Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

U đại tràng là gì? U đại tràng có nguy hiểm không?

Cập nhật: 07/10/2019 14:04 | Người đăng: Lường Toán

U đại tràng cũng chính là một cụm tế bào ở trên lớp lót của đại tràng. Đa số các trường hợp u đại tràng đều lành tính nhưng có thể phát triển theo thời gian và trở thành bệnh ung thư gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.


U đại tràng cũng chính là một cụm tế bào ở trên lớp lót của đại tràng

Triệu chứng của u đại tràng

Ai cũng có thể mắc phải bệnh u đại tràng những những người trên 50 tuổi, những người hút thuốc lá, những người có lịch sử gia đình bị u đại tràng sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn. 

Đối với những khối u đại tràng bình thường sẽ không gây ra triệu chứng nhưng khi chúng đã phát triển thì người bệnh sẽ cảm thấy được một số dấu hiệu của bệnh sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…
  • Máu trong phân
  • Chảy máu trực tràng
  • Khi polyp đại tràng phát triển lớn sẽ gây ra cản trở đối với 1 phần ruột khiến cho người bệnh cảm thấy đau bụng, buồn nôn, nôn và thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón nặng.

Những yếu tố gây ra bệnh u đại tràng

Sau đây chính là những yếu tố có thể làm cho bệnh u đại tràng phát triển:

  • Viêm đường ruột: những người bị mắc các bệnh về viêm loét đường ruột có sẽ nguy cơ mắc bệnh u đại tràng tương đối cao.
  • Tuổi: Hầu hết tất cả những trường hợp bị u đại tràng đều trên 50 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh sẽ bắt đầu từ độ tuổi 40.
  • Lịch sử gia đình đã có người mắc bệnh: Trong gia đình đã từng có người bị mắc bệnh ung thư đại tràng thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ rất cao.
  • Cân nặng: Béo phì hoặc thừa cân rất dễ mắc phải một số loại ung thư trong đó bao gồm cả ung thư đại tràng.
  • Lối sống ít vận động: Khi cơ thể ít vận động thì thời gian thải chất thải ở trong ruột già sẽ dài hơn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh u đại tràng.
  • Uống rượu bia và hút thuốc lá: Uống nhiều rượu bia cũng sẽ khiến cho khối u đại tràng phát triển. Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị u đại tràng, ung thư đại tràng. Nếu hút thuốc là và uống nhiều rượu bia thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao.
  • Chủng tộc: Đối với những người da đen hoặc những người Do Thái sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết rất cao.

Các loại u đại tràng thường gặp hiện nay

Adenomatous: Có khoảng ⅔ số người bị mắc bệnh u đại tràng thuộc thể loại Adenomatous. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng những khối u trực tràng có thể phát triển thành ung thư, khối u ác tính.

Hyperplastic: Hầu hết tất cả những trường hợp bị u trực tràng còn lại là hyperplastic. Các khối u thường xuất hiện ở trong đại tràng và trực tràng. Thông thường, kích thước của những khối u sẽ ít hơn 5mm, rất hiếm khi trở thành những khối u ác tính.

Dạng viêm: những bướu thịt cũng là một dạng viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn ở đại tràng. Mặc dù bản thân nó cũng là một khối u nhưng không có mối đe dọa lớn, có bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng của ruột kết có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.


Những người bị mắc các bệnh về viêm loét đường ruột có sẽ nguy cơ mắc bệnh u đại tràng tương đối cao

Phương pháp Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh u đại tràng

Tất cả các trường hợp ung thư đều phát triển từ những khối u, quá trình những khối u phát triển thành ung thư thường rất chậm, có thể sẽ kéo dài nhiều năm. Việc thực hiện xét nghiệm để sàng lọc và phát hiện  ra những khối u có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều trị để ngăn không cho chúng phát triển thành ung thư. Khi phát hiện u đại tràng ở giai đoạn sớm cũng sẽ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng hơn.

Sau đây là một số phương pháp xét nghiệm có thể chẩn đoán được bệnh u đại tràng:

  • Soi đại tràng sigmoid (Sigmoidoscopy): Sigmoidoscopy sẽ chỉ nhìn vào phần cuối của ruột già, phương pháp này sẽ không thể phát hiện được những khối u ở vị trí khác trong ruột già.
  • Thuốc xổ bari: Phương pháp này có thể đánh giá được toàn bộ ruột già thông qua hình ảnh X-quang. Khi thực hiện phương pháp này, có thể người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu vì không khí và barium sẽ là cho ruột bị chướng lên. Ngoài ra cũng còn một rủi ro nhẹ chính là có thể bị thủng đại tràng.
  • Soi ruột già: phương pháp này rất tốt với những khối u trực tràng, ung thư trực tràng. Hiệu quả phát hiện những khối u tốt hơn so với thuốc xổ bari.
  • Máy vi tính tomographic colonography (CTC): Đây là một công nghệ mới, có thể kiểm tra đại tràng một cách an toàn hơn, thoải mái hơn và rất ít xâm lấn. Phương pháp này được thực hiện rất nhanh và không cần sử dụng tới thuốc giảm đau.
  • Xét nghiệm DNA trong phân: Xét nghiệm này được thực hiện chủ yếu để có thể phát hiện ra ung thư đại tràng.
  • Thử nghiệm di truyền: Đối với những trường hợp có các thành viên trong gia đình bị mắc bệnh ung thư đại tràng có thể thực hiện thử nghiệm di truyền để xác định được nguy cơ bị u trực tràng hoặc đại tràng.

Phương pháp điều trị bệnh u đại tràng

Thông qua quá trình kiểm tra ruột, các bác sĩ có thể loại bỏ được những khối u phát hiện ở trong đường ruột. Đa số các khối u sẽ có thể được loại bỏ trong quá trình nội soi hoặc sigmoidoscopy bằng một vòng dây điện, đồng thời cắt polyp và đốt để ngăn chặn máu chảy.

Nếu như khối u quá lớn và không thể thực hiện một cách an toàn được sẽ thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bằng phương pháp nội soi. Phẫu thuật nội soi sẽ ít đau hơn và nhanh hơn so với phương pháp truyền thống và chỉ để lại một vết sẹo nhỏ.

Tại một số trung tâm còn thực hiện giải phẫu màng nhầy nội soi (EMR) để có thể loại bỏ được những khối u có kích thước lớn với colonoscope.

Cách phòng chống những khối u đại tràng phát triển

Để tránh cho những khối u đại tràng phát triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh thì mọi người cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là những người nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Hãy chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý mà các bạn nên quan tâm:

  • Theo dõi lượng chất béo nạp vào cơ thể: Một số loại chất béo có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng nhưng một số loại chất béo khác lại có tác dụng bảo vệ cơ thể.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày nên bao gồm nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc, những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ để làm giảm nguy cơ phát triển của những khối u đại tràng.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa Canxi: Canxi có tác dụng rất tốt trong việc chống lại những khối u đại tràng, chính vì thế nên chú ý sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi.
  • Không hút thuốc lá: hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ gây ra bệnh u đại tràng cùng với một số căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Hạn chế uống rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột kết và một số bệnh khác.
  • Thường xuyên vận động để có một cơ thể khỏe mạnh. Cách làm này cũng có thể giúp cho bạn kiểm soát được trọng lượng của cơ thể, ngăn chặn nguy cơ bị u đại tràng.

Mắc bệnh u đại tràng nên ăn gì?

Khi điều trị bệnh u đại tràng, ngoài cách áp dụng những phương pháp điều trị bệnh  như phẫu thuật thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có vai trò rất quan trọng. Vậy người bệnh u đại tràng nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tái phát lại?

Bệnh nhân u đại tràng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những khối u và phương pháp điều trị bệnh khiến cho sức khỏe bị suy giảm. Hầu hết tất cả người bệnh đều phải chịu tác dụng phụ của phương pháp điều trị nên thường cảm thấy mất ngủ, khó ăn, sút cân, sức khỏe bị suy yếu. Bên cạnh đó, các khối u cũng tiêu hao rất nhiều chất dinh dưỡng. Chính vì thế, một chế độ ăn uống khoa học chính là điều vô cùng quan trọng để người bệnh nhanh chóng phục hồi và hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

  • Nên xây dựng một chế độ ăn uống với nhiều loại thực phẩm nhưng cần phải lựa chọn những thực phẩm ít mặn, ít béo, lỏng, dễ tiêu hóa. Nên chế biến thực phẩm bằng cách luộc và hấp.
  • Nên chọn những loại thực phẩm tươi, sạch để duy trì cân bằng dinh dưỡng. Thay vì ăn nhiều thịt đỏ hãy ăn những món ăn được chế biến từ thịt ngan, thịt gà, trứng, cá, sữa… Với những thực phẩm này, chúng ta vừa có thể giảm được lượng chất béo bão hòa vào trong cơ thể mà vẫn có thể đảm bảo được chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Ăn nhiều loại rau củ quả có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa. Đặc biệt là những loại quả có màu cam, màu đỏ, màu vàng đậm như: dâu tây, dưa hấu, cà rốt, cà chua… cùng với những loại rau có màu xanh đậm.
  • Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, chế biến đồ ăn theo dạng lỏng để cơ thể hấp thụ tốt hơn. Những bữa phụ hàng ngày nên sử  dụng nước ép hoa quả, sữa tách bơ.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt thường được ưu tiên sử dụng khi bệnh nhân điều trị bằng hóa chất hoặc gặp phải những tác dụng phụ khác như buồn nôn, nôn.
  • Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ăn uống tùy theo từng triệu chứng của bệnh như:

  • Người bệnh bị trướng bụng, đầy bụng, ăn khó tiêu, đau đớn cần phải lựa chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như: cháo, mì sợi, nước ép hoa quả…
  • Bệnh nhân bị nôn mửa, buồn nôn, không muốn ăn nên chọn những loại thực phẩm thanh đạm, tránh ăn những loại thức ăn có nhiều giàu mỡ.
  • Sau khi thực hiện phẫu thuật, người mắc bệnh sẽ thường bị tổn hại đến khí huyết, sức khỏe bị suy yếu, khó cử động, chân tay uể oải, không muốn ăn uống nên chọn những loại thức ăn có tác dụng bổ huyết như: canh nhân sâm, thịt chim, thịt gà, mộc nhĩ, long nhãn…
  • Trong quá trình sử dụng hóa chất để điều trị bệnh, người bệnh rất dễ bị hoa mắt, chóng mặt, choáng đầu, buồn nôn, mệt mỏi toàn thân, nên bổ sung những loại thực phẩm như sữa, cà chua, trứng gà, trà sâm…

Nếu như điều kiện sức khỏe cho phép thì người bệnh vẫn nên tập luyện và thường xuyên vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.

Trong bài viết sau đây, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh u đại tràng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990