Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sốt vi rút có triệu chứng gì? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 31/12/2021 18:01 | Người đăng: Lường Toán

Sốt vi rút là do một loại vi rút gây ra nhưng khá lành tính và có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Vậy sốt vi rút có triệu chứng gì? Cách điều trị như thế nào? Bài viết sau đây của ban tư vấn cao đẳng Dược TPHCM sẽ tổng hợp tất cả thông tin giúp bạn giải đáp được những vấn đề này.


Sốt vi rút là do một loại vi rút gây ra nhưng khá lành tính và có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần

Triệu chứng của bệnh sốt vi rút

Sốt vi rút là một loại bệnh chỉ chung cho bệnh sốt do nhiều loại vi rút khác nhau gây ra. Tùy theo từng loại vi rút mà bệnh sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Thông thường, bị sốt vi rút sẽ có những triệu chứng sau đây:

  • Bệnh sốt vi rút thường có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần
  • Thường xuất hiện những cơ sốt cao đột ngột khoảng 39 - 40 độ C, khi bị sốt người bệnh thường cảm thấy mệt và đáp ứng kém đối với những loại thuốc có tác dụng hạ sốt như paracetamol.
  • Rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện rất thông thường như: buồn nôn, nôn hay đi ngoài phân lỏng…
  • Viêm long đường hô hấp trên: sốt kèm theo những triệu chứng của bệnh viêm họng như đau họng, ho, chảy nước mũi.
  • Nổi hạch: Hạch thường xuất hiện ở các vùng như cổ và mặt, khi sờ thấy cảm giác đau và kích thước lớn hơn bình thường.
  • Sốt vi rút ở người lớn: Đau đầu, đau nhức các cơ, người cảm thấy mệt mỏi.
  • Đối với trẻ nhỏ bị sốt vi rút thường hay quấy khóc.
  • Nổi phát ban ở trên da: Các nốt phát ban ở trên da có thể sẽ xuất hiện khoảng 2-3 ngày
  • Có thể sốt kèm theo viêm kết mạc mắt như mắt đỏ hoặc chảy nước mắt
  • Một số trường hợp trẻ nhỏ vi rút có thể sẽ sốt cao gây ra tình trạng co giật

Điều trị sốt vi rút như thế nào?

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho các bệnh lý do vi rút gây ra. Phương pháp điều trị thông thường đều là điều trị triệu chứng kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý để người bệnh nhanh chóng bình phục.

  • Hạ sốt: Khi sốt dưới 38.5 độ C có thể sử dụng những phương pháp hạ sốt vật lý như chườm nước ấm tại vùng trán, bẹn, nách. Khi thấy sốt cao trên 38.5 độ C có thể chườm ấm kết hợp cùng với sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10-15mg/kg, 4-6 giờ/ lần. Đối với những trường hợp đã có tiền sử bị co giật nên sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt 38 độ C.
  • Chống co giật: Nếu như thấy trẻ bị sốt cao hay trẻ đã có tiền sử bị bệnh co giật nên sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp với thuốc chống co giật theo kê đơn của bác sĩ điều trị.
  • Bù nước và chất điện giải: Khi sốt cao, cơ thể thể sẽ bị mất nước và các chất điện giải khiến cho tình trạng cân bằng nước và các chất điện giải trong cơ thể bị rối loạn. Chúng ta có thể bù nước và các chất điện giải bằng cách sử dụng oresol, hydrite pha theo đúng tỷ lệ được ghi trên bao bì và uống khi có nhu cầu.
  • Phòng tránh bội nhiễm: Hãy thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, dùng dung dịch nước muối loãng để nhỏ mắt mũi.
  • Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn những loại đồ ăn lỏng, dễ tiêu và có đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Bệnh sốt vi rút có thể lây lan nên người bệnh hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với những nơi đông người để tránh lây lan sang cho những người khác.

Khi người bệnh bị sốt cao, dù đã uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không hạ sốt và xuất hiện kèm theo những triệu chứng như mệt li bì, lơ mơ, nôn nhiều, co giật, đau đầu nhiều… và những triệu chứng này ngày càng có dấu hiệu tăng lên thì hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được khám và điều trị bệnh kịp thời.

Hiện nay, có một số loại sốt vi rút có thể phòng tránh được bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh như: Sởi, rubella, viêm não nhật bản... Hãy chú ý tiêm phòng theo đúng lịch để có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.


Hiện nay, có một số loại sốt vi rút có thể phòng tránh được bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh

Cách phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết

Sốt vi rút và sốt xuất huyết có những triệu chứng rất giống nhau nên rất nhiều người không thể phân biệt được đâu là sốt vi rút, đâu là sốt xuất huyết. Để có thể phân biệt được sốt vi rút và sốt xuất huyết các bạn có thể dựa vào những yếu tố sau đây:

  • Dịch tễ: Cả sốt xuất huyết và sốt vi rút đều có thể lây lan trở thành dịch bệnh nên có để định hướng được bệnh dựa vào yếu tố này.
  • Có thể phân biệt bệnh sốt xuất huyết giai đoạn sớm thông qua những xét nghiệm cận lâm sàng. Có thể thực hiện các xét nghiệm Test Dengue(+), Công thức máu. Nếu các chỉ số về số lượng tiểu cầu, thể tích hồng cầu đều bình thường thì sẽ là trường hợp sốt vi rút bình thường. Nếu như số lượng tiểu cầu giảm, thể tích khối hồng cầu Hct tăng thì chứng tỏ người bệnh đã bị sốt xuất huyết.
  • Đối với bệnh sốt xuất huyết ở trong giai đoạn toàn phát: Sốt xuất huyết sẽ bắt đầu xuất hiện với rất nhiều hình hình thức và sốt vi rút thông thường sẽ không có triệu chứng bị xuất huyết. Các để có thể phân biệt được phát ban sốt vi rút thông thường sẽ biến mất khi chúng ta làm căng da và xuất huyết dưới da khi bị sốt xuất huyết sẽ không biến mất khi chúng ta làm căng da.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp lại giúp cho bạn đọc có thể hiểu thêm về căn bệnh sốt vi rút để các bạn có thể bảo vệ sức khỏe và những người thân yêu của mình. Chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990