Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc bổ sung sắt an toàn, hiệu quả 

Cập nhật: 24/10/2019 12:31 | Người đăng: Lường Toán

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ cần phải bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt. Tuy nhiên, có thể chế độ ăn uống hàng ngày sẽ không thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế, các mẹ cần phải sử dụng thuốc để bổ sung sắt. Vậy nên sử dụng thuốc bổ sung sắt như thế nào để an toàn, hiệu quả? Hãy theo dõi hướng dẫn trong bài viết sau đây của chúng tôi. 


Phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ cần phải bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt

Tình trạng thiếu máu của phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Cũng giống như những người bình thường, để xác định phụ nữ mang thai có bị thiếu máu không không cần phải thực hiện xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Nếu như phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nồng độ Hb dưới 11g/dl thì sẽ được chẩn đoán là thiếu máu.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai bị thiếu máu nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do thiếu sắt. Do cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết nên không thể tạo đủ lượng hemoglobin, đây là một thành phần có bản chất là protein. Các hemoglobin có vai trò đảm nhiệm chức năng chủ yếu của những tế bào hồng cầu.

Những phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản chính là những đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu rất cao. Khi mang thai, nhu cầu về lượng sắt đối với cơ thể còn tăng lên gấp nhiều lần để có thể cung cấp cho sự phát triển của bào thai. Chính vì thế, tình trạng thiếu máu càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với những trường hợp bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai hoặc những người có một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không được nghỉ ngơi một cách hợp lý thì nguy cơ bị thiếu máu sẽ cao hơn rất nhiều.

Thiếu máu sẽ gây ra ảnh hưởng như thế nào đối với phụ nữ có thai?

Hemoglobin có vai trò mang oxy theo dòng máu để cung cấp cho quá trình chuyển hóa, tái tạo lại năng lượng ở từng tế bào trong cơ thể, đặc biệt là đối với những cơ quan quan trọng như tim và não.

Đối với những người bình thường, tình trạng thiếu máu sẽ có thể khiến cho người bệnh bị suy nhược, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung và giảm khả năng gắng sức. Nếu như để tình trạng bị thiếu máu trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ khiến cho cơ thể bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng tái đi tái lại hoặc mắc một số loại bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, khi phụ nữ mang thai bị thiếu máu sẽ không chỉ gây ra ảnh hưởng xấu đối với cơ thể của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Đối với phụ nữ mang thai, tam cá nguyệt đầu thai sẽ rất dễ bị sảy thai và trong tam cá nguyệt cuối thai sẽ rất dễ bị thai lưu hoặc vỡ ối sớm, nhau bong non, sinh non. Đồng thời, trong giai đoạn mang thai, cơ thể của người mẹ cũng sẽ phải đối diện với nguy cơ bị tăng huyết áp thai kỳ, ối vỡ sớm, nhiễm trùng ối, tiền sản giật – sản giật. Trong giai đoạn chuyển dạ rất dễ bị chuyển dạ kéo dài, nhiễm trùng hậu sản hoặc băng huyết sau sinh. Khi trẻ chào đời, có thể sẽ gặp phải tình trạng bị thiếu sữa và rất dã suy kiệt cơ thể.

Đối với thai nhi, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng suy thai. Khi trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, vàng da sau sinh, sinh thiếu tháng, thời gian điều dưỡng nhi thường phải kéo dài. Không những thế, đối với những bà mẹ bị thiếu máu trong quá trình mang thai sẽ khiến cho thai nhi có nguy cơ mắc một số căn bệnh về tim mạch cao hơn so với những đứa trẻ khác.

Chính vì thế, duy trì được lượng hemoglobin ở trong một giới hạn sinh lý của cơ thể là điều rất quan trọng không chỉ đối với phụ nữ có thai mà còn đối với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ được xem là một trong những trường hợp thai kỳ nguy cơ cao.


Một trong những điều mà các bà bầu đều quan tâm tới chính là chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể

Cách điều trị tình trạng thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ mang thai

Một trong những điều mà các bà bầu đều quan tâm tới chính là chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo rằng, phụ nữ mang thai nên tập trung nhiều vào những loại thực phẩm có chứa nhiều chất sắt. 

Những loại thực phẩm giàu sắt chính là những loại thực phẩm có màu xanh đậm hoặc đỏ đậm như:

  • Các loại cá béo
  • Động vật thân mềm: sò, ốc, trai
  • Thịt đỏ: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu… thịt càng có màu đỏ sẫm thì càng chứa nhiều sắt.
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Gan động vật
  • Rau cải xanh, cải xoong, tần ô, mồng tơi…

Cơ thể sẽ hấp thụ sắt tốt hơn nếu như sử dụng những loại thực phẩm giàu sắt kết hợp cùng với những loại trái cây giàu vitamin C sau mỗi bữa ăn. Những loại trái cây giàu vitamin C mà các  bà bầu nên ăn như: ổi, cam, dâu, cà chua, quýt, bưởi, kiwi, đu đủ, sơ ri… Không nên uống nước ép mà nên ăn cả trái vì trong các loại trái cây này còn cung cấp một lượng lớn chất xơ giúp phòng tránh được tình trạng táo bón và dễ dàng đi đại tiện hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp phụ nữ mang thai đều có thể tiêu thụ được hết một bữa ăn giống như khuyến cáo của bác sĩ do có những trường hợp bị ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu nên sẽ dễ bị nôn ói hoặc bị đầy bụng và ăn nhanh no do thai đã to và chèn ép lên dạ dày trong tam cá nguyệt cuối. Chính vì thế, bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày sẽ cần phải có một số biện pháp kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt hoặc thiếu chất dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình mang thai. Các bà bầu hãy chủ động sử dụng những viên uống tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc bổ sung sắt an toàn, hiệu quả 

Ngay từ khi biết bình đã mang thai, các bạn nên bắt đầu việc bổ sung sắt cho cơ thể đều đặn mỗi ngày và cũng nên sử dụng duy trì đến khi sau sinh khoảng 1 tháng vì trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị thiếu sắt, thiếu máu rất cao nếu như nguồn sữa của mẹ không đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cần thiết.

Để cơ thể có thể hấp thụ được các loại thuốc bổ sung sắt cùng với những loại vitamin tổng hợp một cách trọn vẹn nhất, đồng thời giảm được những tác dụng phụ gây ra tình trạng khó chịu thì các bạn cần phải biết cách sử dụng thuốc đúng. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các bà bầu nên uống khoảng 27mg sắt mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai. Hiện nay, trên thị trường có 3 loại thuốc bổ sung sắt được sử dụng rất phổ biến là sắt gluconate, sắt fumarat và sắt sulfate. Tất cả những loại thuốc bổ sung sắt này đều có chứa hàm lượng sắt nguyên tố phù hợp với lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày ở trong 1 viên uống.

Tuy nhiên, các bà bầu thường ưu tiên lựa chọn sắt gluconate và sắt fumarat vì đây là một dạng sắt hữu cơ nên cơ thể sẽ dễ hấp thụ hơn so với sắt vô cơ là sulfate. Ngoài ra, bên cạnh việc bổ sung sắt, các bạn cũng nên lựa chọn những viên uống có kết hợp cùng với acid folic để có thể phòng tránh được nguy cơ mắc các dị tật ở ống thần kinh cho thai nhi do bị thiếu hụt acid folic như cột sống chẻ đôi hoặc tật vô sọ.

Khi nồng độ pH trong dạ dày ở mức thấp sẽ hấp thụ sắt tốt hơn. Chính vì thế, nên uống sắt vào buổi sáng khi mới thức dậy. Đây được cho là thời điểm lý tưởng nhất ở trong ngay để uống bổ sung sắt. 

Tuy nhiên, có một số trường hợp phụ nữ mang thai sẽ gặp phải tình trạng lợm giọng, buồn nôn, cồn cào đầy bụng khi uống bổ sung sắt lúc đói bụng. Đối với những trường hợp này, bác sĩ thường khuyến cáo uống bổ sung sắt vào thời điểm cách xa bữa ăn như buổi tối trước khi đi ngủ, lúc mới bắt đầu uống có thể uống cách nhật sau đó uống hàng ngày hoặc uống sắt kèm theo những loại thực phẩm khác như các loại trái cây giàu vitamin C để việc hấp thụ hiệu quả nhất. Khi uống sắt không được uống cùng với sữa và các sản phẩm từ sữa, nước ngọt có gas, cà phê, trà… vì nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Các bạn cũng cần phải biết được rằng khi uống bổ sung sắt có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: tiêu chảy, táo bón hay rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi kiên trì uống trong khoảng vài ngày. Đồng thời, các bạn cũng có thể ăn kết hợp cùng với những loại rau củ quả có chứa nhiều chất xơ để đi đại tiện dễ dàng hơn. Một lưu ý nữa khi các bạn sử dụng viên sắt chính là phân sẽ có thể có màu đen nhưng điều này không đáng lo ngại. Tình trạng này sẽ tự biến mất sau khi ngừng uống.

Trên thị trường hiện nay, bên cạnh những viên uống bổ sung sắt đơn thuần còn có rất nhiều loại thuốc mới có thể cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong đó bao gồm cả chất sắt phù hợp đối với từng giai đoạn trong quá trình mang thai. 

Trong những bữa ăn hàng ngày nên ưu tiên sử dụng muối i ốt, sử dụng các loại cá biển để có thể đảm bảo được lượng i ốt cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi, nếu như thai khi bị thiếu i ốt sẽ có thể bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…

Thiếu sắt, thiếu máu trong thời kỳ mang thai không còn là mối lo ngại quá lớn với những bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, thường xuyên thay đổi và bổ sung đa dạng các loại thực phẩm kết hợp cùng với viên uống bổ sung sắt và những nguyên tố vi lượng thiết yếu mỗi ngày.

Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong quá trình mang thai cùng với cách bổ sung thuốc sắt như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn đọc trong quá trình tìm hiểu thông tin.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990