Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những điều cần lưu ý về bệnh tiểu đường tuýp 1

Cập nhật: 25/10/2019 14:59 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không? Đây chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu trong thời gian gần đây. Chúng ta sẽ cùng tìm lời giải đáp chính xác nhất cho vấn đề này thông qua bài viết sau đây.


Bệnh tiểu đường hay còn thường được gọi là bệnh đái tháo đường

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn thường được gọi là bệnh đái tháo đường. Đây chính là một loại bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính của cơ thể. Cơ thể của những người bị mắc bệnh tiểu đường sẽ không thể sử dụng được glucose do không sử dụng được insulin hoặc bị thiếu hụt lượng insulin hoặc cũng có thể là do cả 2 trường hợp.

Đối với những người bình thường, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ những thành phần protein, lipid, glucose. Trong đó, nguồn năng lượng chính giúp cho các tế bào cơ, tế bào não… hoạt động một cách bình thường chính là từ glucose. Nếu như cơ thể muốn sử dụng được glucose thì sẽ cần phải có insulin. Lượng insulin trong cơ thể là một loại hormone do tuyến tụy nội tiết sản xuất ra. Vai trò của insulin chính là giúp cho lượng đường ở trong máu có thể di chuyển vào các tế bào sau đó chuyển hóa và tạo ra năng lượng cho các hoạt động.

Trước đây, bệnh tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Trong cơ thể của người bệnh có sự phá hủy những tế bào tiết insulin dẫn tình trạng cơ thể bị thiếu hụt insulin và cần phải đưa nguồn insulin từ bên ngoài vào trong cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh Tiểu đường tuýp 1

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1. Bình thường, các tế bào miễn dịch của cơ thể sẽ chỉ chống lại những tác nhân gây hai. Nhưng vì một lý do nào đó mà các tết bào miễn dịch lại phá hủy những tế bào tiết ra insulin. Hiện nay các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Khi cơ thể của chúng ta bị thiếu hụt insulin sẽ khiến cho hàm lượng đường ở trong máu không được vận chuyển tới các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Chính vì thế, đường sẽ theo máu và cơ thể sẽ đào thải lượng đường dư thừa ở trong máu thông qua quá trình bài tiết nước tiểu. 

Các nhà khoa học đã xác định được rằng bệnh tiểu có liên quan đến sự phơi nhiễm đối với vi rút và cũng có yếu tố liên quan tới di truyền nhưng không phải bố mẹ mắc bệnh tiểu đường là con cái cũng sẽ bị mắc bệnh tiểu đường.

Cụ thể những yếu tố chủ yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như sau:

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình xác định những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cao. Bố mẹ có thể di truyền bệnh tiểu đường cho con cái của mình. Gen sẽ tái tạo lượng protein cần thiết cho sự hoạt động của những tế bào ở trong cơ thể. Một vài nhóm gen hoặc một số biến thể gen khi tương tác cùng với nhau có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch hầu của hệ thống miễn dịch sẽ tấn công và tiêu diệt những tế bào beta khiến cho tuyến tụy bị suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất ra lượng insulin cần thiết đối với cơ thể.
  • Do tác động của môi trường bên ngoài: những loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày, các loại vi rút, vi khuẩn hoặc những độc tố cũng có thể phá hủy những tế bào beta ở tuyến tụy.

Triệu chứng bệnh Tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường khởi phát rất nhanh và có biểu hiện rất rõ ràng về các triệu chứng của bệnh. Cụ thể những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

  • Ăn nhiều, uống nước nhiều hơn so với bình thường
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Ăn ngon miệng nhưng vẫn bị giảm cân
  • Da bị khô và cảm thấy ngứa ngáy
  • Suy giảm thị lực
  • Vết thương hở lâu lành hơn
  • Thường cảm thấy đói và mệt mỏi
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và ói mửa
  • Cảm giác ở bàn chân bị giảm và thường xuất hiện cảm giác bị châm chích

Biến chứng cấp tính

Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể sẽ xuất hiện những biến chứng cấp tính như:

  • Rối loạn ý thức (lơ mơ, ngủ gà, hôn mê)
  • Tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước)
  • Mạch nhanh
  • Chuột rút
  • Da bị khô
  • Khát nước
  • Mệt mỏi
  • Thở nhanh
  • Buồn nôn
  • Hơi thở có mùi táo thối

Tất cả những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường tuýp 1 đều cần phải thực hiện điều trị cấp cứu để không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Biến chứng mạn tính

  • Suy giảm thị lực do bị bị đục thể tinh thể hoặc biến chứng ở võng mạc
  • Tê bì dị cảm ở bàn chân (biến chứng thần kinh)
  • Đau ngực thường không điển hình (do biến chứng mạch vành)
  • Khó tiêu, đầy bụng, khó nuốt do biến chứng thần kinh tự động gây tê liệt thực quản, dạ dày.
  • Loét, nhiễm trùng bàn chân


Bệnh tiểu đường tuýp 1 vô cùng nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 vô cùng nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phải sống chung với căn bệnh này suốt đời và cần phải tiêm insulin mỗi ngày.

Những người bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe như: suy thận phải chạy thận nhân tạo suốt đời, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, loét bàn chân, tê bì chân tay, suy giảm thị lực.

Những người bị mắc bệnh tiểu đường cấp 1 sẽ không chỉ gặp phải những cơn đau đớn khó chịu do cơ thể đang bị tàn phá mà kinh phí điều trị bệnh chính là một vấn đề nan giải không có hồi kết.

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ cần phải thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và vô cùng khắt khe để tránh cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mà chúng ta không thể lường trước được.

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp phòng tránh bệnh tiểu đường tuýp 1. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu để tìm ra phương pháp ngăn chặn bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển ở những người mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Phương pháp chẩn đoán bệnh Tiểu đường tuýp 1

Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ:

  • Lượng đường trong máu lớn hơn 11,1 mmol/l và kèm theo những triệu chứng của tình trạng tăng đường huyết như: uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều, giảm cân.
  • Lượng đường trong máu khi nhịn ăn trong khoảng từ 8 cho đến 14 tiếng lớn hơn 7 mmol/l.
  • Lượng đường trong máu sau khoảng 2 giờ uống 75g glucose lớn hơn 11,1 mmol/l.
  • HbA1C lớn hơn 6.5%

Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng có thể được chẩn đoán bởi những phương pháp sau đây:

  • Điện tâm đồ để tìm ra những dấu hiệu của bệnh mạch vành
  • Soi đáy mắt, kiểm tra tổn thương ở võng mạc
  • Hãy nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường tuýp 1 khi: độ tuổi khởi phát lớn hơn 30 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, triệu chứng rầm rộ, mắc một số căn bệnh tự nhiễm khác. Định lượng insulin ở trong máu thấp hoặc có thể là bằng 0.
  • Thực hiện một số xét nghiệm khác như: LDL-C, HDL-C, Cholesterol, xét nghiệm nước tiểu 24h, tổng phân tích nước tiểu tìm protein niệu.

Cách điều trị bệnh Tiểu đường tuýp 1

  • Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học với hàm lượng tất cả các chất vừa đủ với những hoạt động của cơ thể.
  • Thường xuyên tập thể dục, tốt nhất nên tập thể dục 5 ngày mỗi tuần và mỗi ngày tập khoảng 30 phút.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường kiểm soát lượng đường trong máu chủ yếu bằng cách sử dụng insulin ngoại sinh.
  • Kiểm soát huyết áp: Khi xuất hiện những biến chứng tại thận nên ưu tiên ức chế thụ/ức chế men chuyển.

Những thực phẩm người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên sử dụng

Việc ăn uống đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân. Vậy những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và không làm bệnh trầm trọng hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, điều trị bệnh là cả một quá trình dài và người bệnh cần phải có sự quyết tâm và kiên trì. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, người bệnh cũng cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học kết hợp cùng với luyện tập mỗi ngày để có thể kiểm soát được lượng đường huyết và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Nếu như trong quá trình điều trị, người bệnh vẫn ăn uống một cách vô tội vạ và lười vận động thì tất cả những phương pháp điều trị đều trở nên vô dụng.

Tất cả những thứ mà chúng ta ăn vào đều có liên quan tới lượng đường trong máu. Có những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ sự ổn định của đường huyết, đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nhưng cũng có những thực phẩm khiến cho bệnh khó kiểm soát và gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn.

Chất bột đường

Chất bột đường chính là một thành phần có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong khẩu phần ăn của những người bị mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng chính là nguồn năng lượng chính cho những hoạt động của cơ thể. 

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải hạn chế ăn tinh bột từ những loại thực phẩm như: cơm gạo trắng, bún, phở… vì chúng sẽ chuyển hóa thành một lượng glucose rất lớn là cho lượng đường huyết tăng lên nhanh chóng. Các bạn nên ưu tiên sử dụng một số loại ngũ cốc như: lúa mạch, gạo lứt, đậu nành, bột yến mạch, khoai lang…

Chất đạm

Chất đạm có trong thịt nạc, hải sản, trứng, cá, các loại đậu cũng là một trong những thành phần không thể thiếu. Chúng có tác dụng rất tốt trong việc duy trì sức khỏe và thể trạng của người bệnh.

Rong tảo

Hầu hết  tất cả các loại rong biển đều có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của những người bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Đặc biệt là các loại arame, tóc tiên, phổ tai. Hãy bổ sung các món ăn làm từ rong biển vào khẩu phần ăn uống khoảng 2-3 lần mỗi tuần kết hợp cùng với những loại rau củ nhé!

Chất béo

Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì người bệnh cần phải tuyệt đối tránh xa những loại dầu mỡ động vật. Tốt nhất người bệnh nên sử dụng những loại chất béo không bão hòa có trong hạnh nhân, bơ, dầu oliu và chúng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, các bạn cũng nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình một số loại cá như cá thu, các ngừ, cá hồi. Đây chính là những thực phẩm giàu omega – 3, không chỉ có tác dụng rất tốt đối với hệ tim mạch mà còn có hỗ trợ rất lớn đối với quá trình ngăn chặn những biến chứng ở mạch máu của người bị bệnh tiểu đường.

Uống nước

Nên uống những loại nước ngọt được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên như rau củ, ngũ cốc và chỉ nên dùng vài lần mỗi tuần để có thể giảm bớt những cơn thèm ngọt. 

Tốt nhất nên uống các loại trà từ quả khổ qua rừng, dây thìa canh, trà gạo rang hay ngũ cốc rang. Hạn chế uống các loại nước sinh tố, các loại nước khoáng và nước giải khát.

Chất xơ

Tác dụng của chất xơ chính là hạn chế sự hấp thụ đường ở ruột non nên sẽ hạn chế được tình trạng đường huyết bị tăng đột ngột. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung vào những bữa ăn hàng ngày của mình nhiều chất xơ.

Các loại thực phẩm chứa một nguồn chất xơ dồi dào mà người bệnh nên ăn là: cả xoong, cái bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, rau xà lách… hoặc có thể thay thế bằng những loại củ như: khoai lang, nấm, cà rốt…

Vitamin và khoáng chất thiết yếu

Tuy cơ thể chúng ta sẽ không cần quá nhiều Vitamin và khoáng chất mỗi ngày nhưng cũng không thể nào bỏ qua vì chúng là những chất dinh dưỡng rất quan trọng. 

Người bệnh nên ăn nhiều các loại hoa quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất như hạnh nhân, ổi, đào, cà rốt hoặc lòng đỏ trứng, gan cá, cải xoong. Một số loại trái cây có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao như: cam, bưởi, chanh giúp làm chậm khả năng hấp thụ đường của cơ thể sau khi ăn uống.

Muối

Đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nên hạn chế ăn mặn. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên ăn ít hơn 6g muối.

Đây chính là những loại thức ăn mà người bệnh tuýp 1 nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Các bạn có thể lựa chọn những loại thực phẩm mình yêu thích để chế biến thành những món ăn thơm ngon mỗi ngày.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thể nắm thêm được những kiến thức hữu ích về bệnh tiểu đường để chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Nguồn: cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990