Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phải làm thế nào khi bé sơ sinh khó ngủ?

Cập nhật: 17/01/2020 11:03 | Người đăng: Lường Toán

Khi trẻ sơ sinh khó ngủ không chỉ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của trẻ nhỏ mà còn có thể khiến cho các mẹ cảm thấy mệt mỏi và rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm sau khi sinh.

Giấc ngủ chính là nền tảng giúp cho trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và thông minh hơn. Trong những năm tháng đầu đời, não bộ của trẻ nhỏ sẽ phát triển rất mạnh mẽ và liên tục tạo ra những kết nối thần kinh mới. Trẻ sẽ liên tục tiếp nhận thông tin và nhận thức mọi thứ xung quanh. Khi trẻ ngủ, não bộ sẽ xử lý những thông tin này để sử dụng trong tương lai. Do đó, trong những năm tháng đầu đời trẻ sẽ cần ngủ đủ giấc để tích trữ năng lượng giúp cho não bộ và cơ thể phát triển một cách toàn diện.


Trong những năm tháng đầu đời trẻ sẽ cần ngủ đủ giấc để tích trữ năng lượng giúp cho não bộ và cơ thể phát triển một cách toàn diện

Tại sao bé sơ sinh khó ngủ vào ban đêm?

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ không ngủ xuyên đêm. Trong khoảng 1, 2 tháng đầu đời, trẻ sẽ ngủ khoảng 12 - 18 tiếng mỗi ngày và không theo một chu kỳ cố định nào. Khi được khoảng 6 tuần tuổi bé mới bắt đầu ngủ theo nếp. Khoảng 3-6 tháng tuổi thì bé sẽ bắt đầu ngủ theo định luật nhất định mà mẹ tạo ra. Đến khoảng 9 tháng tuổi thì đa phần các bé sẽ đều ngủ cả đêm. Trong giai đoạn sơ sinh, nếu như bé khó ngủ có thể là do những nguyên nhân sau đây:

  • Tâm trạng bé bị xao động.
  •  Bé gặp ác mộng.
  • Bé bị ốm.
  • Bé bị thay đổi địa điểm ngủ.
  • Bé thiếu canxi, còi xương. Khi bị thiếu canxi bé sẽ có dấu hiệu chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, hay ra mồ hôi trộm.
  • Tã ướt.
  • Bé đói hoặc cảm thấy khó chịu.

Bé sơ sinh khó ngủ chính là nỗi lo chung của các gia đình, đặc biệt là khi kèm theo tình trạng quấy  khóc. Điều này sẽ có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của những thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với người mẹ.

Nếu như không nắm được những kiến thức chăm sóc cho trẻ nhỏ thì có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân, những người đã có kinh nghiệm để có thể nhận được những lời khuyên hữu ích. Tốt nhất nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia trong quá trình chăm sóc cho trẻ nhỏ.

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ sơ sinh không hoàn toàn là bản năng tự nhiên vốn có mà cần phải luyện tập, uốn nắn để giấc ngủ của trẻ trở thành một thói quen theo giờ. Vì bé chưa nhận thức và có khả năng tiếp thu nên việc rèn luyện cũng sẽ dễ dàng hơn.

Thế giới bên ngoài không giống như môi trường ở trong bụng mẹ, do đó cơ thể của trẻ sẽ có nhiều lạ lẫm, cảm giác thiếu an toàn nên sẽ xuất hiện tình trạng khóc. Đây cũng chính là lý do khiến cho trẻ bớt khóc khi được bố mẹ bế bởi trẻ có thể cảm nhận được hơi ấm cũng như sự an toàn từ người thân của mình.


Các mẹ không nên chủ quan khi trẻ sơ sinh khó vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và chiều cao sau này của trẻ

Phải làm thế nào khi bé sơ sinh khó ngủ?

Các mẹ không nên chủ quan khi trẻ sơ sinh khó vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và chiều cao sau này của trẻ. Nếu bé sơ sinh khó ngủ thì các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp sau đây:

  • Tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý khiến bé sơ sinh khó ngủ: Có thể bé không chịu ngủ bởi những khó chịu của bệnh lý như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản,… Mẹ cần giải quyết triệt để các nguyên nhân này.
  • Tạo môi trường thoáng đãng, dễ chịu cho trẻ trước khi ngủ: Đôi khi ánh sáng quá mạnh hoặc tiếng ồn lại chính là nguyên do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ. Mẹ cần tạo môi trường yên tĩnh cho con trước khi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên thay bỉm cho con nhé. Mẹ nên thay bỉm cho bé trước khi bú vào ban đêm. Việc này giúp mẹ  không đánh thức bé quá nhiều khi bé đang thiu thiu ngủ khi vừa bú xong.
  • Đặt bé xuống giường khi bé còn tỉnh táo: Mẹ nên đặt bé xuống giường hoặc cũi khi bé bắt đầu buồn ngủ để tạo cho bé thói quen ngủ một mình. Mẹ không nên để bé ngủ trên tay mình vì sẽ tạo thói quen xấu, khi mẹ không bế lập tức phản ứng lại bằng cách quấy khóc.
  • Làm ổ cho bé cảm thấy ấm áp dễ đi vào giấc ngủ: Bé sơ sinh cần bố mẹ giúp điều chỉnh cảm xúc và cần cảm giác an toàn, được bảo vệ. Chúng thích được ủ chăn hay quấn tã, ôm ấp hay đu đưa nhẹ để ngủ. Bố mẹ có thể sử dụng chăn mỏng tạo thành chiếc ổ nhỏ, rồi đặt bé vào trong cho bé có cảm giác an toàn ấm áp như đang trong vòng tay mẹ. Đây là một trong những cách trị bé sơ sinh khó ngủ được rất nhiều mẹ áp dụng.
  • Quan sát và cho bé ngủ đúng thời điểm bé muốn ngủ: Thông thường khi buồn ngủ bé thường có một số dấu hiệu như: im lặng, dụi mắt, ngái ngủ. Ngay lúc này, bố mẹ cần nhận biết và đặt bé vào cũi hoặc giường để bé chìm vào trong giấc ngủ.
  • Cân đối thời gian ngủ ngày và đêm: Khi bé  ngủ quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm bé sẽ khó ngủ hơn. Thay vì để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, mẹ nên cho bé ngủ khoảng 2 đến 2,5 giờ rồi đánh thức bé dậy, cho bé ăn, giữ cho bé tỉnh táo một chút.
  • Ngủ đúng giờ: Cho bé ngủ luyện tập thói quen đúng giờ mỗi ngày, dần hình thành nếp ngủ. Bên cạnh đó, trước khi ngủ, mẹ có thể kể chuyện hoặc hát ru để con cảm thấy thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bé còn nhỏ nhưng vẫn cảm nhận được những gì mẹ nói, con cảm thấy an toàn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đế áp dụng cách trị bé sơ sinh khó ngủ này bố mẹ cần thật sự kiên trì.

Trẻ sơ sinh không ngủ đủ giấc sẽ có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sự phát triển của trí não và khả năng nhận thức khi lớn lên. Do đó, các bố mẹ cần phải nhanh chóng phát hiện nguyên nhân để có phương pháp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990