Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Quáng gà là gì? Bệnh quáng gà có chữa được không?

Cập nhật: 31/12/2021 18:00 | Người đăng: Lường Toán

Quáng gà là gì? Bệnh quáng gà có chữa được không? Là thắc mắc của rất nhiều người. Để giúp cho bạn đọc có thể giải đáp được những vấn đề này, đồng thời nắm được những thông tin liên quan đến bệnh quáng gà, ban tư vấn cao đẳng Dược TPHCM đã tổng hợp lại bài viết sau đây.


Bệnh quáng gà hay còn thường được gọi là triệu chứng mù đêm, đây đều là những cách gọi thông thường khi võng mạc bị thoái hóa sắc tố

Quáng gà là gì?

Bệnh quáng gà hay còn thường được gọi là triệu chứng mù đêm, đây đều là những cách gọi thông thường khi võng mạc bị thoái hóa sắc tố. Đặc trưng của bệnh quáng gà chính là tình trạng suy giảm thị lực, thu hẹp tầm nhìn trong bóng tối, ban đêm hoặc những nơi không có đầy đủ ánh sáng.

Hãy thăm khám vùng đáy mắt để có thể thấy ở võng mạc có những đám sắc tố có hình tế bào xương. Bệnh quáng gà có thể gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nguyên nhân bệnh Quáng gà

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà. Sau đây chính là những nguyên nhân gây bệnh rất phổ biến mà các bạn đọc cần phải nắm được:

  • Các bệnh lý về mắt như: Hội chứng Usher (đây là một hội chứng suy giảm thị giác do yếu tố di truyền), viêm võng mạc sắc tố, đục thủy tinh thể, bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp), cận thị… chính là những bệnh lý có thể gây ra bệnh quáng gà.
  • Các bệnh lý toàn thân: Những người bị bệnh tiểu đường, bệnh Keratoconus… có nguy cơ mắc phải bệnh quáng gà rất cao.
  • Chế độ dinh dưỡng: Vitamin A giữ một vai trò rất quan trọng đối với việc dẫn truyền xung thần kinh và có chuyển thành hình ảnh ở trên võng mạc. Chính vì thế, nếu như cơ thể bị thiếu hụt vitamin A sẽ rất dễ bị mắc bệnh quáng gà.
  • Thuốc: Các loại thuốc có tác dụng tăng nhãn áp cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng con người bị đóng và những triệu chứng của bệnh quáng gà.

Triệu chứng bệnh Quáng gà

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được những sự bất thường của thị lực khi có những triệu chứng như không nhìn rõ trong bóng tối như khi đi ngoài trời vào ban đên và nhà tối chưa kịp bật đèn… Khi ở trong tình trạng thiếu sáng, bệnh nhân rất dễ bị vấp ngã và va vấp vào những đồ vật xung quanh so thị lực đã bị giảm sút.

Ngoài ra, những người bị mắc bệnh quáng gà cũng thường hay gặp phải triệu chứng là không điều chỉnh được thị lực khi bất ngờ chuyền từ chỗ sáng vào trong bóng tối. Cũng có một số trường hợp người bị bệnh quáng gà bị giảm thị lực ngay cả khi có ánh sáng đầy đủ.

Khi thăm khám ở bên ngoài mắt, các bác sĩ có thể phát hiện được những sự bất thường của mắt trừ những trường hợp bị đục thể tinh thể giai đoạn muộn. Khi soi ở đáy mắt có thể thấy được động mạch võng mạc bị thu nhỏ hơn bình thường, xuất hiện một đám sắc tố có hình tế bào xương ở vùng võng mạc ngoại biên, có thể thấy phù hoàng điểm dạng nang hoặc đĩa thị giác có màu bạc.

Khi bị mắc bệnh quáng gà, cùng nhìn thấy của mắt sẽ bị thu hẹp dần và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vùng nhìn thấy hình ống, đây chính là tình trạng vùng nhìn thấy đã bị thu hẹp trầm trọng, bệnh nhân chỉ nhìn thấy giống như nhìn qua một chiếc ống. Những người bị mắc bệnh cũng có thể xuất hiện triệu chứng gọi là ám điểm, vùng nhìn thấy của bệnh nhân có xuất hiện những vùng nhỏ không nhìn thấy. Khi những ám điểm này lan rộng chứng tỏ bệnh đang diễn biến nghiêm trọng hơn.

Những đối tượng nguy cơ bệnh Quáng gà

Quáng gà là một bệnh rất hay gặp ở những người lớn tuổi vì những đối tượng này thường có nguy cơ bị đục thể tinh thể cao hơn so với bình thường.

Cơ thể bị thiếu hụt vitamin A cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh rất cao. Những trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc những trẻ dưới 3 tuổi, nếu như cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin A trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh quáng gà rất cao. Đối với những bệnh nhân bị suy tuyến tụy cũng có thể sẽ bị thiếu hụt vitamin A do cơ thể bị rối loạn chất béo và không thể hấp thụ được vitamin A.

Đối với những người bị mắc bệnh tiểu đường, lượng đường ở trong máu thường cao hơn bình thường nên có thể sẽ gây ra những biến chứng ở mắt. Chính vì thế, những người bị tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh quáng gà rất cao.


Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được những sự bất thường của thị lực khi có những triệu chứng như không nhìn rõ trong bóng tối

Cách phòng ngừa bệnh Quáng gà

Khi phòng ngừa bệnh quáng gà, vitamin A giữ một vai trò rất quan trọng. Khi thực hiện một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ vitamin A cùng với những khoáng chất thiết yếu có thể phòng tránh được bệnh quáng gà. Các loại thực phẩm có màu đỏ cam như: cà rốt, cà chua, xoài, bí đỏ… hoặc các loại rau lá chính là nguồn chất dinh dưỡng rất giàu vitamin A.

Đối với những người có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin A cao như phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ không bú sữa mẹ… cần phải bổ sung thêm vitamin A cho cơ thể để có thể phòng tránh triệu chứng của bệnh quáng gà. Có thể đưa trẻ đi uống vitamin A theo định kỳ để trẻ có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh quáng gà do di truyền hoặc bẩm sinh cần phải:

  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể tránh cho bệnh có diễn biến xấu đi. Khi thấy những dấu hiệu bất thường cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ. Thường xuyên tái khám theo định kỳ để có thể kiểm tra được tình trạng bệnh cũng như theo dõi được những chuyển biến trong quá trình điều trị bệnh.
  • Hãy tập thích nghi dần và học cách di chuyển trong tình trạng bị quáng gà
  • Nên hạn chế điều khiển phương tiện giao thông vào ban đêm để tránh gây ra nguy hiểm cho những người xung quanh.

Những biện pháp chẩn đoán bệnh Quáng gà

Các phương pháp chẩn đoán bệnh quáng gà phổ biến nhất hiện nay chính là chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Cụ thể từng phương pháp chẩn đoán như sau:

Chẩn đoán xác định

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tìm hiểu triệu chứng, tiền sử bệnh của người bệnh, sau đó tiến hành khám lâm sàng để có thể xác định được bệnh quáng gà. Từ đó đưa ra được những chỉ định cận lâm sàng phù hợp nhất với chẩn đoán.
  • Khám thị trường: Đây chính là một trong những xét nghiệm cần phải làm đầu tiên khi nghi ngờ bị mắc bệnh quáng gà.
  • Khám nghiệm điện võng mạc: Các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá đánh giá tình trạng võng mạc bị thoái hóa bằng cách xác định lại những tế bào võng mạc bị thương tổn, mức độ trầm trọng, tính chất di truyền… Đây chính là xét nghiệm nghiêm trọng nhất khi chẩn đoán bệnh quáng gà đối với những bệnh nhân có biểu hiện nhìn kém trong bóng tối.
  • Các xét nghiệm quan trọng khác: Thực hiện các xét nghiệm máu, kiểm tra những chuyển hóa cơ bản cũng có tác dụng rất hiệu quả đối với việc chẩn đoán bệnh quáng gà.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh quáng gà cũng cần phải được chẩn đoán phân biệt cùng với những bệnh lý bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, tắc nghẽn mạch máu võng mạc để đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh nhân. Việc nhầm lẫn trong việc chẩn đoán bệnh sẽ có thể dẫn đến những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với người bệnh.

Bệnh quáng gà có chữa được không?

Khi điều trị bệnh quáng gà, các bác sĩ cần phải giải thích cho bệnh nhân tất cả những đặc điểm của bệnh, cách điều trị bệnh như thế nào để người bệnh có thể hiểu rõ đồng thời tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bệnh quáng gà có chữa được không phụ thuộc rất lớn tới nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu như bệnh quáng gà chính là hậu quả của bệnh cận thị, thiếu vitamin A, đục thủy tinh thể thì có thể khắc phục được nhờ vào cách điều trị những nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu như bị bệnh quáng gà bẩm sinh hoặc do di truyền thì việc điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng để bệnh không diễn biến trầm trọng hơn.

  • Đối với  những người bị quáng gà do cận thị: Có thể cải thiện được thị lực của bệnh nhân bằng cách đeo kính cận. các bạn có thể theo kính áp tròng hoặc kính mắt.
  • Đối với những người bị quáng gà do đục thể tinh thể: Có thể thực hiện phẫu thuật thay thế thủy tinh thể để cải thiện tình trạng thị lực, đồng thời điều trị được bệnh quáng gà.
  • Đối với những trường hợp bị quáng gà do cơ thể thiếu hụt vitamin A: người bệnh cần phải được bổ sung vitamin A theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Liều lượng vitamin A trung bình mỗi này khoảng 15.000 đơn vị. Nếu như sử dụng vitamin A quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nhất định đối với cơ thể.
  • Đối với những người bị bệnh quáng gà do di truyền hoặc bẩm sinh: Người  bệnh chỉ có thể điều trị được triệu chứng của bệnh cũng như phòng tránh những diễn biến của bệnh. Ngoài ra, tư vấn tiền hôn nhân hay thực hiện các phương pháp khám sàng lọc là rất cần thiết đối với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Hiện nay, đã có rất nhiều thử nghiệm như phẫu thuật cấy tế bào gốc lành vào võng mạc, cấy vi mạch trên võng mạc đang được tiến hành để tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với những bệnh nhân bị bệnh quáng gà.

Với những thông tin trong bài viết trên đây mà chúng tôi đã cung cấp, hy vọng rằng các bạn đã nắm được thông tin về bệnh quáng gà là gì và có được câu trả lời cho thắc mắc bệnh quáng gà có điều trị được hay không. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh hãy nhanh chóng đi khám để chẩn đoán và đưa ra được các phương pháp điều trị y khoa hiệu quả nhất.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990