Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những nguyên tắc cơ bản sơ cứu khi bị bỏng

Cập nhật: 25/10/2019 14:55 | Người đăng: Lường Toán

Bỏng chính là một tình trạng rất phổ biến và bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể gặp phải tình trạng này khi sơ xuất. Tùy thuộc vào mức độ của vết bỏng mà sẽ có cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp sơ cứu khi bị bỏng đều cần phải tuân theo những nguyên nguyên tắc cơ bản.


Khi bị bỏng, da chính là bộ phận đầu tiên trên cơ thể phải chịu sự tác động

Nguyên nhân gây bỏng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho bạn bị bỏng. Các nguyên nhân gây bỏng thường được chia ra là 4 nhóm chính sau đây:

Bỏng do nhiệt độ:

  • Bỏng ướt: bỏng nóng do thức ăn, bỏng hơi nước, bỏng nước sôi, do bỏng dầu mỡ.
  • Bỏng khô: bỏng tia lửa điện, bỏng bô xe máy, bỏng kim loại, bỏng lửa.

Bỏng do hóa chất

  • Bỏng do bazơ: Ca(OH)2, NaOH, KOH. Trong số đó, vôi đang tôi chính là một dạng bỏng vừa do sức nhiệt vừa do độ bazơ.
  • Bỏng do axit: Những loại axit có thể gây bỏng như: axit nitric (HNO3), axit sunfuric (H2SO4), axit clohydric (HCL),...

Khi bị bỏng, da chính là bộ phận đầu tiên trên cơ thể phải chịu sự tác động. Da của chúng ta vốn dĩ rất nhạy cảm và mỏng manh. Chính vì thế, da rất dễ dàng bị tổn thưng bởi những tác nhân bên ngoài. Khi bị bỏng sẽ gây ra ảnh hưởng đối với lớp da, có thể là lớp cơ, xương và mạch máu ở bên trong khiến cho những vùng tổn thương bị rối loạn chức năng, thay đổi cấu trúc và thậm chí có thể nghiêm trọng hơn là bị tàn phế suốt đời hoặc tử vong.

Những nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu người bị bỏng

Khi bị bỏng, nếu như không được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể sẽ khiến cho người bệnh gặp phải những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe và để lại hậu quả quả đáng tiếc sau này. Chính vì thế, dù bị bỏng nhẹ hoặc bỏng nặng đều cần phải thực hiện sơ cứu. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bị bỏng mà không được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách nên để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.

Nguyên tắc chung khi sơ cứu ban đầu cho tất cả các trường hợp bị bỏng chính là tách nạn nhân khỏi nguồn gây ra bỏng sau đó nhanh chóng xả nước trực tiếp vào vùng bị bỏng, hãy xả nước liên tục trong khoảng từ 15 đến 20 phút để làm giảm nhiệt độ ở trên vùng da bị bỏng và cách làm này cũng có thể làm giảm độ sâu của vết bỏng. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên sử dụng nước đá mà chỉ nên sử dụng những loại nước lạnh thông thường. Để giúp cho vết bỏng bớt đau hơn có thể sử dụng băng gạc hoặc khăn bông thấm nước và đắp lên trên vết bỏng.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng vết bỏng mà các bạn có thể tự mua thuốc bỏng để bôi, nếu nhưng nặng hơn thì hãy nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị. Nếu như vết bỏng xuất hiện những bọng nước thì tuyệt đối không nên chọc vỡ chúng.

Ngoài những nguyên tắc chung khi sơ cứu cho người bị bỏng, mỗi nguyên nhân gây bỏng cũng sẽ có một nguyên tắc sơ cứu khác nhau:

  • Bỏng điện: Việc đầu tiên chính là ngắt nguồn điện hoặc đưa bệnh nhân ra khỏi nguồn điện gây bỏng. Nếu như thấy tim bị ngừng đập hãy thực hiện hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bằng phương pháp ấn ngực ngay tại chỗ rồi sau đó mới đưa nạn nhân đi cấp cứu.
  • Bỏng hóa chất: Nhanh chóng cởi bỏ quần áo của nạn nhân và rửa sạch vết bỏng để có thể làm loãng nồng độ hóa chất ở trên da. Nếu như nạn nhân bị bỏng do axit hãy rửa vết thương bằng nước sạch có pha thêm bicarbonat. Nếu như bị bỏng do kiềm thì có thể pha thêm giấm hoặc nước cốt chanh vào nước. Trường hợp bệnh nhân bị bỏng mắt do hóa chất thì chỉ được rửa bằng nước sạch và ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút sau đó sử dụng một mảnh vải mỏng để băng mắt lại  và đưa bệnh nhân tới trung tâm y tế gần nhất.
  • Bỏng do lửa: Khi quần áo của nạn nhân vẫn đang cháy thì hãy lấy khăn trùm lên hoặc dội nước để dập tắt lửa. Đối với những trường hợp bị bỏng nặng tuyệt đối không nên cởi bỏ quần áo đã bị dính vào vết bỏng vì có thể khiến cho vùng da bị tổn thương bị lột ra gây ra tình trạng đau đớn và làm tăng mức độ nghiêm trọng của vết thương. Hãy sử dụng băng gạc hoặc mảnh vải mỏng sạch để che vết bỏng tránh cho vết bỏng bị nhiễm trùng và sau đó hãy nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện để được điều trị.


Không nên chọc vỡ những bọng nước để tránh gây ra nhiễm trùng

Những điều không nên làm khi sơ cứu người bị bỏng

Khi thực hiện sơ cứu cho những người bị bỏng, tuyệt đối không được làm tất cả những điều sau đây:

  • Tuyệt đối không nên áp dụng những phản ứng hóa học như: vắt nước củ ráy hoặc củ chuối, bôi nước mắm lên trên vết bỏng. Điều này sẽ có thể khiến cho vết bỏng bị nhiễm trùng và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
  • Không được ngâm vết bỏng vào nước đá: Vùng da bị bỏng khi bị ngâm vào nước lạnh sẽ khiến cho thân nhiệt bị hạ xuống làm cho mạch máu bị co lại, tình trạng vết bỏng sẽ trầm trọng hơn. Đây chính là một sai lầm rất phổ biến mà nhiều người mắc phải. 
  • Không được bôi kem đánh răng lên trên vùng da bị bỏng: Kem đánh răng sẽ không có tác dụng làm giảm vết bỏng giống như những gì mà mọi người thường nghĩ. Trong kem đánh răng có chứa một chất kiềm nhẹ, nếu như bôi lên trên vùng da bị bỏng sẽ khiến cho bạn cảm thấy đau đớn hơn. Chỉ nên sử dụng kem đánh răng đối với những vết bỏng do axit gây ra để có thể trung hòa được lượng axit còn dư lại ở trên da sau đó rửa lại thật sạch với nước. 
  • Tuyệt đối không được chọc vỡ những bọng nước vì sẽ khiến cho nạn nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập rất cao. 

Trên đây chính là những nguyên tắc cơ bản mà các bạn cần phải nắm được khi thực hiện sơ cứu cho những người bị bỏng. Hãy chắc chắn rằng những điều mình làm không khiến cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990