Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống khi lọc máu

Cập nhật: 09/10/2019 14:42 | Người đăng: Lường Toán

Tất cả những bệnh nhân suy thận đều cần phải lọc máu theo định kỳ để có thể duy trì được tình trạng sức khỏe của mình. Trong quá trình lọc máu, người bệnh cũng cần phải có một chế độ ăn uống khoa học để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì thế, chúng tôi sẽ cung cấp một số lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống khi lọc máu trong bài viết sau đây để bạn đọc có thể nắm được.


Lọc máu chính là một biện pháp được sử dụng để có thể loại khỏi máu những chất độc hại và lượng nước dư thừa

Lọc máu là gì?

Thận chính là cửa ngõ của cơ thể con người. Vai trò của thận rất quan trọng, nó đảm bảo hằng định nội mô của cơ thể thông qua việc đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể, cân bằng nước và chất đường giải thông qua đường nước tiểu.

Khi bị suy thận sẽ khiến cho những chức năng này không thể hoạt động bình thường và thậm chí là mất đi nên cần phải điều trị bằng những biện pháp thay thế như lọc máu để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Lọc máu chính là một biện pháp được sử dụng để có thể loại khỏi máu những phần tử có trọng lượng phân tử rất nhỏ, đây chính là những chất cặn trong quá trình chuyển hóa hoặc có thể là những chất độc nội sinh/ngoại sinh và đào thải nước ra ngoài. Mục đích của quá trình này chính là khôi phục lại sự cân bằng nội mô trong cơ thể của những người bị suy thận.

Lọc máu sẽ chỉ có thể thay thế được chức năng bài tiết của thận và sẽ không thể thay thế được chức năng nội tiết của thận. Do đó, trong quá trình lọc máu vẫn sẽ cần phải phối hợp với những điều chỉnh rối loạn do bị suy giảm chức năng nội tiết ở thận gây ra như: thiếu calcitriol, tăng huyết áp, thiếu máu. Các phương pháp lọc máu phổ biến nhất hiện nay chính là: lọc máu liên tục, lọc máu ngoài cơ thể, lọc màng bụng…

Thời điểm cần phải lọc máu

Khi thận đã bị hư hại nặng và có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với não, viêm tim, làm độ acid hay nồng độ Kali trong máu lên cao, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần phải lọc máu. Cũng có những trường hợp cho lọc máu ngừa trước ngay từ khi thử nghiệm và thấy các chất độc hại bị ứ đọng ở trong máu mà cơ thể chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì.

Ngoài ra, một số trường hợp bị ngộ độc nặng phải cấp cứu, các bác sĩ sẽ thực hiện cấp cứu về hô hấp và tuần hoàn kết hợp với việc lọc máu để thải những độc tố ra ngoài cơ thể.

Những phương pháp lọc máu phổ biến nhất hiện nay

Các phương pháp lọc máu phổ biến nhất hiện nay chính là: lọc máu liên tục, lọc máu ngoài cơ thể, lọc máu màng bụng…

Lọc máu màng bụng

Lọc máu màng bụng chính là phương pháp lọc máu sử dụng màng bụng để làm màng lọc, khoang dịch lọc chính là khoang màng bụng, khoang máu chính là máu chảy ở trong lòng của mạch máu ở màng bụng.

Phương pháp này thường được thực hiện đối với những trường hợp không có thận nhân tạo hoặc những trường hợp chống chỉ định với thận nhân tạo do mắc một số bệnh lý về tim nặng, huyết động bị rối loạn hoặc không cho phép dùng heparin do rối loạn đông máu.

Lọc máu màng bụng cấp thường được chỉ định đối với những người bị suy thận cấp hoặc đợt tiến triển nặng của suy thận mạn mà có các yếu tố sau: Ure máu >=30 mmol/l; Kali máu >= 6,5 mmol/l; pH máu >=7,2; quá tải thể tích đe dọa phù phổi cấp; bị nhiễm độc cấp một số chất như kim loại nặng, bacbiturat cần phải lọc máu để có thể loại bỏ các chất độc này ra khỏi máu của bệnh nhân.

Lọc máu bằng thận nhân tạo

Lọc máu bằng thận nhân tạo chính là phương pháp lọc máu ở bên ngoài cơ thể. Các bác sĩ sẽ tạo một vòng tuần hoàn ở bên ngoài cơ thể sau đó dẫn máu ra bộ lọc để loại bỏ những chất cặn bã trong quá trình chuyển hóa và lượng nước dư thừa và dẫn máu đã được lọc quay trở lại cơ thể.

Phương pháp này thường được chỉ định đối với những trường hợp bị suy thận cấp hoặc đợt tiến triển nặng của suy thận mạn mà có các yếu tố sau: Ure máu >=30 mmol/l; Kali máu >= 6,5 mmol/l; pH máu >=7,2; quá tải thể tích đe dọa phù phổi cấp;

Phương pháp lọc máu ngoài cơ thể bằng thận nhân tạo cũng thường được chỉ định đối với một số trường hợp bị nhiễm độc cấp một số chất độc hại như: kim loại nặng, bacbiturat để có thể loại bỏ những chất độc này ra khỏi máu của bệnh nhân.

Thận nhân tạo chu kỳ thường được chỉ định đối với những trường hợp bị suy thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận sẽ thấp hơn 15ml/ph.


Những người bị suy thận đang lọc máu sẽ cần phải đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày

Những lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống khi lọc máu

Những người bị suy thận đang lọc máu sẽ cần phải đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày. Những chất độc có hại cho cơ thể như: ure, creatinin... đều có nguồn gốc từ chuyển hóa thức ăn. Chính vì thế, nếu ăn uống không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống mà những bệnh nhân lọc máu cần phải đặc biệt chú ý:

Hạn chế những đồ ăn chứa nhiều protein

Bệnh nhân bị suy thận cần phải lọc máu màng bụng hoặc lọc máu chu kỳ cần phải tránh những loại thức ăn có chứa nhiều protein như: trứng, cá, thịt nạc, thịt  gà, tôm… Vì những thực phẩm này sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa và sinh ra những chất độc như: ure, creatinin. Khi hàm lượng 2 chất này ở trong máu tăng nhanh sẽ gây độc cho cơ thể.

Lượng ure trong máu tăng quá nhanh và cao sẽ khiến cho người bệnh bị hội chứng ure huyết cao dẫn đến tình trạng đau đầu, nôn, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa… Khi lượng creatinin trong máu tăng cao cũng cần phải tiến hành lọc máu nhân tạo để loại bỏ. Chính vì thế, những bệnh nhân lọc máu nên hạn chế ăn các loại thịt, cá, trứng…

Hạn chế những đồ ăn có nhiều muối

Khi bị suy thận cũng có nghĩa rằng thận đã mất khả năng đào thải lượng muối thừa qua đường nước tiểu. Chính vì thế, khi ăn nhiều muối sẽ khiến nước bị tích tụ gây ra tình trạng bị phù, huyết áp tăng, phù phổi cấp và nguyên trọng hơn có thể sẽ mắc phải hội chứng tăng natri trong máu gây ra đau đầu, nôn, mất nước và nghiêm trọng hơn có thể là hôn mê tử vong.

Không những thế, khi ăn quá mặn sẽ khiến cho người bệnh uống nhiều nước hơn làm cho lượng nước dư thừa trong cơ thể tăng lên quá nhanh nên sẽ cần phải lọc máu nhiều lần hơn. Những bệnh nhân bị suy thận mạn tính nên ăn nhạt, tránh những đồ ăn mặn như đồ hộp. mì ăn liền, cá biển, trứng muối...

Hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều photpho

Những loại thực phẩm có chứa nhiều photpho có thể làm cho  hàm lượng photpho ở trong máu tăng cao. Đối với những bệnh nhân bị suy thận sẽ không thể đào thải được lượng photpho này ra khỏi máu nên sẽ khiến cho xương bị mất canxi và gây ra tình trạng loãng xương. 

Những loại thực phẩm có chứa nhiều photpho là: các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, bia, các loại đồ uống có ga…

Tránh những loại thực phẩm có chứa nhiều kali

Hàm lượng kali trong máu tăng cao chính là biến chứng nguy hiểm hàng đầu đối với những bệnh nhân bị suy thận cần phải lọc máu theo chu kỳ. Đối với những người bình thường, lượng kali ở trong máu sẽ dao động trong khoảng từ 3.5 - 4.5 mmol/l và thận sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh, đào thải lượng kali dư thừa qua đường nước tiểu. 

Đối với những người đã bị suy thận giai đoạn cuối, thận gần như đã mất đi chức năng đào thải kali nên khả năng lượng kali trong máu tăng là rất cao, khi kali trong máu tăng cao sẽ khiến cho người bệnh bị loạn nhịp tim và nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Các loại thực phẩm có chứa nhiều kali mà người bệnh nên tránh là: đu đủ, chuối, một số thực phẩm đóng hộp.

Kiểm soát lượng nước hấp thụ vào cơ thể

Một trong những vấn đề quan trọng đối với những người bị suy thận phải lọc máu chính là điều chỉnh lượng nước hấp thụ vào cơ thể. Đối với những người bình thường, lượng nước hấp thụ vào trong có thể sẽ từ nhiều nguồn khác nhau như đồ ăn, nước uống sẽ khoảnh 3.000ml và sẽ mất đi một lượng tương đương qua nước tiểu, phân, hơi thở, mồ hôi.

Khi bị suy thận, chức năng đào thải nước hoặc tạo nước tiểu sẽ bị mất đi. Do đó, khoảng 3-4 ngày người bệnh cần phải chạy thận nhân tạo, lọc máu để loại bỏ được lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể.

Lượng nước dư thừa ở trong cơ thể chính là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng tăng huyết áp, phù phổi cấp khiến người bệnh cảm thấy khó thở, phù nề cơ thể ở những bộ phận như tay, chân, mặt… tràn dịch ở các khoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim… 

Để có thể kiểm soát được lượng nước hấp thụ vào cơ thể, người bệnh có thể ăn nhạt để hạn chế uống nước, cân hàng ngày để đánh giá đúng lượng nước thừa ở trong cơ thể. Tốt nhất nên cân ngay sau khi lọc máu và cân lại hàng ngày để đáng giá đúng lượng nước dư thừa. Đối với những người bệnh lọc màng bụng càng cần phải kiểm soát lượng nước vào ra cơ thể nghiêm ngặt hơn.

Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp thông tin về lọc máu là gì cùng với những lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống khi lọc máu để bạn đọc có thể duy trì được tình trạng sức khỏe của mình ở mức tốt nhất đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm khi thực hiện một chế độ ăn uống không khoa học. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990