Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Gãy xương quay cổ tay bó bột bao lâu thì khỏi?

Cập nhật: 23/10/2019 15:59 | Người đăng: Lường Toán

Gãy xương quay cổ tay là một trình trạng rất dễ gặp phải khi chơi những môn thể thao cần phải sử dụng nhiều đến tay. Khi bị gãy xương quay cổ tay được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ rất mau lành lại. Vậy gãy xương quay cổ tay bó bột bao lâu thì khỏi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé!


Gãy xương quay cổ tay là một trình trạng rất dễ gặp phải khi chơi những môn thể thao cần phải sử dụng nhiều đến tay

Gãy xương quay cổ tay là gì? 

Gãy xương quay cổ tay chính là một tình trạng cổ tay bị gãy. Đôi khi cũng có trường hợp bị gãy tay nhưng các xương ở cổ tay sẽ không dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Đối với những trường hợp xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu thì điều đầu tiên cần phải thực hiện chính là đưa xương trở lại đúng vị trí ban đầu và cố định phần cổ tay bị gãy bằng thanh nẹp hoặc bó bột.

Khi xương cổ tay bị gãy và lệch ra khỏi vị trí ban đầu thì ngay cả khi chúng đã được đưa trở lại đúng vị trí và cố định lại bằng các bó bột thì những mảnh xương cũng có thể bị dịch chuyển trước khi phục hồi lại hoàn toàn. Nếu như gặp phải tình trạng này thì cổ tay rất dễ bị cong.

Ngoài 2 loại gãy xương quay cổ tay đã  nêu trên thì cũng còn một số trường hợp gãy xương nghiêm trọng hơn. Đối với những trường hợp bị gãy xương nghiêm trọng như: xương bị nứt thành nhiều mảnh, gãy xương phá vỡ khớp hoặc có thể khiến cho xương không vững và bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Đối với những trường hợp bị gãy xương nghiêm trọng thường cần phải thực hiện phẫu thuật để có thể giữ vững và giúp cho phần xương bị gãy phục hồi lại. 

Trường hợp bị gãy xương hở chính là một đoạn xương bị gãy và đẩy ra phía bên ngoài. Những trường hợp này thường có nguy cơ bị nhiễm trùng ở xương rất cao.

Những dấu hiệu thường gặp khi bị gãy xương cổ tay

Khi bị gãy cổ tay, có thể các bạn sẽ gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Tê tay
  • Bầm tím
  • Nhạy đau
  • Cổ tay bị sưng
  • Đau nghiêm trọng và cường độ của những cơn đau có xu hướng tăng lên khi cầm nắm hoặc bóp
  • Cổ tay hoặc các ngón tay bị biến dạng rất rõ ràng như bị cong
  • Tay bị cứng hoặc không có khả năng di chuyển ngón tay cái hoặc các ngón tay.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau. Chính vì thế, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được chẩn đoán một cách chính xác nhất.

Việc chẩn đoán và có phương pháp điều trị sớm sẽ có thể ngăn ngừa được tình trạng gãy cổ tay chuyển biến nặng hơn và tránh được những tình huống cần phải cấp cứu. Chính vì thế, khi nghi ngờ bị gãy cổ tay nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa trong thời gian sớm nhất. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng gãy cổ tay

Khi bị chấn thương ở vùng cổ tay có thể dẫn đến tình trạng gãy cổ tay. Những trường hợp bị chấn thương nghiêm trọng dễ khiến cho cổ tay bị gãy chính là ngã cầu thang, tai nạn xe hơi, tai nạn xe máy hoặc tai nạn khi chơi thể thao. Những người có xương yếu, bị loãng xương có nguy cơ bị gãy cổ tay cao hơn so với những người bình thường.

Tình trạng gãy cổ tay thường xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi mắc bệnh loãng xương hoặc nam giới trẻ tuổi năng động. 

Bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ, chúng ta có thể kiểm soát được tình trạng bị gãy cổ tay. Để nắm rõ thông tin về các yếu tố nguy cơ, các bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Sau đây chính là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng gãy cổ tay:

  • Thiếu hụt vitamin D và canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Hút thuốc lá và hút thuốc lá có thể gây ra ảnh hưởng tới việc cơ thể hấp thụ canxi.
  • Gặp một số tình trạng về sức khỏe như: các bệnh lý về xương, loãng xương.
  • Chơi một số một thể thao vận động nhiều như: bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, bóng bầu dục, trượt băng, trượt tuyết, đấu vật, quyền anh…


Các bác sĩ thường cho người bệnh uống thuốc giảm đau để có thể giảm bớt những cơn đau khi bị gãy cổ tay

Cách chẩn đoán tình trạng gãy xương cổ tay

Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị gãy xương cổ tay hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập những thông tin cần thiết từ:

  • Chụp X-quang: Đây là một phương pháp sử dụng những tia bức xạ thấp để có thể dễ dàng thấy được xương. Chụp X-quang sẽ không gây ra đau đớn và sẽ chỉ mất khoảng vài phút để hoàn thành phương pháp này.
  • Chụp CT: Chụp CT là chính là một phương pháp thường được sử dụng và có thể phát hiện ra được tình trạng bị gãy cổ tay hoặc bàn tay mà phương pháp chụp X-quang không thể thấy được. Chụp CT sẽ dễ dàng thấy được rất rõ ràng những tổn thương đối với mạch máu hoặc các mô mềm.
  • MRI - Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp MRI sẽ sử dụng từ trường mạnh cùng với sóng vô tuyến để có thể tạo ra được một hình ảnh chi tiết về mô mềm và xương. Khi so sánh MRI và chụp X-quang thì rõ ràng là phương pháp MRI nhạy hơn rất nhiều và có thể phát hiện được cả những vết nứt hoặc những chấn thương nhỏ nhất ở dây chằng.

Phương pháp điều trị gãy cổ tay

Khi bị chuẩn đoán bị gãy cổ tay, người bệnh có thể lựa chọn hoặc được chỉ định một số phương pháp điều trị sau đây:

  • Sử dụng thuốc: Các bác sĩ thường cho người bệnh uống thuốc giảm đau để có thể giảm bớt những cơn đau khi bị gãy cổ tay. Nếu như cảm thấy đau đớn nhiều thì có thể sẽ cần phải sử dụng thuốc opioid chẳng hạn như codeine.
  • Cố định: Để vết thương nhanh lành hơn thì các bạn nên hạn chế vận động cổ tay hoặc bàn tay và các ngón tay. Có thể bó bột hoặc sử dụng nẹp để cố định phần cổ tay bị gãy.
  • Phẫu thuật cùng với một số thủ thuật khác: Nếu như không thể sử dụng nẹp hoặc bó bột để cố định lại phần cổ tay bị gãy thì có thể bạn sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để cấy ghép vào những thiết bị cố định ở bên trọng như đinh vít, thanh, đĩa hoặc cũng có thể là phẫu thuật ghép xương để có thể duy trì được vị trí đúng của phần xương đó trong quá trình vết thương đang lành lại.
  • Liệu pháp: Sau khi đã tháo nẹp hoặc tháo bột, các bạn nên tập một số bài tập để phục hồi chức năng hoặc sử dụng những liệu pháp vật lý để có thể làm giảm độ cứng của cổ tay và giúp tay có bạn khôi phục lại vận động như ban đầu. Phục hồi chức năng thường mang lại hiệu quả rất tốt nhưng sẽ cần phải kiên trì tập luyện trong một thời gian dài, đối với những vết thương nghiêm trọng thì có thể sẽ mất vài tháng hoặc thậm chí là vài năm.

Gãy xương cổ tay bao lâu thì khỏi?

Đối với những trường hợp bị gãy xương cổ tay được chăm sóc hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và kết hợp cùng với những bài tập vật lý trị liệu thì có thể khỏi hoàn toàn sau khoảng 3 đến 6 tháng. Sau khi phục hồi, người bệnh có thể hoạt động lại như bình thường và thậm chí là cả những hoạt động thể dục thể thao.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải lưu ý vận động một cách vừa phải, phù hợp với sức lực của mình, mới đầu nên luyện tập với cường độ nhẹ sau đó tăng dần lên để có thể dễ dàng thích nghi. Tuyệt đối không nên vận động mạnh một các đột ngột vì có thể khiến cho tình trạng của bạn trẻ nên nghiêm trọng hơn.

Những biện pháp hạn chế diễn tiến của tình trạng gãy cổ tay

Dựa vào những thói quen sinh hoạt hàng ngày các bạn cũng có thể kiểm soát được tình trạng gãy cổ tay rất hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Lựa chọn và mang những đôi giày phù hợp
  • Tránh để bị ngã
  • Loại bỏ tất cả những vật cản không cần thiết ở xung quanh nhà ở
  • Kiểm tra tầm nhìn
  • Làm sáng môi trường sinh sống
  • Lắp lan can trên cầu thang;
  • Lắp đặt các thanh nắm trong phòng tắm;
  • Tránh đi lại trên những bề mặt trơn trượt như nền gạch đá hóa ướt…
  • Hãy cố gắng làm cho xương chắc khỏe hơn thông qua chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách bổ sung đầy đủ lượng canxi và vitamin D cần thiết cho cơ thể.
  • Luyện tập sức bền bằng những bài tập đơn giản như đi bộ nhanh.
  • Không nên hút thuốc lá hoặc sử dụng những chất kích thích.

Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã có thể kiến thức hữu ích về tình trạng gãy cổ tay và giải đáp được thắc mắc “Gãy xương quay cổ tay bó bột bao lâu thì khỏi?” Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990