Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh nhanh có thể là vô hại nhưng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều loại bệnh lý nguy hiểm nếu như không phát hiện và điều trị bệnh sớm. Vậy mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?
Bài viết này sẽ là một nguồn thông tin quý giá cho sinh viên theo học cơ bản. Mặc dù không đi sâu vào chương trình đào tạo cụ thể, nội dung bài viết cung cấp kiến thức y tế chuyên môn cơ bản, phù hợp với trình độ của sinh viên cao đẳng.
Bài viết tập trung vào chủ đề mạch nhanh, một vấn đề sức khỏe phổ biến trong thực hành Y tế. Nội dung bao gồm:
- Giải thích rõ ràng về khái niệm mạch nhanh
- Thông tin về mạch đập bình thường ở các nhóm tuổi
- Mô tả chi tiết các triệu chứng của mạch nhanh
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
- Cảnh báo về những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
- Hướng dẫn cách chẩn đoán và các phương pháp điều trị
Mạch nhanh là gì?
Mạch nhanh (còn gọi là nhịp tim nhanh) là mạch đập rên 100 lần/phút khi đang ở trạng thái nghỉ ngơi.
Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp
Mạch đập tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng độ tuổi, giới tính, thể trạng mà mạch đập tiêu chuẩn ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Ở những người trưởng thành khi đang nghỉ ngơi và không vận động, mạch đập tiêu chuẩn sẽ khoảng 60-100 nhịp mỗi phút. Nếu như mạch đập hơn 100 nhịp mỗi phút thì đây chính là tình trạng mạch nhanh.
Tuy nhiên, đối với những người luyện tập thể thao, những vận động viên chuyên nghiệp thì mạch đập tiêu chuẩn chỉ khoảng 40-50 nhịp mỗi phút. Đối với những người trên 60 tuổi, mạch đập sẽ khoảng 60 - 80 nhịp mỗi phút và có những lúc còn trên 80 nhịp mỗi phút gây ra tình trạng mệt mỏi, khó thở, hồi hộp… đây cũng là trường hợp mạch nhanh và cần phải điều trị.
Bảng nhịp tim tiêu chuẩn đối với từng độ tuổi:
Độ tuổi |
Tiêu chuẩn nhịp tim (nhịp/phút) |
Trẻ sơ sinh |
120 – 160 |
Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi |
80 – 140 |
Trẻ từ 1 – 2 tuổi |
80 – 130 |
Trẻ từ 2 – 6 tuổi |
75 – 120 |
Trẻ từ 7 – 12 tuổi |
75 – 100 |
Người lớn từ 18 tuổi trở lên |
60 – 100 |
Người già trên 60 tuổi |
60 – 80 |
Bảng giới hạn mạch đối với từng độ tuổi:
Độ tuổi |
Giới hạn nhịp tim nhanh |
Trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng |
> 179 |
Trẻ 3 – 5 tháng |
> 186 |
Trẻ 6 – 11 tháng |
> 169 |
1 – 2 tuổi |
> 151 |
3 – 4 tuổi |
> 137 |
5 – 7 tuổi |
> 133 |
8 – 11 tuổi |
> 130 |
12 – 15 tuổi |
> 119 |
> 15 tuổi (trưởng thành) |
> 100 |
Triệu chứng mạch đập nhanh
Những người bị mạch nhanh sẽ thường có những triệu chứng sau đây:
- Chóng mặt, choáng ngất.
- Đau đầu, đau thắt ngực.
- Lỗi nhịp.
- Cảm nhận rõ được nhịp đập ở tim, thình thịch ở trong lồng ngực, cổ họng và lồng ngực thường bị rung lên.
- Cảm giác hồi hộp, bồn chồn, lo lắng.
- Những người cảm thấy bị khó thở, hụt hơi và thường phải rướn người lên mới có thể thở được.
Nếu như các bạn thấy bản thân mình xuất hiện những triệu chứng trên cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị sớm nhất để có thể phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguyên nhân khiến cho mạch nhanh có thể là do bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như chất kích thích, tâm lý, các hoạt động của cơ thể
Mạch nhanh có nguy hiểm không?
Nguyên nhân khiến cho mạch nhanh có thể là do bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như chất kích thích, tâm lý, các hoạt động của cơ thể. Cụ thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là:
- Trầm cảm
- Hoảng sợ, căng thẳng, xúc động mạnh
- Do sử dụng những chất kích thích như rượu, cocaine, nicotine, caffeine.
- Tập luyện quá sức
- Sốt
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: cảm cúm, ho, kháng sinh, thuốc trị hen suyễn, giảm cân, thuốc làm thông mũi.
- Nội tiết tố thay đổi do mang thai, mãn kinh hoặc phụ nữ tiền mãn kinh.
- Do sự nhạy cảm đối với thức ăn: Ăn quá nhiều đường, tinh bột, muối, chất béo, nitrat, bột ngọt (MSG).
Bên cạnh đó, mạch nhanh cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng như:
- Bệnh phổi.
- Tiểu đường.
- Huyết áp thấp.
- Cường giáp.
- Rối loạn nhịp tim.
- Bệnh tim mạch thứ phát hoặc bẩm sinh: bệnh mạch vành, hẹp hở van tim, nhồi máu cơ tim, tim phì đại.
- Cơ thể bị mất cân bằng chất điện giải do bị mất nước, rối loạn, dị dạng kênh di truyền.
Những biến chứng nguy hiểm khi mạch nhanh bất thường
Khi mạch đập nhanh bất thường mà không điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:
- Suy tim: Rung nhĩ chính là nguyên nhân gây ra tình trạng suy tim nếu không được điều trị kịp thời.
- Đột quỵ: Biến chứng của các bệnh tim mạch chính là hình thành những cục máu đông khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn.
- Ngưng tim: Đây là một biến chứng nguy hiểm rất hiếm gặp nhưng một số trường hợp mạch đập nhanh có thể làm cho tim ngừng đập và gây ra ảnh hưởng đối với tính mạng của người bệnh.
- Ngất: mạch nhanh kéo dài sẽ khiến cho huyết áp bị tụt đột ngột và khiến cho người bệnh bị ngất.
Cách chẩn đoán và điều trị mạch nhanh
Cách chẩn đoán mạch nhanh
Mạch nhanh sẽ được chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và kháng cận lâm sàng.
Khám lâm sàng:
- Theo dõi nhịp tim và mạch đập bằng ống nghe.
- Tìm những dấu hiệu của những bệnh lý nội khoa có thể khiến cho mạch đập nhanh như cường giáp.
Khám cận lâm sàng:
- Siêu âm tim: Khi thực hiện siêu âm tim sẽ thấy được hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim.
- Thiết bị Holter ECG test: Đây chính là một thiết bị đo nhịp tim hiện đại nhất hiện nay. Holter ECG test có thể ghi lại được dữ liệu nhịp trong vòng 7 ngày liên tiếp mà không bị gián đoạn trong những hoạt động hàng ngày kể cả khi nghỉ ngơi và tập luyện thể thao. Đặc biệt nhất chính là cấu tạo của thiết bị này rất nhỏ gọn, nhẹ, thuận tiện cho người sử dụng. Thiết bị này đã được các chuyên gia nước ngoài phân tích, đánh giá và kiểm định.
- Điện tâm đồ (ECG): Đây là một xét nghiệm không xâm lấn được thực hiện khi chúng ta nghỉ ngơi hoặc luyện tập thể thao. Bác sĩ sẽ ghi lại những xung điện phát ra theo mạch đập bằng cách đặt những điện cực ở trên ngực. Với phương pháp điện tâm đồ, các bác sĩ có thể phát hiện được những cấu trúc bất thường của tim dẫn đến mạch đập nhanh.
Phương pháp điều trị mạch nhanh
Nếu như mạch nhanh không phải do bệnh lý hoặc những vấn đề bất thường ở tim thì rất hiếm khi cần phải điều trị. Do nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có thể là do các yếu tố bất thường về tâm lý, lối sống, cơ địa. Đối với những trường hợp này, các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên giúp bạn tránh được nguyên nhân khiến cho bệnh khởi phát và kiểm soát được nhịp tim tốt hơn.
Những trường hợp mạch nhanh do một số loại bệnh lý ở tim, tiểu đường, tuyến giáp… bác sĩ thường chỉ định những phương pháp điều trị đặc hiệu đối với từng bệnh khác nhau. Nếu người bệnh bị chẩn đoán mạch nhanh nghiêm trọng và không thể điều trị được bằng các phương pháp nội khoa thì sẽ sử dụng một số biện pháp khác để can thiệp như: đốt điện sinh lý, sốc điện tim, máy tạo nhịp.
Làm thế nào để kiểm soát mạch đập ổn định?
Ngoài thăm khám và điều trị tình trạng mạch nhanh trực tiếp, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch thường đưa ra lời khuyên đối với người bệnh thực hiện một số biện pháp để kiểm soát mạch đập tốt hơn như:
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Giảm bớt căng thẳng và cân bằng lượng công việc mỗi ngày
- Cân bằng điện giải trong cơ thể, đảm bảo được nồng độ của các ion Mg2+, Na+, Ca2+, K+... ở mức ổn định.
- Thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng như: yoga, chạy bộ, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày để tốt cho sức khỏe hệ tim mạch.
- Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều loại lực phẩm có lợi cho hệ tim mạch như trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc, các loại hạt, cá giàu omega-3… Đồng thời hạn chế tuyệt đối những loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, mỡ động vật, trứng, sữa béo…
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp tránh để căng thẳng kéo dài.
- Từ bỏ những thói quen xấu hàng ngày như: hút thuốc, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích.
Một số lưu ý quan trọng khi đi khám bác sĩ
Nếu như bạn xuất hiện những triệu chứng mạch nhanh bất thường cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Những thông tin quan trọng mà các bạn sẽ cần phải chuẩn bị trước khi đi khám bác sĩ:
- Liệt kê đầy đủ những triệu chứng có liên quan đến tim mạch mà bạn đã gặp phải.
- Tiền sử gia đình, tiền sử bệnh, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
- Những loại thuốc hoặc những loại thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.
- Người bệnh cũng nên hỏi bác sĩ về lý do gây ra tình trạng mạch nhanh và cần phải thực hiện những xét nghiệm gì?
Mạc nhanh cũng có thể là do căng thẳng, hồi hộp nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh tiềm ẩn, những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất chính là những căn bệnh về tim mạch. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm cần phải nhanh chóng đi khám khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường và cách kiểm soát tim mạch tốt nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Sinh viên của Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch có thể sử dụng bài viết này như một tài liệu tham khảo hữu ích. Nó sẽ giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho công việc thực tế trong tương lai.