Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nên chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu như thế nào?

Cập nhật: 08/10/2019 14:23 | Người đăng: Lường Toán

Trẻ bị nhiễm trùng máu là một trường hợp nhiễm trùng rất nghiêm trọng, đặc biệt là với những trường hợp xuất hiện biểu hiện suy đa tạng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Hầu hết tất cả những trường hợp trẻ bị nhiễm trùng máu đều cần phải nhập viện để điều trị tích cực.


Trẻ bị nhiễm trùng máu là một trường hợp nhiễm trùng rất nghiêm trọng

Nhiễm trùng máu ở trẻ em

Nhiễm trùng máu là một căn bệnh có thể xảy ra ở tất cả trẻ em. Đặc biệt là những bé có thể trạng yếu và có tổn thương ngoài da như: mụn nhọt, viêm da, các ổ áp-xe, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm phổi, viêm màng não mủ… Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường là do các loại vi khuẩn gây bệnh như: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, E.coli, Pseudomonas, Klebsiella...

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng huyết ở trẻ em chính là trẻ thường bị hạ thân nhiệt hoặc sốt cao, thở nhanh, nhịp tim nhanh, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, lượng bạch cầu tăng, tiêu chảy ra máu. Những trẻ chưa được tiêm chủng phòng ngừa có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, những trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ đang điều trị corticoid cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Mặc dù tỷ lệ người bị tử vong do nhiễm trùng máu, đặc biệt là những trường hợp đã có biểu hiện suy đa tạng còn rất cao nhưng bệnh nhiễm trùng máu hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng máu

Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh mà các biểu hiện có thể sẽ có sự thay đổi khác nhau. Ví dụ như đối với những trường hợp trẻ bị liên cầu khuẩn nhóm B sẽ thường có những biểu hiện cụ thể như của bệnh viêm màng não, viêm phổi là hạ huyết áp, ngừng thở… Đối với trường hợp bị nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn sẽ thường có những biểu hiện ở da và xương, phổ biến nhất chính là tình trạng nhiễm trùng da.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em rất đa dạng và thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, đa số trường hợp trẻ bị nhiễm trùng máu đểu sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Buồn ngủ hoặc ngủ li bì.
  • Phản ứng chậm, khóc yếu.
  • Không có sức ăn, thậm chí uống sữa.
  • Nhiệt độ cơ thể thấp hơn 35 độ C hoặc sốt cao trên 38 độ C.
  • Có những biểu hiện của tình trạng bị suy hô hấp như thở khò khè, thở nhanh.
  • Có những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy…
  • Vàng da hoặc xanh xao, tím tái.


Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán trẻ có bị nhiễm trùng máu hay không

Điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em như thế nào?

Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán trẻ có bị nhiễm trùng máu hay không. Nếu như trẻ đã bị nhiễm trùng máu thì sẽ có kết quả cụ thể về tình trạng phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng bị viêm nhiễm như thế nào. Trẻ mắc bệnh sẽ được nhập viện và thực hiện thêm một số xét nghiệm khác ở nơi bị nhiễm trùng và tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh là gì sẽ có phương pháp điều trị với các loại kháng sinh khác nhau và thời gian điều trị cũng sẽ khác nhau.

Khi xử lý bệnh nhiễm trùng máu cần phải dựa vào những nguyên tắc sau đây:

  • Kiểm soát nhiễm trùng: Loại bỏ những tác nhân có thể gây bệnh ra khỏi cơ thể chính là ưu tiên đầu tiên khi điều trị bệnh nhiễm trùng huyết. Ngay trong những giờ đầu tiên sau khi chẩn đoán bệnh cần phải điều trị bằng kháng sinh tĩnh mạch.

Một số thủ thuật can thiệp được sẽ được sử dụng để có thể loại bỏ những nguồn gốc gây nhiễm trùng. Ngay khi tìm được vi khuẩn gây bệnh sẽ cần phải điều chỉnh kháng sinh theo hướng sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh và giảm độc tính do thuốc.

  • Điều trị hồi sức tích cực: tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn, tim mạch ngay ở trong giai đoạn sớm của bệnh sẽ có thể làm giảm được nguy cơ dẫn đến tử vong.
  • Các phương pháp điều trị bệnh bổ sung: Sử dụng kết hợp cùng với một số loại thuốc chống viêm, chống đông máu, chống chảy máu, tăng huyết áp…

Thời gian điều trị bệnh nhiễm trùng máu sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 đến 14 ngày nếu như có thể đáp ứng tốt, trẻ có thể sẽ được xuất viện và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, đối với những trường hợp trẻ ít đáp ứng sẽ cần phải thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu hơn và thời gian điều trị bệnh cũng sẽ kéo dài hơn.

Cách chăm sóc cho trẻ bị nhiễm trùng máu

Để việc điều trị bệnh có thể đạt được kết quả cao nhất sẽ cần phải thực hiện kháng sinh đồ để có thể tìm được loại thuốc kháng sinh đặc trị với loại vi khuẩn gây ra bệnh. 

Đối với những trường hợp trẻ bị nhiễm trùng máu có kèm theo viêm màng não mủ thì thời gian điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị sẽ phải kéo dài ít nhất trong khoảng 3 tuần. Bên cạnh đó, phải điều trị tích cực những triệu chứng kèm theo như tình trạng mất nước, co giật do trẻ nôn nhiều.

Trẻ bị nhiễm trùng máu có thể có liên quan đến bà bầu trong thời gian mang thai, môi trường và điều kiện nuôi dưỡng trẻ, thời gian vỡ ối, thời gian chuyển dạ, tình trạng can thiệp trong quá trình sinh nở… Chính vì thế, các bà bầu cần phải nâng cao kiến thức chăm sóc thai nhi, thường xuyên khám thai theo định kỳ, nếu như âm đạo bị viêm nhiễm thì cần phải điều trị triệt để. 

Trong quá trình sinh mở sẽ cần phải đến cơ sở y  tế, những dụng cụ đỡ để cần phải tiệt trùng, người đỡ đẻ cần phải rửa tay sạch sẽ và đeo găng vô trùng. Nếu như bà bầu bị vỡ ối sớm cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để phòng tránh tình trạng bị nhiễm trùng.

Khi chăm sóc cho trẻ nhỏ cần phải rửa tay thật sạch sẽ để tránh làm lây lan hoặc tái nhiễm bệnh cho trẻ; sử dụng tã lót và áo mũ sạch sẽ. Đặc biệt là khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng kể trên của bệnh nhiễm trùng máu cần phải đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế.

Qua bài viết trên đây của chúng tôi, hy vọng các bạn đã có thể hiểu biết về bệnh nhiễm trùng huyết ở trẻ và có những kiến thức cơ bản để chăm sóc cho trẻ một cách tốt nhất. Chúc các bé của bạn luôn luôn mạnh khỏe!

Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990