Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bênh viêm cơ tim là gì? Có nguy hiểm hay không?

Cập nhật: 24/10/2019 11:48 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh viêm cơ tim là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm về tim. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các tế bào cơ tim bị tổn thương dẫn đến hiện tượng viêm và hoại tử cơ tim. Vậy bệnh viêm cơ tim là gì? Có nguy hiểm không? Ban tư vấn Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cung cấp thông tin giải đáp những vấn đề này trong bài viết sau đây.


Bệnh viêm cơ tim chính là tình trạng cơ tim bị viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính

Bệnh viêm cơ tim là gì?

Bệnh viêm cơ tim chính là tình trạng cơ tim bị viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính. Các tế bào cơ tim sẽ bị viêm và dẫn đến hiện tượng bị hoại tử. Khi mắc bệnh viêm cơ tim, người bệnh sẽ có thể gặp phải nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Có thể là sẽ cảm thấy những cơn đau ngực, khó thở ở mức độ vừa phải, khi bị sốc tim sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Bệnh viêm cơ tim cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim giãn với suy tim mạn tính.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cơ tim trong giai đoạn đầu thường ở thể nhẹ và người bệnh rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác nên rất dễ bỏ qua.

Đối với những trường hợp bị viêm cơ tim do viêm nhiễm thì người bệnh thường bị sốt cao, có thể hơn 41 độ C, đau khớp, đau cơ, tim đập nhanh, mệt mỏi, tim đập yếu, hạ huyết áp, khó thở, đau tức ngực…

Bệnh viêm cơ tim tiến triển nhanh hay chậm sẽ phục thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh cùng với mức độ ảnh hưởng đối với cơ tim. Nếu như không được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ có thể bị tử vong nhanh chóng trong khoảng 24-48 giờ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ tim

Tùy theo từng nguyên nhân gây ra bệnh viêm cơ tim mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau và mức độ ảnh hưởng đối với tình trạng sức khỏe cũng sẽ khác nhau. Cụ thể một số nguyên nhân có thể gây bệnh viêm cơ tim là: Vi rút, vi khuẩn, nấm, xoắn khuẩn, tia xạ, một số loại thuốc và hóa chất. 

Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân gây bệnh không phổ biến khác như: Do ảnh hưởng sau sinh, do các tế bào khổng lồ, do bia rượu… thậm chí cũng có những trường hợp bị viêm cơ tim mà không rõ nguyên nhân.

Các chuyên gia đã xác định được rằng nguyên nhân gây bệnh viêm cơ tim thường gặp nhất chính là do các siêu vi Enterovirus (70 serotypes): Coxsackie A4; A16; B1-5. Số trường hợp mắc bệnh do những siêu vị này chiếm tới 50%. Một người khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với những siêu vi này ở trong dịch mũi, mô tim, họng, phân của người bệnh giai đoạn cấp tính.

Bệnh viêm cơ tim có thể tăng nhạy cảm hoặc thứ phát sau phản ứng thuốc. Mức độ triệu chứng của bệnh sẽ tiến triển rất nhanh từ không có đến mức độ nhẹ và sau đó đến mức độ nặng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Tỷ lệ tử vong của những trường hợp viêm cơ tim nặng rất cao khi nguyên nhân gây bệnh là do do virus, bạch hầu ở trẻ em, viêm cơ tim kèm theo tình trạng suy tim, tắc mạch, rối loạn nhịp tim và blốc các loại.

Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không?

Bệnh viêm cơ tim thường gặp ở những người trẻ trong độ tuổi từ 20 đến 40. Chúng ta có thể mắc bệnh viêm cơ tim ở các thời điểm trong năm nhưng thường gặp nhất chính là khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa mưa.

Bệnh viêm cơ tim thường có diễn biến đột ngột, rất phức tạp và nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Chúng ta sẽ rất khó phát hiện bệnh ở trong giai đoạn đầu nếu như không nắm rõ kiến thức về bệnh viêm cơ tim vì hầu hết các trường hợp đều không xuất hiện những triệu chứng lâm sàng điển hình. 

Chỉ trong khoảng vài ngày, bệnh viêm cơ tim có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: suy tim, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, viêm phổi… Chính vì thế, khi thấy cơ thể bị sốt kèm theo những biểu hiện khác thường như tim đập nhanh, khó thở, tức ngực thì hãy nhanh chóng đến trung tâm y tế.

Đối với những trường hợp bị viêm cơ tim nghiêm trọng có thể sẽ khiến cho cơ tim bị hỏng vĩnh viễn. Những trường hợp này có thể gặp tình trạng sau đây:

  • Ngất, đột tử
  • Rối loạn nhịp tim: nhịp nhan, block dẫn truyền, ngoại tâm thu…
  • Trong tim hình thành những cục máu đông, khi những cục máu đông này di chuyển có thể gây ra tình trạng tắc mạch khiến người bệnh bị nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não…
  • Đối với những trường hợp nặng có thể sẽ bị ảnh hưởng đến tính mạng do bị suy tim. Để đảm bảo được sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh sẽ cần phải sử dụng tim nhân tạo hoặc phẫu thuật cấy ghép tim.
  • Tiên lượng lâu dài, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim giãn nở.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cơ tim

  • Tiếng tim đập bị mờ, đầu tiên sẽ thấy mờ tiếng thứ nhất và sau đó sẽ mờ cả tiếng thứ 2. Đây chính là triệu chứng sớm của bệnh và có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán.
  • Mạch yếu, tim đập nhanh, hạ huyết áp.
  • Cảm thấy những cơn đau tức ngực, hồi hộp trống ngực.
  • Cảm thấy khó thở khi gắng sức và thậm chí là cả khi đang nghỉ ngơi.
  • Đôi khi cảm thấy có tiếng ngựa phi, do buồng thất trái bị giãn gây ra tình trạng hở van 2 lá cơ năng nên sẽ thấy tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim.

Đối với những trường hợp nhẹ thường không xuất hiện những triệu chứng nên sẽ nhầm với những căn bệnh khác và không nghĩ rằng tim đã bị ảnh hưởng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ cấp tính hay mãn tính của tính trạng bị viêm nhiễm vi rút.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh khi bị viêm cơ tim là sốt, suy hô hấp, suy tim nặng, da tím tái, mạch yếu, tiếng tim nghe xa xăm, hở van hai lá do vòng van đã bị giãn ra, nhịp nhanh, nhiễm toan, nhịp ngựa phi và sốc. Một số trường hợp có biểu hiện kèm theo là nổi ban, viêm màng não nước trong, viêm gan do vi rút.

Tỷ lệ trẻ bị tử vong trong khoảng từ 1 cho đến 7 ngày kể từ khi bắt đầu phát bệnh nếu như trẻ bị viêm cơ tim ở thể tối cấp. Khi chụp X-quang lồng ngực sẽ dễ dàng thấy được tim bị to một cách bất thường, phù phổi. Đôi khi biểu hiện đầu tiên của bệnh là rối loạn nhịp, nếu xuất hiện những triệu chứng như sốt, tim to sẽ là dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim cấp.

Đối với những lớn hơn có thể xuất hiện triệu chứng suy tim xung huyết cấp nhưng tình trạng thường gặp phổ biến nhất chính là nhịp nhanh thất xảy ra đột ngột hoặc suy tim có tiến triển từ từ. Những trường hợp này đã qua tình trạng nhiễm vi rút cấp tính và có những biểu hiện của bệnh cơ tim giãn.


Bệnh viêm cơ tim thường có diễn biến đột ngột, rất phức tạp và nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao

Cách điều trị bệnh viêm cơ tim

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh và các bác sĩ sẽ được ra những phác đồ điều trị bệnh viêm cơ tim khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn chính là cần phải phát hiện kịp thời và điều trị sớm để không làm cho nhịp tim bị rối loạn, suy tim vì bệnh viêm cơ tim có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.

Điều trị triệu chứng

Những trường hợp bị viêm cơ tim do thấp tim, bạch hầu cần phải bất động tuyệt đối để tránh tai biến xảy ra và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. 

  • Giảm ăn muối
  • Tăng cường nghỉ ngơi
  • Điều trị rối loạn nhịp tim
  • Thở oxy ngắt quãng

Điều trị suy tim bằng thuốc

  • Thuốc cường tim: có thể sử dụng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Thuốc lợi tiểu: Có thể sử dụng viên uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
  • Bồi phụ đủ kali: sử dụng viên uống
  • Dự phòng tắc mạch: nên dùng đối với những trường hợp xuất hiện cục máu đông ở tim.

Điều trị nguyên nhân

Tùy thuộc từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Cụ thể các điều trị bệnh viêm cơ tim theo từng nguyên nhân gây bệnh như sau:

Viêm cơ tim do thấp:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin để tiêm bắp trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.
  • Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày trong khoảng từ 10-15 ngày sau đó giảm dần liều lượng. Liều lượng duy trì khoảng 5-10 mg/ngày trong khoảng từ 6 cho đến 8 tuần.
  • Uống Aspirin pH8 0,5 g x 2-4g/ngày trong khoảng từ 6-8 tuần, nên uống thuốc lúc no để có được hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng Bezathine penicillin 1,2 triệu đơn vị để tiêm bắp thịt để phòng thấp tim tái phát. Khoảng 28 ngày sẽ tiêm một mũi.
  • Đối với những trường hợp bị dị ứng với Penicillin thì có thể thay thế bằng Erythromycin 1,5-2 g/24h.

Viêm cơ tim do bạch hầu:

  • Sử dụng thuốc chống độc tố bạch hầu trong thời gian càng sớm càng tốt.
  • Điều trị suy tim.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Nếu có blốc nhĩ thất cấp III thì đặt máy tạo nhịp tạm thời.
  • Không được sử dụng Corticoid.

Viêm cơ tim do bệnh Lyme:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao như Tetracyclin 1g/ngày chia 4 lần hoặc Penicillin 20 triệu đơn vị/ngày.
  • Khi có blốc nhĩ-thất cấp II, III cần phải tạo nhịp tim tạm thời.

Tất cả những phương pháp điều trị bệnh viêm cơ tim đều cần phải được thực hiện theo đúng chỉ định và cần phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Để phòng tránh bệnh viêm cơ tim, các bạn không được mất cảnh giác với một số căn bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút thông thường. Nếu như thấy xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào của bệnh cần phải nhanh chóng đế cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh viêm cơ tim.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời...
Xem thêm >>



0899 955 990