Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhiễm sắc thể là gì? Con người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

Cập nhật: 09/11/2021 10:09 | Người đăng: Lường Toán

Chính là những tế bào quan trọng nhất về mặt di truyền của tất cả các sinh vật. Vậy nhiễm sắc thể là gì? Con người có bao nhiêu nhiễm sắc thể? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp cho những vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé!


Nhiễm sắc thể là gì? Con người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

Nhiễm sắc thể là gì?

Nhiễm sắc thể (NST) chính là một vật thể di truyền của sinh vật tồn tại ở trong nhân của tế bào bị ăn màu bởi chất nhuộm kiềm tính. Các NST được tập trung lại thành những sợi ngắn và có hình dạng, số lượng được trưng theo từng loài. Qua các thế hệ NST có khả năng tự phân ly hoặc tổ hợp ổn định. NST cũng có khả năng đột biến cấu trúc để tạo ra những đặc trưng mới về di truyền.

Con người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

Ở mỗi tế bào bình thường của con người chứa 23 cặp nhiễm sắc thể, cho tổng số 46 nhiễm sắc thể. 22 cặp gọi là nhiễm sắc thể thường (Autosome), trông giống hệt nhau ở cả nam và nữ. Cặp thứ 23 chính là nhiễm sắc thể quyết định giới tính (Sex Chromosomes), khác nhau ở nam và nữ. Nữ giới có hai bản sao của NST X, trong khi nam giới sẽ có một NST X và một NST Y.

Các NST của 1 cặp nhiễm sắc thể thường trong 1 tế bào lưỡng bội luôn đồng dạng, không giống như những các cặp NST giới tính có thể có cấu trúc khác nhau. DNA trong NST thường thì nói chung được biết đến với tên gọi atDNA hoặc auDNA (autosome DNA).

Nhiễm sắc thể giới tính có hình dạng, kích thước và chức năng khác biệt so với những nhiễm sắc thể thường. Cặp nhiễm sắc thể giới tính sẽ quyết định tới giới tính của một cá nhân được tạo ra trong quá trình sinh sản hữu tính. Nhiễm sắc thể giới tính khác nhiễm sắc thể bình thường vì các nhiễm sắc thể bình thường sẽ xuất hiện theo cặp và các thành tố của nó để có cùng dạng nhưng lại khác các cặp khác trong một tế bào lưỡng bội, trong khi đó các thành tố của một cặp nhiễm sắc thể giới tính sẽ có sự khác nhau và quyết định tới giới tính của một cá thể.

Nhiễm sắc thể có cấu tạo như thế nào?

Nhiễm sắc thể của con người có rất nhiều hình dạng khác nhau như: hình que, hình hạt, hình móc và hình chữ V. Ở một số loài sinh vật sẽ trải giai đoạn ấu trùng trong vòng đời của mình, lúc này các nhiễm sắc thể có kích thước lớn hơn hàng nghìn lần so với NST thông thường và được gọi là NST khổng lồ. Điển hình nhất chính là nhiễm sắc thể có hình chữ V với 2 cánh kích thước khác nhau hoặc bằng nhau. Chiều dài của các NST khoảng từ 0.2 đến 50 micromet và chiều ngang từ 0,2 đến 2 micromet.

Các NST đều được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm ADN và protein. Quấn quanh khối cầu protein chính là các ADN tạo nên nucleoxom. Đây là đơn vị cấu trúc cơ bản theo chiều dọc của nhiễm sắc thể. Mỗi nucleoxom bao gồm 8 phân tử protein histon tạo nên khối cầu dẹt phía ngoài được gói bọc bởi 7/4 vòng xoắn ADN có khoảng 146 cặp nucleotit. Các nucleoxom sẽ được nối với nhau bằng các đoạn ADN cùng với 1 protein histon. Mỗi đoạn có khoảng 15-100 cặp nuclêôtit. Tổ hợp ADN và protein histon tạo thành sợi cơ bản có chiều ngang 11nm, sợi cơ bản cuộn xoắn thứ cấp thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang 30 nm. Sợi nhiễm sắc sẽ tiếp tục đóng xoắn để tạo thành một ống rỗng có chiều ngang 300nm gọi là sợi siêu xoắn, sợi siêu xoắn tiếp tục đóng xoắn để tạo thành crômatit có chiều ngang khoảng 700 nm.

Chính vì có cấu trúc xoắn cuộn nên chiều dài của các nhiễm sắc thể sẽ ngắn lại khoảng 15000- 20000 lần so với chiều dài phân tử ADN. Nhiễm sắc thể dài nhất của người chứa ADN dài khoảng 82mm, sau khi đóng xoắn cực đại ở kì giữa chỉ dài 10 micromet. Sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho việc tổ hợp và phân li của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

  • Nhiễm sắc thể có hai loại: nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
  • Cặp nhiễm sắc thể tương đồng: Đây chính là cặp NST thể tạo ra thông qua cơ chế tổ hợp bao gồm 2 chiếc nhiễm sắc thể có kích thước và hình dạng giống nhau nhưng khác nhau về nguồn gốc, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
  • Nhiễm sắc thể kép: Là nhiễm sắc thể được tạo từ sự nhân đôi nhiễm sắc thể, gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ hoặc có cùng 1 nguồn gốc, hình thành do nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi.
  • Nhiễm sắc thể đơn: các nhiễm sắc thể đơn sẽ chỉ bao gồm 1 sợi ADN kép
Nhiễm sắc thể của con người có rất nhiều hình dạng khác nhau
Nhiễm sắc thể của con người có rất nhiều hình dạng khác nhau

Chức năng của các nhiễm sắc thể

  • Điều hòa hoạt động của gen thông qua hoạt động cuộn xoắn và tháo xoắn nhiễm sắc thể chỉ được thực hiện được khi nhiễm sắc thể tháo xoắn trở thành ADN dạng mạch thẳng.
  • Truyền đạt thông tin di truyền: thông tin di truyền trên nhiễm sắc thể được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể thông qua quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
  • Bảo quản thông tin di truyền: thông tin trên nhiễm sắc thể được bảo quản nhờ cấu trúc đặc biệt của nhiễm sắc thể.
  • Lưu trữ thông tin di truyền: nhiễm sắc thể mang gen chứa thông tin di truyền, mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên nhiễm sắc thể. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể được di truyền cùng nhau

Một số vấn đề cần lưu ý về nhiễm sắc thể

  • Đối với phụ nữ mang thai nếu có điều kiện nên tiến hành khám và tư vấn sàng lọc trước sinh về các nguy cơ di truyền, nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.
  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần chú ý tới vấn đề tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh, vắc-xin có tác dụng nâng cao khả năng đề kháng chống lại những tác nhân và ngăn ngừa nhiễm vi-rút trong thời kỳ mang thai.
  • Không được để thuốc diệt cỏ, hóa chất trừ sâu ở trong nhà. 
  • Người làm việc có tiếp xúc với hóa chất và sử dụng hóa chất cần chấp hành các quy định về an toàn sử dụng hóa chất, sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân để hạn chế nguy cơ rủi ro.
  • Các biện pháp phòng chống đối với đột biến nhiễm sắc thể bao gồm việc thực hiện nghiêm các quy định về an toàn nói chung, an toàn bức xạ hạt nhân nói riêng, nhất là tại những nơi làm việc có tiếp xúc với chất phóng xạ.

Trên đây là một số thông tin về nhiễm sắc thể mà chúng tôi đã tổng hợp lại và chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cũng cấp sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe.

Nguồn: Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990