Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh suy tim

Cập nhật: 18/01/2020 10:10 | Người đăng: Lường Toán

Tim chính là một trong những cơ quan đảm nhiệm vai trò rất quan trọng đối với những hoạt động ở bên trong cơ thể con người. Khi bị suy tim, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì thế, việc nắm bắt thông tin tổng quan về căn bệnh này là một điều vô cùng cần thiết.

Bệnh suy tim là gì?

Suy tim là tình trạng tim không có đủ khả năng bơm để có thể cung cấp đầy đủ lượng máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết tất cả các bệnh lí về tim mạch. 

Khi mắc bệnh suy tim, người bệnh sẽ bị giảm khả năng hoạt động, chất lượng cuộc sống bị giảm sút, tùy từng mức độ của bệnh mà sẽ cần phải có phương pháp hỗ trợ khác nhau. 

Những trường hợp bị suy tim nặng có nguy cơ dẫn tới tử vong rất cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mãn tính.


Suy tim là tình trạng tim không có đủ khả năng bơm để có thể cung cấp đầy đủ lượng máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể

Nguyên nhân gây ra bệnh suy tim

Dựa theo những triệu chứng lâm sàng, bệnh suy tim được chia thành 3 nhóm khác nhau là: Suy tim phải, suy tim trái, suy tim toàn bộ. Cụ thể nguyên nhân gây bệnh đối với từng nhóm như sau:

Nguyên nhân suy tim trái

  • Bệnh lý cơ tim
  • Bệnh lý van tim: hẹp hở van động mạch chủ, hở van hai lá
  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, suy tim sau nhồi máu cơ tim
  • Tăng huyết áp: là nguyên nhân thường gặp nhất
  • Bệnh tim bẩm sinh: còn ống động mạch, hẹp eo động mạch chủ,..

Nguyên nhân suy tim phải

  • Hẹp van hai lá
  • Tăng áp lực động mạch phổi
  • Bệnh phổi mạn tính: COPD, giãn phế quản, xơ phổi...
  • Suy tim trái lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim phải, đây là nguyên nhân thường gặp nhất

Nguyên nhân suy tim toàn bộ

  • Bệnh cơ tim giãn
  • Thường do suy tim trái tiến triển lâu năm thành suy tim toàn bộ

Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh suy tim

  • Nam giới
  • Hút thuốc lá
  • Rối loạn lipid máu
  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Lối sống tĩnh tại
  • Bệnh phổi tắc nghẽn không được kiểm soát
  • Bệnh lí tim bẩm sinh, bệnh lí van tim không được sửa chữa
  • Tuổi cao

Triệu chứng của bệnh suy tim

Tùy thuộc vào từng nhóm suy tim sẽ có triệu chứng nhận biết khác nhau. Chúng ta sẽ cần phải nắm được dấu hiệu nhận biết của từng nhóm suy tim để phát hiện bệnh kịp thời.

Triệu chứng suy tim trái:

  • Khám tim có thể phát hiện các dấu hiệu: mỏm tim lệch trái, tiếng thổi bất thường do bệnh lí van tim
  • Tiểu ít, hoa mắt, chóng mặt
  • Đau ngực: bệnh nhân có thể có đau ngực do bệnh lí mạch vành (là nguyên nhân gây suy tim) nhưng cũng có thể đau ngực do suy tim nặng dẫn đến giảm tưới máu cho mạch vành
  • Các cơn hen tim, phù phổi cấp: thường xuất hiện sau gắng sức, bệnh nhân khó thở dữ dội, vật vã kích thích, ho khạc bọt hồng. Cần phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng
  • Khó thở: khó thở khi gắng sức ở những giai đoạn đầu, khi suy tim nặng dần sẽ có những cơn khó thở kịch phát về đêm, người bệnh phải ngồi dậy để thở

Triệu chứng suy tim phải:

  • Gan to, phù chân, tĩnh mạch cổ nổi
  • Khó thở: thường khó thở tăng dần, nặng dần lên, thường không có cơn khó thở kịch phát như suy tim trái. Những bệnh nhân suy tim phải do bệnh phổi tắc nghẽn có thể có các đợt khó thở cấp do bệnh phổi tiến triển.

Triệu chứng suy tim toàn bộ:

  • Gan to, phù nhiều, tĩnh mạch cổ nổi, tràn dịch đa màng
  • Bệnh cảnh giống suy tim phải mức độ nặng, khó thở thường xuyên

Suy tim có thể được phân độ theo NYHA (Hội Tim mạch học New York):

  • Suy tim độ 1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, hoạt động gần như bình thường
  • Suy tim độ 2: các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức nhiều
  • Suy tim độ 3: các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức ít, hạn chế nhiều hoạt động thể lực
  • Suy tim độ 4 (suy tim giai đoạn cuối): các triệu chứng xuất hiện thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi


Người mắc bệnh suy tim sẽ có thể phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

Suy tim vốn không chỉ là một căn bệnh mà đây còn là hội chứng với nhiều triệu chứng bệnh lý về tim mạch. Bệnh suy tim thực chất rất nguy hiểm, nếu như không phát hiện triệu chứng của bệnh hoặc có phương pháp điều trị bệnh đúng cách, người bệnh sẽ có thể phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và thậm chí là ảnh hưởng tới cả tính mạng của người bệnh. Sau đây là một số biến chứng thường gặp đối với những người bị suy tim:

  • Rối loạn nhịp tim: Suy tim khiến buồng tim 2 bên trái – phải không thể co bóp cùng lúc khiến nhịp tim bị rối loạn.
  • Ảnh hưởng tới chức năng van tim: Van tim có nhiệm vụ đóng mở để dòng máu chảy theo một chiều nhất định. Suy tim sẽ khiến máu tích tụ trong tim, lâu dần sẽ làm suy giảm chức năng của van tim.
  • Suy thận: Vì máu không lưu thông tốt, khiến các bộ phận xa tim trong đó có thận không được nhận đủ oxy, dưỡng chất để hoạt động, hậu quả là chức năng thận suy giảm. Người bệnh bị suy thận sẽ có nguy cơ cao phải lọc máu cùng các biện pháp hỗ trợ khác, gây tốn kém và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Tổn thương gan: Tim bị suy khiến máu không được bơm đi khắp cơ thể mà ứ đọng tại tim gây áp lực lên gan, tổn thương gan, lâu dần làm suy giảm chức năng gan.
  • Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Suy tim khiến quá trình lưu thông máu kém hiệu quả, dễ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn hoàn toàn lòng động mạch, hậu quả chính là biến chứng đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim khiến người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào nếu không được xử lý kịp thời. Theo số liệu thống kê mới nhất của Hội tim mạch Việt Nam, số người tử vong vì suy tim đang ngày càng gia tăng. Nếu như ở thế kỷ 20, suy tim đứng thứ 3 trong danh sách những nguyên nhân gây tử vong thì bước sang thế kỷ 21, số ca tử vong vì suy tim đã vượt lên hàng đầu.
  • Giảm chức năng hô hấp – Phù phổi cấp: Suy tim khiến một lượng lớn máu bị ứ trệ tại phổi, ngăn cản quá trình trao đổi khí, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng khó thở, ho khan, đôi khi là ho ra bọt hồng,… Nặng hơn là cơn phù phổi cấp, xuất hiện với triệu chứng khó thở đột ngột và dữ dội, chất dịch và bọt khí chảy ra mũi, miệng, gây nên trạng thái suy hô hấp cấp – còn gọi là “chết đuối trên cạn”, lúc này người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để tránh tử vong.

Cách phòng tránh rủi ro đối với những người bị suy tim

Khi mắc bệnh suy tim, người bệnh sẽ không thể kiểm soát được tiến triển của bệnh hay điều trị phục hồi hoàn toàn nhưng có thể làm giảm thiểu nguy cơ rủi ro bằng những cách sau đây:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị: Bạn nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi các dấu hiệu bất thường và đi khám ngay để kịp thời xử lý.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim với các nguyên tắc giảm muối, hạn chế thực phẩm khó tiêu chứa nhiều đạm và chất béo là điều kiện tiên quyết mà bạn nên thực hiện.
  • Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Khi phải đối diện với các rủi ro về biến chứng, người bệnh suy tim có thể tìm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe để làm chậm tiến triển của bệnh suy tim.
  • Duy trì sự vận động: Thói quen tập thể dục sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh tim, giúp máu lưu thông tốt hơn và cải thiện được sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh suy tim nên tránh hoạt động gắng sức.
  • Phẫu thuật tim mạch: Tùy theo nguyên nhân suy tim, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch, nong mạch, đặt stent, sửa chữa van tim, thay van tim, đặt máy tạo nhịp… Giải pháp cuối cùng là thay tim nếu tình trạng quá nguy cấp, song lựa chọn này rất khó khăn và đắt đỏ.

Những phương pháp chẩn đoán bệnh suy tim

Để chẩn đoán chính xác bệnh suy tim có thể áp dụng những phương pháp sau đây:

  • Điện tâm đồ: thường không chẩn đoán được suy tim dựa vào điện tim, nhưng điện tim có thể cho thấy các dấu hiệu gián tiếp về nguyên nhân suy tim như biến đổi ST, sóng T, sóng Q, tăng gánh thất trái, dày nhĩ dày thất. Đặc biệt trên điện tim nếu có dấu hiệu block nhánh trái, độ rộng QRS >130ms kèm chức năng tim EF <35% là một chỉ định cấy máy tái đồng bộ tim (CRT)
  • Siêu âm doppler tim: là phương tiện cần thiết để chẩn đoán và tìm nguyên nhân suy tim. Trên siêu âm tim có thể đánh giá được chức năng tim, bệnh lý các van tim, rối loạn vận động vùng trong bệnh mạch vành, áp lực động mạch phổi, bất thường tim bẩm sinh…
  • Xét nghiệm: NT-proBNP, BNP là các peptid lợi niệu, tăng lên trong máu do sự 
  • X-Quang ngực: cũng không đặc hiệu để chẩn đoán suy tim, có thể thấy bóng tim to nếu suy tim nặng, buồng tim giãn
  • căng giãn các buồng tim. NT-proBNP tăng là một chỉ điểm của suy tim
  • Các xét nghiệm khác: Cholesterol, HbA1C, HDL-C, LDL-C, chức năng gan, thận..

Cách điều trị bệnh suy tim

Điều trị nội khoa chính là nền tảng điều trị bệnh suy tim, kết hợp cùng với những nguyên nhân suy tim khác như: sửa van, phẫu thuật thay van, phẫu thuật sửa chữa các bệnh lí tim bẩm sinh, tái thông mạch vành… Có thể cấy máy tái đồng bộ tim (CRT), máy phá rung (ICD) khi có chỉ định

Điều trị nội khoa:

  • Digoxin: không cải thiện được tỉ lệ tử vong nhưng cải thiện được triệu chứng, cẩn thận khi dùng kéo dài, có thể gây ngộ độc
  • Thuốc lợi tiểu: lợi tiểu quai thường dùng trong suy tim ứ huyết, cải thiện được triệu chứng suy tim
  • Lợi tiểu kháng Aldosterone: cũng là thuốc có thể cải thiện được nguy cơ đột tử ở bệnh nhân suy tim.
  • Chẹn beta giao cảm: ức chế các phản ứng quá mức của hệ giao cảm, cải thiện được tỉ lệ tử vong và nguy cơ đột tử do các rối loạn nhịp, tăng khả năng gắng sức.
  • Thuốc ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1: là thuốc nền tảng điều trị suy tim, cải thiện được triệu chứng và tỉ lệ tử vong.
  • Nhóm thuốc kết hợp Valsartan/Sacubitril: đây là thuốc kết hợp được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, hiệu quả đã được chứng minh vượt qua ức chế men chuyển/ức chế thụ thể đơn thuần trong điều trị suy tim.

Cấy máy ICD

Có chỉ định khi suy tim EF ≤35%, tiên lượng sống thêm ≥1 năm, còn triệu chứng dù đã điều trị nội khoa tối ưu do bệnh cơ tim giãn, bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh nhân có rối loạn nhịp thất nặng có thể gây mất huyết động.

Cấy máy CRT

Có nhiều chỉ định cho CRT, đặc biệt là khi suy tim EF ≤35%, QRS ≥130ms mà vẫn còn triệu chứng dù đã điều trị nội khoa tối ưu

Ghép tim

Khi suy tim giai đoạn cuối, kháng lại với các biện pháp điều trị, dưới 65 tuổi. Chống chỉ định khi có tăng áp phổi cố định, bệnh lí toàn thân nặng, ung thư phát hiện dưới 5 năm.

Trên đây chính là những thông tin quan trọng về bệnh suy tim mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn có thể nắm được những kiến thức hữu ích nhất để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn: cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990