Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những cách trị bỏng giảm đau rát hiệu quả ngay tại nhà

Cập nhật: 08/10/2019 14:15 | Người đăng: Lường Toán

Trong bài viết sau đây, cao đẳng Y Dược TPHCM sẽ cung cấp cho bạn đọc những cách trị bỏng giảm đau rát đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện ngay tại nhà với những nguyên liệu có sẵn.

Bỏng là một dạng bị tổn thương da do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, bức xạ… Vết bỏng sẽ là ảnh hưởng trên bề mặt da và những trường hợp bị bỏng nặng còn có thể ăn sau vào tất cả các lớp da. Bỏng không chỉ gây ra bỏng ở trên lớp mô mà còn có thể gây ra ảnh hưởng đối với cơ bắp và xương.

Tùy thuộc vào từng mức độ bỏng khác nhau mà chúng ta sẽ có cách xử lý vết bỏng khác nhau. Tuy nhiên, với một vết bỏng nhỏ có mức độ không nghiêm trọng thì các bạn có thể điều trị một cách rất dễ dàng bằng những nguyên liệu có sẵn ngay tại nhà. Dưới đây là một số cách trị bỏng hiệu quả tại nhà có thể giúp cho bạn giảm được cảm giác khó chịu do đau rát.


Tùy thuộc vào từng mức độ bỏng khác nhau mà chúng ta sẽ có cách xử lý vết bỏng khác nhau.

Nước lạnh

Một trong những cách trị bỏng tốt nhất chính là sử dụng nước lạnh. Đây chính là một cách làm rất rẻ tiền, đơn giản mà vô cùng hiệu quả đối với những vết bỏng. Nếu như bạn muốn làm dịu vết bỏng, tránh cảm giác đau rát thì có thể thực hiện theo cách sau đây:

Ngâm tay vào nước lạnh hoặc đổ nước lạnh vào vùng bị bỏng trong vòng vài phút. Bên cạnh đó có thể sử dụng miếng băng gạc lạnh đặt lên vùng da bị bỏng và giữ trong khoảng vài phút.

Các bạn có thể thường xuyên lặp lại cách làm này mỗi giờ để có thể giảm bớt cảm giác đau rát. Tuy nhiên, các bạn không nên sử dụng đá lạnh vì đá lạnh có thể hạn chế lưu lượng máu lưu thông và khiến cho các mô trên da bị tổn thương.

Khoai tây

Sử dụng những lát khoai tây cắt mỏng chính là một biện pháp vô cùng hiệu quả để điều trị những vết bỏng trong một thời gian ngắn vì khoai tây có đặc tính làm dịu và chống gây ra kích ứng da. Những thành phần có trong khoai tây có tác dụng rất tốt đối với những vết bỏng nhỏ, đặc biệt là những vết bỏng ở trên tay.

Các bạn hãy sử dụng khoai tây sống để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện mụn nước và đau rát. Các thực hiện như sau:

Cắt khoai tây thành những lát mỏng và thoa chúng lên vùng da bị bỏng trong khoảng 15 phút sau đó bỏ những lát khoai tây ra. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng một củ khoai tây tươi để xoa lên vùng da bị bỏng trong vòng 15 phút. Thực hiện cách làm này ngay sau khi bị bỏng sẽ mang đến cho bạn một kết quả tốt nhất.

Dầu dừa

Chắc hẳn các bạn đã nghe nói rất nhiều về những lợi ích của dầu dừa đối với da, tóc và sức khỏe của chúng ta. Dầu dừa không chỉ được các chị em sử dụng phổ biến để làm đẹp mà còn được nhiều người sử dụng để chữa một số bệnh ở ngoài da trong đó có cả những vết bỏng.

Nếu như sử dụng kết hợp dầu dừa cùng với nước cốt chanh sẽ có được hiệu quả tốt nhất. Cách làm của phương pháp này rất đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện như sau: Trộn dầu dừa cùng với nước cốt chanh. Sử dụng hỗn hợp này để bôi lên vùng da bị bỏng sau đó để khô tự nhiên.

Cách làm này rất hiệu quả trong việc chữa lành những vết bỏng vì trong dầu dừa có chứa rất nhiều axit béo và vitamin E và trong nước cốt chanh có chứa nhiều axit giúp làm mờ vết thâm rất hiệu quả.

Mật ong

Một trong những cách điều trị bỏng tại nhà hiệu quả nhất chính là sử dụng mật ong vì trong mật ong có chứa những chất có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể làm lành vết bỏng và các vết thương.

Một ong có thể giúp cho những vết sẹo nhanh lành lại. Cách làm rất đơn giản như sau: Thoa mật ong vào một miếng băng gạc sau đó đắp lên vùng da bị bỏng. Khoảng vài giờ lại thay băng gạc 1 lần và mỗi ngày nên thay băng gạc khoảng 3-4 lần.


Thoa mật ong vào một miếng băng gạc sau đó đắp lên vùng da bị bỏng

Cây lô hội

Cây lô hội hay còn được gọi với một cái tên khác là cây nha đam. Loại cây này có thể chữa lành vết bỏng rất hiệu quả. Để giảm đau rát ở những vết bỏng bằng phương pháp này thì các bạn có thể thực hiện theo cách làm sau đây:

Cắt lá cây lô hội và lấy keo ở trong lá cây để bôi lên vùng da bị bỏng. Hoặc các bạn cũng có thể trộn bột nghệ cùng với keo của lá cây lô hội để bôi lên trên vùng da bị bỏng.

Trà đen

Trong trà đen có chứa axit amin có thể giúp bạn làm giảm những triệu chứng đau rát và khó chịu tại những vùng da bị bỏng. Nhưng sử dụng trà đen để giảm triệu chứng đau rát của những vết bỏng như thế nào? Chúng ta có thể thực hiện theo cách làm sau đây:

Đổ túi trà vào trong ấm nước trong khoảng vài phút sau đó để trà mát tự nhiên và sử dụng một miếng vải sạch để ngâm và trong nước trà. Lấy miếng vải đắp lên vùng da bị bỏng. Chúng ta cũng có thể sử dụng túi trà lạnh hoặc túi trà ướt để đắp lên vết bỏng.

Giấm

Đặc tính của giấm chính là khử trùng và có những chất làm se mát nên có tác dụng rất hiệu quả đối với những vết bỏng nhẹ. Phương pháp sử dụng giấm để chữa bỏng như sau:

Pha loãng giấm (có thể sử dụng giấm trắng hoặc giấm táo) cùng với nước sau đó sử dụng nước sạch này để rửa vùng da bị tổn thương. Lấy một miếng vải mềm ngâm trong giấm sau đó quấn quanh vùng da bị bỏng. Sau khoảng 2-3 tiếng lại thay băng gạc 1 lần.

Lá mã đề

Giống như những cách điều trị bỏng mà chúng ta đã đề cập đến ở trên, lá cây mã đề rất hữu ích đối với những vết bỏng nhẹ vì có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.

Đầu tiên các bạn hãy nghiền nát lá cây mã đề, sau đó sử dụng chúng thoa đều lên trên vùng da bị bỏng và dùng một miếng vải cotton quấn quanh da bị bỏng. Khi khô thì có thể thay thế một miếng dán khác với các làm tương tự.

Nước ép hành tây

Trong nước ép của củ hành tây có chứa hợp chất lưu huỳnh giúp làm giảm những cơn đau và giảm nguy cơ xuất hiện những vết mụn nước khi bị bỏng. Khi bị bỏng, các bạn có thể sử dụng nước ép hành tây, chắc chắn hiệu quả mà nó mang lại sẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải lưu ý rằng sử dụng nước ép hành tây tươi. Hãy thực hiện phương pháp này nhiều lần mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

Cây oải hương

Trong tinh dầu của cây hoa oải hương có chứa chất sát trùng và giảm đau, điều trị sẹo rất hiệu quả. Cách sử dụng tinh dầu của cây hoa oải hương để chữa lành những vết bỏng như sau:

Trộn vài giọt tinh dầu cây hoa oải hương cùng với 1 ly nước. Sử dụng một miếng vải mềm ngâm vào trong hỗn hợp này sau đó chấm nhiều lần lên trên vùng da bị bỏng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng kết hợp với mật ong để thoa lên vùng da bị bỏng vài lần mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những phương pháp làm giảm đau rát của những vết bỏng nhẹ hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự giúp cho các bạn giảm được những triệu chứng khó chịu khi bị bỏng. Hãy thường xuyên truy cập website của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích nhất về sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990