Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những điều nên làm khi nổi mụn trên môi

Cập nhật: 21/09/2019 09:03 | Người đăng: Lường Toán

Khi bị nổi mụn trên môi không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn mất thẩm mỹ. Thực hiện theo những chia sẻ sau đây của ban tư vấn Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp cho tình trạng của bạn được cải thiện.


Nổi mụn ở môi và quanh môi có thể do bị mất cân bằng lượng nội tiết tố ở trong cơ thể

Nổi mụn ở môi và quanh môi có thể do bị mất cân bằng lượng nội tiết tố ở trong cơ thể, bã nhờn, các vấn đề về thực phẩm hoặc sau khi ăn uống không được vệ sinh sạch sẽ. Nổi mụn trên môi không chỉ khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn mà còn làm môi và vùng xung quanh môi bị sưng lên khiến cho bạn bớt xinh đẹp. 

Làm giảm cảm giác khó chịu do mụn

Khi bị nổi mụn ở trên môi sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều so với bị nổi mụn ở những vị trí khác trên cơ thể. Nếu như bị mụn bọc hoặc mụn mưng mủ sẽ dễ gây ra tình trạng sưng đỏ càng khiến cho bạn cảm thấy khó chịu hơn. Để có thể giảm bớt sự khó chịu, chúng ta không được tác động mạnh mẽ lên các vết mụn. Tốt nhất, khi bị mụn ở trên môi nên sử dụng nước ấm để chườm lên một cách nhẹ nhàng.

Việc đầu tiên cần làm chính là làm sạch môi cùng với những vùng xung quanh môi. Hãy lấy một chiếc khăn sạch và thấm nước ấm sau đó đặt nhẹ nhàng lên trên vùng môi bị mụn. Nước ấm sẽ có thể làm giảm bớt tình trạng viêm sưng và mang đến cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài cách chườm nóng các bạn cũng có thể thay bằng chườm lạnh. 

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng tóc của bạn được buộc gọn gàng lên để tránh cho tóc bị chạm vào môi khi đang bị nổi mụn vì trên tóc có chứa nhiều bụi bặm, vi khuẩn khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Son môi

Việc sử dụng các loại son kem, son nước bết dính sẽ rất dễ khiến cho bụi bẩn bám vào và lưu lại ở trên môi mỗi khi chúng ta đi ra ngoài. Tình trạng ở trên môi cũng sẽ trầm trọng hơn nếu như bôi một lớp son dày. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến nổi mụn trên môi cũng có thể là do sử dụng loại son không phù hợp.

Khi nổi mụn ở trên môi tốt nhất nên tạm dừng sử dụng son môi trong một thời gian, đặc biệt là những loại son có màu và lâu trôi. Bạn cùng cần lưu ý xem khi không sử dụng son môi tình trạng của mình có tốt hơn hay không vì rất có thể là bạn đã bị dị ứng đối với loại son môi đang dùng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nổi mụn trên môi hàng đầu mà các chuyên gia da liễu khuyến cáo. 

Dung dịch vệ sinh môi

Nếu trên môi xuất hiện mụn cũng cần phải chú ý đến các loại dung dịch vệ sinh môi và nước súc miệng. Thay vì những chất làm trắng răng hay những chất tạo hương thơm thì bạn nên sử dụng những loại chuyên về mụn, các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ. Đặc biệt, tuyệt đối không nên dùng xà phòng vì nó sẽ khiến cho môi của bạn bị khô và tình trạng mụn sẽ càng trầm trọng hơn.


Nếu trên môi xuất hiện mụn cũng cần phải chú ý đến các loại dung dịch vệ sinh môi và nước súc miệng

Lau miệng thật sạch sau khi ăn

Có thể bạn sẽ thấy lau miệng sạch sẽ sau khi ăn là một hành động dư thừa nhưng trên thực tế có rất nhiều người bị nổi mụn ở trên môi là do nguyên nhân này. Sau khi ăn uống, nếu không lau sạch sẽ thì thức ăn vẫn còn bám lại ở trên môi và những vùng xung quanh môi, nhất là những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, các mảng bám này sẽ khiến cho da dễ bị nổi mụn hơn. Do đó, lau miệng sạch sẽ sau khi ăn uống chính là một điều vô cùng cần thiết. 

Tẩy tế bào chết cho môi

Tẩy tế bào chết cho môi cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng khi môi bị nổi mụn. Môi sẽ sạch sẽ hơn sau khi được loại bỏ các tế bào chết, không bị ứ đọng các tết bào chết và các chất bã sẽ giảm được tình trạng nổi mụn ở trên môi. Chúng ta có thể sử dụng một bàn chải mềm và chà nhẹ nhàng ở trên môi để loại bỏ các mảng bám.

Sữa rửa mặt

Có những trường hợp sử dụng sữa rửa mặt cũng có thể là tác nhân khiến cho môi và những vùng xung quanh môi bị nổi mụn vì một số loại sữa rửa mặt có chứa các chất chất có thể gây ra kích ứng da, chất tẩy trắng mạnh sẽ khiến cho các vùng da dễ bị tổn thương tạo cơ hội tốt hơn cho mụn tấn công. Nếu gặp phải tình trạng này hãy thử đổi một loại sữa rửa mặt khác dịu nhẹ hơn và theo dõi xem tình trạng mụn có chuyển biến tốt hơn không nhé! 

Không được nặn hoặc làm vỡ mụn

Nặn hoặc làm vỡ các vết mụn sẽ khiến cho tình trạng của bạn càng trở nên trầm trọng hơn. Khi các vết mụn bị vỡ ra có thể khiến cho vi khuẩn dễ dàng lây lan sang những vùng xung quanh khiến cho mụn nổi ở nhiều nơi hơn. Ngoài ra, khi nặn mụn cũng sẽ khiến cho da bị tổn thương, có thể khiến cho mụn tái đi tái lại và để lại sẹo sau khi hết mụn. Khi bị nổi mụn ở trên môi hãy kiên nhân điều trị và giữ vệ sinh môi thật cẩn thận.

Bổ sung nước

Một trong những biện pháp đơn giản nhất để tránh được tình trạng nổi mụn ở trên môi hoặc giúp cho tình trạng của mình được cải thiện hơn chính là uống nước đầy đủ. Uống nước có thể giúp cho cơ thể thanh lọc được những độc tố, làm sạch miệng, thanh nhiệt và có thể ngăn chặn được tình trạng lây lan của những vi khuẩn ở trong miệng. Uống đủ nước cũng giúp cho môi ẩm và mềm mại hơn, có làn da khỏe mạnh và ít nổi mụn hơn.

Đi khám bác sĩ chuyên khoa

Đối với những trường hợp đã bị mụn lâu ngày và không có dấu hiệu giảm đi, nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp nhất. Nếu để lâu ngày thì tình trạng sẽ càng trầm  trọng hơn hoặc có thể sử dụng không đúng thuốc điều trị sẽ gây ra tình trạng không mong muốn.

Hãy chú ý những điều mà chúng tôi đã  nêu ra trong bài viết trên đây để giúp cho tình trạng mụn ở trên môi được cải thiện hơn, đồng thời tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này để tránh lặp lại nhiều lần. Chúc các bạn vui vẻ và mạnh khỏe mỗi ngày.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990