Một chế độ ăn uống khoa học có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy khi xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ cần phải lưu ý tới những vấn đề gì? Hãy cùng ban tư vấn cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu về điều này thông qua bài viết sau đây.
- Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị xơ vữa mạch máu
- Những nguyên tắc cơ bản sơ cứu khi bị bỏng
- Những thông tin cần lưu ý khi chụp X-Quang răng
Một chế độ ăn uống khoa học có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta
Carbohydrate
Carbohydrate chính là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng đối với các tế bào, mô, nội tạng của cơ thể chúng ta dưới dạng glucose. Những loại thực phẩm giàu Carbohydrate mà chúng ta có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày chính là ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau và đậu. Ngoài ra, trong bánh kẹo và nước ngọt cũng có chứa Carbohydrate. Nếu muốn xây dựng một chế độ ăn uống khoa học thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không thể thiếu được thành phần quan trọng này. Lượng calo từ carbohydrate trung bình mà một người lớn nên hấp thụ là khoảng 45-65%.
Vitamin
Vitamin có tác dụng hỗ trợ những phản ứng hóa học đang diễn ra ở trong cơ thể. Mỗi một loại vitamin khác nhau sẽ có chức năng khác nhau. Cụ thể là vitamin D giúp xương và răng chắc khỏe, vitamin C duy trì làn da khỏe mạnh, vitamin A cải thiện thị giác. Chúng ta có thể bổ sung vitamin cho cơ thể thông qua những loại hoa quả và rau tươi hoặc cũng có thể là thuốc bổ sung vitamin.
Chất xơ
Chất xơ cũng chính là một loại carbohydrate trong các loại rau củ quả. Cơ thể của chúng ta sẽ không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ được chất xơ nhưng chất xơ có thể hỗ trợ cho hệ thống của cơ thể có thể duy trì được hoạt động một cách bình thường và giải nguy cơ mắc phải những căn bệnh mãn tính. Chính vì thế, hãy lưu ý bổ sung đầy đủ chất xơ mỗi ngày nhé!
Chất béo
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chất béo cũng chính là một thành phần rất quan trọng. Chất béo chiếm khoảng 25-35% lượng calo mà cơ thể chúng ta hấp thụ mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng chất béo bão hòa chỉ nên chiếm dưới 10% lượng chất béo mà bạn dung nạp vào cơ thể để tránh gây ra những ảnh hưởng đối với sức khỏe. Những chất béo lành mạnh mà chúng ta nên hấp thụ chính là những chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa đơn từ những loại quả hạch, các loại dầu thực vật, dầu ô-liu và cá.
Những chất béo lành mạnh có thể hạn chế được nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch
Khoáng chất
Khoáng chất trong cơ thể có vai trò rất quan trọng và cần phải được bổ sung đầy đủ mỗi ngày thông qua những loại thực phẩm vì cơ thể của chúng ta sẽ không thể tự sản sinh ra khoáng chất. Những chất khoáng có vai trò thiết yếu đối với quá trình vận hành của cơ thể như: canxi, kali hay sắt. Những chất khoáng vi lượng khác như: kẽm, selen và đồng cũng cần phải cung cấp 1 lượng nhỏ để cơ thể có thể duy trì được tình trạng sức khỏe tốt nhất.
Nước
Nước chiếm khoảng 55-65% trọng lượng cơ thể của chúng ta. Chúng ta cần phải cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày vì đây chính là một thành phần vô cùng quan trọng và thiết yếu. Nước có thể giúp cho cơ thể được giữ ấm, đồng thời giúp cho những cơ quan ở trong cơ thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. Cơ thể của chúng ta không có khả năng dự trữ lượng nước cần thiết nên cần phải bổ sung nước liên tục mỗi ngày.
Protein
Protein chính là chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành, duy trì hoạt động và sự phục hồi của các mô tế bào của cơ thể như da, cơ, nội tạng. . Trong số 22 loại protein quan trọng thì cơ thể của chúng ta sẽ có thể tự sản sinh ra được 14 loại. 8 loại protein còn lại chính là những axit amin thiết yếu và cơ thể cần phải được hấp thụ thông qua đồ ăn hàng ngày. Thịt,thịt gia cầm,cá, trứng và phô mai chính là một nguồn axit amin dồi dào.
Trên đây chính là những thông tin mà các bạn cần phải nắm được khi xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp cho các bạn duy trì được một tình trạng sức khỏe tốt nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.