp xúc với những người mắc bệnh lao cần phải được tư vấn cụ thể về cách kiểm soát lây nhiễm hoặc phải có kiến thức chuyên sâu về sức khỏe cũng như phương pháp bảo vệ bản thân tránh khỏi những tác nhân gây bệnh như sử dụng các thiết bị bảo vệ đường hô hấp cá nhân. Những đối tượng này sẽ cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ hàng năm để có thể phát hiện bệnh sớm.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây sẽ có thể giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc về bệnh lao kê là gì cùng với những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990