Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giảm hồng cầu

Cập nhật: 31/12/2021 18:00 | Người đăng: Lường Toán

Giảm hồng cầu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp cho những tế bào ở trong cơ thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, hãy cùng ban tư vấn cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giảm hồng cầu trong bài viết sau đây.


Giảm hồng cầu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp cho những tế bào ở trong cơ thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng

Giảm hồng cầu trong máu là gì?

Số lượng hồng cầu trung bình ở trong máu của người Việt Nam đối với nam giới khoảng 4,2 triệu/mm3 và nữ giới khoảng 3,8 triệu/mm3. Tùy từng trạng thái ăn, ngủ hay khi hoạt động sẽ khiến cho hồng cầu ở trong máu thay đổi. Lượng hồng cầu trung bình ở trong máu của trẻ sơ sinh thường cao hơn so với của người lớn, số lượng hồng cầu khoảng 5 triệu/mm3.

Thời gian sống trung bình của hồng cầu ở trong máu ngoại vị thường từ 100 cho tới 120 ngày. Những hồng cầu già sẽ bị tiêu hủy bởi các đại thực bào ở trong lá lách, gan và tủy xương.

Giảm hồng cầu chính là tình trạng suy giảm lượng huyết sắc tố hoạt động ở trong máu ngoại vi và lượng hồng cầu trong máu sẽ thấp hơn so với những người bình thường.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm hồng cầu trong máu

Rất khó để có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng giảm hồng cầu trong máu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó bao gồm: bất thường màng hồng cầu, thiếu máu do di truyền, thiếu hụt vitamin B12 hay acid folic, thiếu men hoặc sự bất thường của huyết sắc tố.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được biện pháp ngăn ngừa được bệnh thiếu máu do di truyền. Các biện pháp kỹ thuật hiện nay có thể giúp cho các cặp vợ chồng kiểm tra được xác xuất trẻ có mang mầm bệnh hay không.

Biểu hiện thường gặp khi bị giảm hồng cầu

Đối với những người bị giảm hồng cầu ở mức độ nhẹ sẽ không cảm thấy triệu chứng rõ rệt. Các triệu chứng có thể gặp đầu tiên đối với những trường hợp bệnh phát triển chậm là:

  • Rất khó tập trung và hay suy nghĩ
  • Nhức đầu
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là khi vận động nhiều hoặc khi tập thể dục
  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu và gắt gỏng

Nếu như bệnh thiếu máu tiến triển nặng hơn sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng như:

  • Đau lưỡi
  • Khó thở
  • Màu da nhợt nhạt
  • Móng tay giòn
  • Màu xanh ở lòng trắng của mắt
  • Choáng váng nhẹ khi bạn đứng lên

Những phương pháp điều trị khi bị giảm hồng cầu trong máu

Việc chẩn đoán tình trạng giảm hồng cầu không khó, chỉ cần thực hiện một số xét nghiệm máu là có thể phát hiện ra. Tuy nhiên, không dễ dàng để tìm ra nguyên nhân khiến cho lượng hồng cầu bị giảm. Các bác sĩ sẽ cần theo dõi người bệnh để khai thác những triệu chứng, chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày cùng với những bệnh lý có liên quan. Đối với từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác để có thể xác định bệnh.

Hiện nay, chúng ta có thể điều trị giảm hồng cầu bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể từng phương pháp điều trị giảm hồng cầu như sau:

Điều trị giảm hồng cầu bằng thuốc

Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm hồng cầu mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp nhất.

  • Đối với những người bị thiếu máu nặng cần phải truyền máu bổ sung.
  • Nếu thiếu máu do dưỡng chất có thể bổ sung thêm sắt, acid folic, vitamin B12 cùng với một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết đối với cơ thể.
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid.
  • Sử dụng thuốc Erythropoietin để kích thích tủy xương tạo máu.
  • Sử dụng thuốc để điều trị một số loại bệnh kèm theo như thuốc tẩy giun, thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng...

Điều trị giảm hồng cầu bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu. Xây dựng một chế độ ăn uống kết hợp với sinh hoạt hợp lý sẽ làm tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể, giảm thiểu những triệu chứng của bệnh thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Tập những bài tập thể dục vừa sức mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức khỏe, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa, tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể. 


Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với việc làm tăng số lượng hồng cầu ở trong máu

Những người bị giảm hồng cầu, thiếu máu nên ăn gì?

Cơ thể bị thiếu hồng cầu sẽ khiến cho cơ thể không có đủ số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy tới những cơ quan ở bên trong cơ thể. Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với việc làm tăng số lượng hồng cầu ở trong máu. Chính vì thế, các bạn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của mình những loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình tạo máu như: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau quả có màu xanh đậm, củ dền, củ cải, bí ngô, các loại quả chứa nhiều vitamin C…

Củ dền đỏ

Theo chứng minh của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ cần uống khoảnh 2 ly nước củ dền đỏ thì trong 1 tuần sẽ thấy được sự chuyển biến rất rõ rệt về số lượng hồng cầu ở trong máu. Bên cạnh việc ép củ dền để lấy nước có thể sử dụng củ dền để nấu súp, nấu canh hoặc nấu cháo giống như những loại củ thông thường khác.

Củ cải

Củ cải cũng chính là một trong những loại củ có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường lượng hồng cầu ở trong máu. Hàm lượng sắt cùng với các loại vitamin và khoáng chất có trong củ cải có thể làm giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu rất hiệu quả.

Quả lựu

Hàm lượng sắt có trong lựu sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc làm tăng lượng hồng cầu ở trong máu. Ngoài ra, trong lựu cũng có chứa rất nhiều vitamin có tác dụng làm tăng sức đề kháng giúp cho cơ thể có thể ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật.

Bí ngô

Một loại thực phẩm rất tuyệt vời đối với những người bị thiếu máu chính là bí ngô. Trong quả bí ngô có chứa nhiều vitamin A hỗ trợ cho quá trình sản sinh ra tiểu cầu trong cơ thể và tạo ra những loại protein có vai trò rất quan trọng.

Rau má

Nếu như bạn thắc mắc giảm hồng cầu nên ăn gì thì rau má chính là một trong những lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua. Tác dụng của rau má chính là tái tạo lại những tế bào hồng cầu đã bị tổn thương và cải thiện chất lượng máu tốt hơn. Sử dụng rau má thường xuyên sẽ giúp tăng cường khả năng sản sinh ra hồng cầu và tiểu cầu.

Các loại quả giàu vitamin C

Các loại quả giàu vitamin C nhất chính là: Cam, chanh, bưởi, nho, táo, kiwi, ổi… Những loại quả này có thể làm tăng lượng tiểu cầu ở trong máu, giảm nguy cơ dẫn đến bệnh thiếu máu và cung cấp một số loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Các loại quả giàu vitamin C cũng giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng.

Các loại rau xanh có chứa nhiều loại vitamin K

Một số loại rau xanh có chứa nhiều vitamin K như: cải bó xôi. cải xoăn, rau mồng tơi… Vitamin K có thể kích thích cơ thể sản sinh ra một loại protein có tác dụng chống đông máu. Các bạn có thể thường xuyên ăn những loại rau này để ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu hồng cầu.

Các loại hạt 

Một số loại hạt như: hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt điều… rất tốt đối với những người bị giảm hồng cầu. Trong những loại hạt này có chứa hàm lượng sắt và protein cao giúp tăng cường lượng hồng cầu ở trong máu, đồng thời là một nguồn cung cấp năng lượng lành mạnh cho những hoạt động của cơ thể. Hãy sử dụng những loại hạt này hàng ngày để tăng cường sức khỏe nhé!

Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ chính là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người bị giảm hồng cầu. Các loại thịt đỏ như: thịt cừu, thịt dê, thịt lợn, thịt nạc bò… chứa hàm lượng sắt cao giúp những hầu cầu bị tổn thương được tái tạo lại đồng thời sản sinh ra những loại hồng cầu mới khỏe mạnh hơn. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ăn nhiều vì chúng có thể làm cho hàm lượng cholesterol ở trong máu tăng lên gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với cơ thể. Do đó, người bệnh chỉ nên ăn một lượng thịt vừa đủ mỗi ngày và sử dụng kèm theo nhiều loại thực thực phẩm bổ máu khác để cải thiện tình trạng thiếu máu của mình.

Các loại hải sản

Một số loại hải sản có chứa hàm lượng sắt rất cao như cua, tôm, ốc, sò, ngao, hàu… Đặc biệt, những loại thực phẩm này không chứa nhiều cholesterol như các loại thịt đỏ. Chính vì thế có thể làm giảm nguy cơ bị thiếu máu và tăng cường lượng hồng cầu khỏe mạnh bằng cách thường xuyên ăn hải sản. Không những thế, trong các loại hải sản còn chứa nhiều canxi cùng với một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Trên đây là một số thông tin về bệnh giảm hồng cầu mà chúng tôi đã tổng hợp lại giúp cho bạn đọc có thêm hiểu biết về căn bệnh này. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn.

Thông tin hữu ích khác
su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy... duoc-pham-la-gi Dược phẩm là gì? Có những loại dạng dược phẩm nào? Dược là ngành học đóng vai trò quan trọng cho hệ thống Y tế hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những kiến thức cần thiết về ngành học... hoc-y-co-can-laptop-khong Học Y có cần laptop không? Laptop là một trong những công cụ giúp tiếp cận thông tin, học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả. Do đó, khá nhiều bạn tân sinh viên thắc mắc... gps-trong-nganh-duoc GPs trong ngành Dược là gì? Quy trình đánh giá và cấp chứng nhận Ngành Dược là một ngành đặt ra nhiều quy tắc nhằm đảm bảo chất lượng cũng như an toàn của sản phẩm và GPs là yếu tố quan trọng mà chủ nhà thuốc...
Xem thêm >>



0899 955 990