Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách chữa cảm nắng nhanh nhất, hiệu quả nhất

Cập nhật: 31/12/2021 18:00 | Người đăng: Lường Toán

Trong thời tiết nắng nóng, chúng ta sẽ rất dễ gặp phải tình trạng bị cảm nắng. Chính vì thế, ban tư vấn cao đẳng Y Dược TPHCM sẽ cung cấp những cách chữa cảm nắng nhanh nhất, hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây để các bạn có thể tham khảo.


Trong thời tiết nắng nóng, chúng ta sẽ rất dễ gặp phải tình trạng bị cảm nắng

Cảm nắng là gì?

Cảm nắng chính là một tình trạng rất phổ biến và thường gặp vào mùa hè, đặc biệt là trong những ngày có nhiệt độ cao. Bị cảm say khi đi nắng là trường hợp bình thường của say nắng. Khi đi quá lâu hoặc làm việc nặng nhọc ở ngoài trời nắng, vùng cổ gáy có thể sẽ bị nhiều tia nắng chiếu thẳng vào. Khi bị những tia nắng mặt trời gay gắt liên tục chiếu vào khiến cho trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị chấn động gây ra sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt của cơ thể cùng với hiện tượng cơ thể bị mất nước.

Khi bị cảm nắng thường có biểu hiện của bệnh nặng ngay từ đầu, có nhiều dấu hiệu sớm của thần kinh bị tổn thương có thể sẽ phục hồi hoặc không thể phục hồi. Một số trường hợp bị cảm nắng còn gây ra tình trạng máu bị tụ dưới lớp màng cứng và tụ ở trong não.

Khi bị cảm nắng, con người sẽ cảm thấy nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi...và còn có thể gây ra đột quỵ. Nếu như người bị cảm nắng không được xử lý kịp thời sẽ để lại những di chứng không thể phục hồi và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế, các bạn hãy trang bị cho bản thân các chữa cảm nắng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu xung quanh.

Dấu hiệu bị cảm nắng

Một đặc điểm chung nhất đối với những người bị say nắng, cảm nắng chính là tình trạng bị tăng thân nhiệt, nhiệt độ của cơ thể sẽ khoảng trên 41 độ C. Khi nhiệt độ của cơ thể tăng lên sẽ khiến cho quá trình đào thải mồ hôi để giúp cho cơ thể giải phóng bớt nhiệt lượng tăng lên. Chính vì thế, cơ thể sẽ bị mất nước, nếu như không được bù lượng nước kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả như: rối loạn điện giải,  giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch và có thể dẫn tới tử vong. Khi nhiệt độ của cơ thể tăng cao cũng gây ra ảnh hưởng đối với một số yếu tố khác gây ra tình trạng rối loạn hoạt động chức năng của nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như: thần kinh, hô hấp, tim mạch...

Khi bị cảm nắng, người bệnh sẽ thường có những biểu hiện rất phổ biến sau đây:

  • Cơ chuột rút hoặc yếu kém
  • Cơ thể mệt mỏi, mắt lờ đờ
  • Sốt cao
  • Thở gấp
  • Sốt cao
  • Da đỏ
  • Đột quỵ
  • Đau đầu, chóng mặt, nôn mửa

Cách chữa cảm nắng nhanh nhất, hiệu quả nhất

Khi bị cảm nắng cần phải nhanh chóng thực hiện những biện pháp sơ cứu trước khi nhân viên y tế đến hoặc trước khi đưa người bệnh đến cơ sở ý tế. Các bạn có thể áp dụng những cách chữa say nắng sau đây:

Nhanh chóng giúp cho người bị cảm nắng hạ bớt thân nhiệt: Việc giúp cho người  bệnh hạ bớt thân nhiệt rất cần thiết và có vai trò rất quan trọng vì cảm nắng chính là do cơ thể bị mất nước và thân nhiệt tăng.

  • Di chuyển người bị cảm nắng vào chỗ mát mẻ, thoáng gió sau đó cởi bỏ bớt quần áo.
  • Cho người bị cảm nắng uống nước có pha chút muối.
  • Sử dụng khăn lạnh hoặc nước đá để chườm mát sở những vị trí có động mạch lớn như bẹn, nách và cổ.
  • Đối với những trường hợp bị cảm nắng nặng, người bệnh đã rơi vào trong trạng thái bị bất tỉnh hãy sử dụng ngón tay cái để bấm vào huyệt nhân trung và huyệt thập tuyên để giúp cho bệnh nhân thức tỉnh và tiết nhiệt.
  • Nếu như bệnh nhân bị rơi vào trạng thái hôn mê và không thể uống được nước, sốt cao liên tục và nôn nhiều kèm theo những triệu chứng đau ngực, đau bụng, khó thở không thể tự uống nước cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế.

Tại trung tâm y tế, người bệnh sẽ được các bác sĩ bù nước cùng với các chất điện giải và một số biện pháp hỗ trợ khác. Đối với những bệnh nhân  bị sốt cao có thể sẽ được chỉ định hạ sốt bằng cách sử dụng paracetamol. Nếu như xuất hiện co giật cần phải cho bệnh nhân uống những loại thuốc chống co giật. Đối với những người bị hôn mê cần phải đặt ống nội khí quản và thở bằng máy.

Khi người bệnh bị cảm nắng đã tỉnh lại không nên quay trở lại làm việc ngay mà cần phải nghỉ ngơi thêm vài ngày đồng thời uống các loại thuốc giải cảm nắng, nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát và đặc biệt phải tránh tiếp xúc trực tiếp đối với ánh nắng trực tiếp.


Nhanh chóng giúp cho người bị cảm nắng hạ bớt thân nhiệt

Những cách phòng tránh cảm nắng hiệu quả nhất

Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần phải quan tâm chính là nắm được những biện pháp phòng tránh cảm nắng. Sau đây là những các phòng tránh cảm nắng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng những hiệu quả mang lại rất tốt.

  • Hạn chế các hoạt động thể lực quá sức
  • Không làm việc quá lâu trong một môi trường nóng bức hoặc ngoài trời nắng
  • Khi làm việc ở ngoài trời nắng, luôn trang bị đầy đủ những thiết bị chống nắng như mũ, nón, kính, quần áo bảo hộ…
  • Dù không khát nhưng vẫn nên uống nước thường xuyên. Tốt nhất nên uống nước có pha một chút muối, nước trái cây hoặc dung dịch oresol.
  • Làm thông thoáng môi trường làm việc để nhiệt độ dịu mát hơn, đặc biệt là những môi trường làm việc như công xưởng, hầm lò. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc đề phòng tình trạng người lao động bị cảm nắng.
  • Sau khoảng 45 phút hoặc 1 tiếng làm việc nên nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát khoảng 15-20 phút.

Cảm nắng là tình trạng cơ thể bị sốc nhiệt khi phải hoạt động nhiều giờ liền trong điều kiện nóng bức hoặc những có sức khỏe yếu như trẻ nhỏ, người già, những người khó điều hòa được thân nhiệt của cơ thể…

Các bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp để phòng ngừa bệnh cảm nắng ngay tại nhà bằng những nguyên liệu rất đơn giản như:

Sữa chua hòa nước

Trộn 2 muỗng cà phê sữa chua cùng với 1 ly nước, 1 nhúm muối và có thể thêm vào một ít bột nghệ. Trong mùa hè, mỗi ngày nên uống từ 1-2 ly nước này để cấp nước và làm mát cơ thể. Ngoài ra, loại đồ uống này còn có thể cung cấp vi khuẩn, chất khoáng, protein, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Tắm nước mát

Cách làm hiệu quả nhất đối với những người mới bị cảm nắng chính là ngâm mình ở trong nước mát khoảng 15-20 phút, đặc biệt là đối với những người phải làm việc ở dưới nắng.

Ngâm mình trong nước mát có thể giúp cho cơ thể hạ nhiệt nhưng tuyệt đối không được dùng nước đá vì nó sẽ khiến cho cơ thể hạ nhiệt quá nhanh gây ra nhiều nguy hiểm.

Đậu xanh

Có thể nấu đậu xanh lên để lấy nước, uống nước đậu xanh có thể giúp cho cơ thể có đủ lượng nước cần thiết, đồng thời hạ nhiệt cơ thể. Đậu xanh là loại thực phẩm có tính hạ sốt tự nhiên và có thể thanh lọc, giải nhiệt cơ thể,

Tinh dầu

Trộn 2-3 giọt tinh dầu bạc hà cùng với 1-2 giọt tinh dầu oải hương, 2 thìa cà phê dầu oliu hoặc cũng có thể thay thế được dầu hạnh nhân. Hãy sử dụng hỗn hợp này để thoa lên vùng sau cổ, bên trong cổ tay, lòng bàn tay khi cảm thấy thân nhiệt của cơ thể bắt đầu tăng lên.

Tác dụng của dầu oải hương chính là làm cho da bị cháy nắng cùng với các dây thần kinh được dịu bớt. Dầu bạc hà có thể hạ nhiệt và làm mát cơ thể.

Nước ép từ củ hành

Khi bị cảm nắng có thể bôi nước ép hành vào vùng ngực, dưới bàn chân, sau tai. Khi cảm thấy những triệu chứng cảm nắng đã giảm bớt có thể uống 1 thìa nước ép hành trộn cùng 1 thìa nước mật ong 2 lần mỗi ngày.

Nước trái me

Sử dụng vài miếng me dần với 1 ly nước sau đó thêm một chút mật ong và đường. Nấu hỗn hợp này trong khoảng vài phút. Có thể uống nước me ngay sau khi thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng cảm nắng để giúp hạ nhiệt, đồng thời cung cấp chất điện giải cùng với những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể do đã bị mất nước.

Nước rau mùi

Lấy nước ép rau mùi sau đó pha thêm 1 chút đường  và để trong tủ lạnh. Khi bị cảm nắng có thể uống nước ép rau mùi để làm mát cơ thể, hạ nhiệt, chống  buồn nôn và ói mửa.

Dấm táo

Trộn 1 thìa dấm táo cùng vào một ly nước mát để uống mỗi khi cảm thấy choáng váng và mệt mỏi. Dấm táo sẽ có thể cung cấp vitamin, khoáng chất cùng với những chất điện giải cho cơ thể.

Bột đàn hương

Sử dụng 3-4 thìa cà phê bột đàn hương trộn với nước để bôi lên ngực, lên trán trong khoảng thời gian hơn 1 tiếng. Hoặc cũng có thể thay thế bằng tinh dầu đàn hương. Đàn hương có chứa tính làm mát giúp cơ thể hạ nhiệt.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã có thể nắm được những cách chữa cảm nắng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Hy vọng những kiến thức này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn.

Thông tin hữu ích khác
duoc-luc-hoc-la-gi Dược lực học là gì? Ứng dụng trong ngành Y dược như nào? Dược lực học là cụm từ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực Y dược. Vậy thực chất dược lực học là gì? Ứng dụng của Dược lực học trong ngành Y... duoc-dong-hoc-la-gi Dược động học là gì? Quá trình vào cơ thể như thế nào? Với hoạt động nghiên cứu Dược phẩm, các chỉ số Dược động học có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả dùng thuốc. Vậy thực chất Dược động học là... thuoc-tan-duoc Thuốc tân dược là gì? Kiến thức cơ bản cho sinh viên Y Dược Với sự phát triển của công nghệ y sinh, thuốc tân dược đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, dễ dàng mang theo của con người. Cùng tìm hiểu rõ... su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy...
Xem thêm >>



0899 955 990