Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị tứ chứng fallot

Cập nhật: 23/10/2019 15:58 | Người đăng: Lường Toán

Tứ chứng fallot là một loại bệnh tim bẩm sinh. Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị tứ chứng fallot và các biện pháp chăm sóc sau điều trị như thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau đây.


Tứ chứng fallot là một trình trạng bẩm sinh xảy ra khi bốn khuyết tật ở tim xuất hiện khi trẻ được sinh ra

Tứ chứng fallot là gì?

Tứ chứng fallot là một trình trạng bẩm sinh rất hiếm gặp. Căn bệnh này xảy ra khi bốn khuyết tật ở tim xuất hiện khi trẻ được sinh ra. Những khuyết điểm này sẽ gây ra ảnh hưởng đối với cấu trúc hoạt động của tim khiến cho máu nghèo oxy được đưa đi khắp tất cả các cơ quan trong cơ thể. Những trẻ bị tứ chứng fallot thường có làm da xanh tím do trong máu không có đủ lượng oxy cần thiết.

Tứ chứng fallot tường được chẩn đoán khi trẻ được sinh ra hoặc có thể chẩn đoán ngay từ trong giai đoạn bào thai. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không được phát hiện cho mãi tới khi trưởng thành bằng cách dựa vào những triệu chứng hoặc khiếm khuyết.

Nếu như được chẩn đoán sớm thì người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phẫu thuật thích hợp và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn. Đa phần tất cả những trường hợp bị tứ chứng fallot đều có một cuộc sống tương đối bình thường nhưng sẽ cần phải chăm sóc y tế thường xuyên trong suốt cuộc đời và hạn chế những công việc nặng nhọc.

Cụ thể 4 bất thường ở tim gây ra tình trạng tứ chứng fallot là:

  • Hẹp đường ra thất phải: Do van động mạch phổi bị hẹp khiến cho tâm thất phải giảm lượng máu đến phổi. Có một số trường hợp nghiêm trọng không có động mạch phổi sẽ khiến cho lưu lượng máu đến phổi bị giảm đi.
  • Thông liên thất: Đối với những người bình thường, trên vách ngăn của tâm thất trái và tâm thất phải sẽ không có lỗ thông nhưng những trường hợp bị thông liên thất sẽ có lỗ này. Lỗ này sẽ khiến cho lượng máu nghèo oxy ở tâm thất phải quay trở lại phổi bị hòa cùng với lượng máu giàu oxy ở tâm thất trái và máu ở tâm thất trái cũng bị hòa cùng với máu ở tâm thất phải làm giảm khả năng cung cấp lượng máu giàu oxy cho cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng suy tim.
  • Động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất: Động mạch chủ bị lệch về phía bên phải nhiều hơn và thường nằm ở vị trí ngay trên lỗ thông của liên thất.
  • Phì đại của thất thải: Khi tim phải hoạt động quá sức để bơm máu đi khắp cơ thể sẽ khiến cho thành cơ ở thất thải bị dày lên. Trong thời gian dài sẽ khiến cho tim bị cứng lại sau đó sẽ yếu đi và dẫn đến tình trạng suy tim.

Ngoài ra, những trường hợp bị tứ chứng fallot có thể sẽ bị một số tình trạng dị tật tim bẩm sinh khác như khiếm khuyết vách liên nhĩ, bất thường của động mạch vành hoặc lỗ thủng giữa vòm động mạch chủ.

Nguyên nhân gây ra bệnh tứ chứng fallot

Bệnh tứ chứng thường xảy ra trong quá trình thai nhi phát triển. Mặc dù có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: thiếu hụt chất dinh dưỡng, vi rút, rối loạn di truyền, một số căn bệnh… Tuy nhiên, hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh đều chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng bệnh tứ chứng fallot

Tùy thuộc vào từng mức độ tắc nghẽn cụ thể của dòng máu chảy từ tâm thất phải vào phổi sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh tứ chứng fallot bao gồm:

  • Cơn tím thiếu oxy (hypercyanotic spell = TET spell)
  • Tiếng thổi của tim (heart murmur)
  • Khóc kéo dài
  • Cáu gắt
  • Mệt mỏi nhanh trong khi chơi hoặc tập thể dục
  • Tăng cân chậm
  • Ngón tay hoặc ngón chân dùi trống
  • Mất ý thức, ngất xỉu
  • Khó thở và thở nhanh, đặc biệt là khi trẻ ăn hoặc vận động
  • Da có màu xanh tím

Đôi khi, những trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc tứ chứng Fallot sẽ bị tím tái đột ngột ở da, môi, móng tay sau khi bú, khóc hoặc bị kích động. Triệu chứng này xuất hiện do lượng oxy ở trong máu bị sụt giảm nhanh chóng và thường được gọi là cơn tím thiếu oxy. Những trẻ trong khoảng từ 2 - 4 tháng tuổi rất dễ gặp phải tình trạng này.

Đối với những trẻ lớn hơn hoặc những trẻ mới biết đi có thể ngồi xổm xuống theo  bản năng khi cơ thể bị hụt hơn. Ngồi xổm xuống có thể làm tăng lưu lượng máu dẫn đến phổi.


Nếu nhận thất bé nhà mình xuất hiện những triệu chứng bất thường thì các bậc phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế

Khi nào nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ?

Nếu nhận thất bé nhà mình xuất hiện những triệu chứng sau đây thì các bậc phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể:

  • Khó chịu bất thường
  • Yếu cơ
  • Co giật
  • Sự đổi màu da, chuyển sang xanh tím
  • Khó thở

Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu da bị xanh tím tái, hãy để cho trẻ nằm nghiêm và cho trẻ ôm gối để giúp cho lưu lượng máy đến phổi tăng lên, đồng thời làm giảm tình trạng khó thở. Sau đó hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để đưa trẻ đến bệnh viện. 

Tứ chứng Fallot có nguy hiểm không?

Tất cả những trường hợp bị tứ chứng Fallot đều cần phải được phẫu thuật chỉnh sửa sớm vì nếu như không được điều trị sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống sau này của trẻ và thậm chí rằng trẻ sẽ không thể phát triển giống như những trẻ bình thường khác.

Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ có thể bị tăng nguy cơ những biến chứng nghiêm trọng khác như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một tình trạng nhiễm trùng ở lớp lót phía bên trong của van tim hoặc tim do bị nhiễm khuẩn.

Những trường hợp trẻ bị tứ chứng Fallot không được điều trị thường rất dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng theo thời gian, có thể là bị tàn tật khi trưởng thành hoặc tử vong.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tứ chứng Fallot cao

Chúng ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tứ chứng Fallot nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khiến cho thai nhi mắc bệnh. Cụ thể những yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Trẻ bị mắc hội chứng DiGeorge hoặc hội chứng Down
  • Cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều  mắc bệnh tứ chứng Fallot
  • Người mẹ mang thai khi đã lớn hơn 40 tuổi
  • Người mẹ có chế độ dinh dưỡng kém khi mang thai
  • Người mẹ nghiện rượu khi mang thai
  • Trong quá trình mang thai, người mẹ bị nhiễm bệnh do vi rút

Những phương pháp chẩn đoán tứ chứng Fallot 

Khi nghi ngờ trẻ bị mắc tứ chứng Fallot cần phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế chuyên khoa tim mạch để thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh. 

Một số phương pháp chẩn đoán tứ chứng Fallot thường được bác sĩ chỉ định là:

  • Siêu âm tim: Phương pháp này sử dụng sóng âm có tần số cao để chụp được những hình ảnh của tim giúp cho bác sĩ theo dõi được những hoạt động của tim thông qua một màn hình. Kỹ thuật này thường được dùng rất phổ biến để chẩn đoán bệnh tứ chứng Fallot. Các bác sĩ sẽ có thể xác định được khiếm bệnh nhân có bị khiếm khuyết thông liên thất hay không, nếu có thì vị trí của nó như thể nào; hoạt động của tâm thất phải; cấu trúc của van phổi và động mạch phổi có hoạt động bình thường hay không; động mạch chủ có được đặt đúng vị trí của nó không và tìm được những khiếm khuyết khác có thể xảy ra ở tim. Siêu âm tim sẽ giúp cho các bác sĩ xây dựng được một kế hoạch điều trị thích hợp nhất cho tình trạng của bệnh nhân.
  • Điện tâm đồ: Điện tâm đồ có thể ghi lại tất cả các hoạt động của điện ở tim mỗi khi tim co bóp. Dựa vào kết quả điện tâm đồ, các bác sĩ sẽ có thể xác định được tâm nhĩ phải có bị dày không, tâm thất phải có bị phì đại hay không và nhịp tim của bệnh nhân có đập một cách bình thường hay không.
  • Chụp X-quang ngực: Phương pháp này có thể cho thấy được cấu trúc của tim phổi. Một trong những triệu chứng điển hình khi bị tứ chứng Fallot thể hiện trên X-quang chính là tim có hình dạng chiếc giày vì tâm thất phải của tom đã bị phì đại lên.
  • Đo mức độ bão hòa oxy: Xét nghiệm này được thực hiện bởi một cảm biến nhỏ ở đầu ngón chân hoặc ngón tay để có thể đo được lượng oxy ở trong máu.
  • Có thể các bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang qua ống thông để tái hiện lại được cấu trúc của tim giống như thất trên hình ảnh X-quang. Đặt ống thông tim để đo nồng độ oxy và áp lực trong mạch máu và buồng tim.

Phương pháp điều trị bệnh Tứ chứng Fallot

Phương pháp điều trị hiệu quả suy nhất đối với những người bị mắc bệnh tứ chứng chính là phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng bao gồm tạo shunt và sửa chữa nội tâm mạc. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất cùng với thời gian phẫu thuật cụ thể dựa theo từng trường hợp cụ thể của người bệnh.  

Phẫu thuật sửa chữa

Phẫu thuật tứ chứng Fallot ở Việt Nam thường được thực hiện khi trẻ dưới 1 tuổi. Ở những quốc gia khác thì có thể phẫu thuật sẽ được thực hiện sớm hơn từ khoảng 3-6 tháng. Khi trẻ được chẩn đoán  và điều trị sớm thì khả năng có được một cuộc sống bình thường sẽ cao hơn và tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Tại Việt Nam hiện nay có rất  nhiều trường hợp trẻ bị mắc bệnh Fallot được mổ khi đã lớn do phát hiện bệnh muộn hoặc có thể là do nhiều nguyên nhân khác. Khi thực hiện phẫu thuật muộn thì kết quả có thể sẽ không tốt giống như mong đợi. Chỉ có một số trung tâm tim mạch lớn ở nước ta mới có thể thực hiện được phẫu thuật mổ Fallot vì đây là một phẫu thuật rất phức tạp.

Sau phẫu thuật

Hầu hết tất cả các trường hợp bị mắc bệnh tứ chứng Fallot đều có tiến triển rất tốt sau khi thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp gặp phải biến chứng với những tình trạng rất phổ biến như:

  • Đột tử do tim
  • Bệnh động mạch vành
  • Nhịp tim không đều
  • Tâm thất trái không hoạt động giống bình thường hoặc tâm thất phải bị phì đại
  • Các lỗ ở trên vách ngăn tâm thất sẽ có thể bị rò rỉ sau khi được phẫu thuật và có thể sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật lại.
  • Các vấn đề về van tim như máu chảy ngược qua van ba lá
  • Hồi quy phổi mãn tính

Các biến chứng có thể tiếp tục diễn biến trong suốt thời thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc khi đã đến tuổi trưởng thành. Điều quan trọng nhất chính là cần phải theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để đánh giá và xác định được thời điểm thích hợp nhất thể có thể thực hiện thêm một số thủ thuật hoặc can thiệp khác để khắc phục tình trạng này.

Tình trạng rất phổ biến sau khi thực hiện phẫu thuật chính là rối loạn nhịp tim và có thể điều trị được bằng thuốc. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định một số phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim hoặc có thể là cấy thêm thiết bị vào để tạo nhịp tim.

Cũng giống như bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào đó, người bệnh đều có nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi thực hiện phẫu thuật, cục máu đông hoặc bị chảy máu một cách bất thường.

Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ cần phải chăm sóc suốt đời bởi những bác sĩ chuyên khoa tim mạch như đặt lịch hẹn để theo dõi định kỳ và đảm bảo rằng ca phẫu thuật đã thành công và theo dõi để phát hiện kịp thời bất kỳ triệu chứng nào có thể xảy ra.

Người bệnh sau khi phẫu thuật nên hạn chế những hoạt động thể lực có cường độ nặng, đặc biệt là khi xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc rò rỉ hoặc tắc nghẽn van phổi.

Đối với những trường hợp có vấn đề về bệnh răng miệng có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng có thể xảy và gây ra tình trạng viêm nội tâm mạc. Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng đối với những người đã từng bị viêm nội mạc do có van nhân tạo hoặc đã được sửa chữa thay thế bằng những vật liệu tổng hợp.

Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây, chắc hẳn rằng các bạn đã có được những kiến thức hữu ích nhất về tứ chứng Fallot để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990