Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nên khám thai lần đầu khi nào?

Cập nhật: 26/11/2019 11:19 | Người đăng: Lường Toán

Việc chăm sóc tốt sức khỏe khi mang thai sẽ giúp cho thai nhi có một khởi đầu khỏe mạnh ngay sau khi chào đời. Do đó, thời gian khám thai lần đầu tiên rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai cũng như thai nhi.


Khám thai lần đầu tiên để kiểm tra xem thai nhi phát triển ở trong hoặc ngoài tử cung, thai nhi có phát triển bình thường hay không và tính tuổi của thai nhi

Thời điểm nên khám thai lần đầu là khi nào?

Hiện nay, việc khám thai đã ngày càng trở nên đơn giản và phổ biến hơn nhờ sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất ở đây chính là không phải mẹ bầu nào cũng có thể xác định được thời gian khám thai lần đầu tiên khi nào là hợp lý nhất.

Trong khoảng 2 tuần đầu tiên sau khi mang thai, trứng sẽ ở lại ở trong vòi của tử cung khoảng 48 tiếng sau đó tiến hành thực hiện những hoạt động phân bào. Sau khoảng 2 đến 3 ngày tiếp theo, hợp tử sẽ bắt đầu di chuyển vào trong tử cung và làm tổ tại đó.

Khi các mẹ đã nhận biết rằng mình có thai nên đi khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa sản. Mỗi lần khám thai sẽ tương ứng với một độ tuổi của thai nhi và mục đích chuyên biệt của mỗi lần khám thai cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như trong lần khám thai đầu tiên sẽ xác định xem các mẹ có thai thực sự hay không, mang thai đơn hay đa thai, mang thai trong tử cung hoặc ngoài tử cung và cơ thể của người mẹ có xuất hiện những vấn đề nào khác hay không.

Những thời điểm quan trọng để thực hiện siêu âm thai mà các mẹ không thể bỏ qua là:

  • Khám thai lần đầu tiên để kiểm tra xem thai nhi phát triển ở trong hoặc ngoài tử cung, thai nhi có phát triển bình thường hay không và tính tuổi của thai nhi…
  • Siêu âm đo độ mờ của da gáy vào tuần thai thứ 11-12 tuần 6 ngày.
  • Khoảng 22 tuần thực hiện siêu âm để khảo sát sự bất thường hình thái thai nhi.
  • Khoảng 32 tuần thực hiện siêu âm để đánh giá tăng trưởng của thai nhi.

Ngoài ra, cũng có một số tình huống cụ thể đòi hỏi phải thực hiện siêu âm tùy thuộc vào tình hình của thai nhi trong suốt thời gian mang thai. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy ước cụ thể về số lần thực hiện siêu âm trong thời kỳ mang thai là bao nhiêu lần là đủ.

Trong lần khám thai đầu tiên sẽ gồm những gì?

Khám thai lần đầu tiên chính là bước quan trọng nhất trong suốt quá trình mang thai của mẹ bầu. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết về tiền sử sức khỏe của người mẹ, kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

Trong lần khám thai đầu tiên sẽ bao gồm những trình tự căn bản không thể thiếu sau đây:

Xác nhận mẹ mang thai

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chung để có thể xác định được tình trạng mang thai của mẹ bầu thông qua những câu hỏi thông thường như: Lần cuối có kinh nguyệt là khi nào? Những biểu hiện của mẹ khi mang thai là gì?...

Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra tử cung và đo kích thước chính xác của tử cung, điều này sẽ có thể so sánh được độ tuổi của thai nhi và dự đoán ngày sinh nở. Nếu thực sự cần thiết, các mẹ có thể sẽ được tiến hành kiểm tra nước tiểu. Chính vì thế, các mẹ sẽ cần phải lưu ý sử dụng những loại trang phục phù hợp các bước kiểm tra này diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn.

Mẹ nên lưu ý: Không nên trì hoãn việc khám thai lần đầu vì nếu như bị mang thai ngoài tử cung mà không được phát hiện sớm sẽ gây ra tình trạng nguy hiểm tới tính mạng người mẹ.

Hỏi – đáp tiền sử bệnh và sức khỏe của mẹ

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong lần khám thai đầu tiên cũng như những lần khám thai tiếp theo trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu sẽ cần phải cung cấp những thông tin thật chi tiết về tiền sử bệnh cũng như tình hình sức khỏe hiện tại của mình để các bác sĩ có thể nắm rõ thông tin. Đối với bước này, các mẹ sẽ cần phải chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi sau đây:

  • Tiền sử đau ốm của mẹ
  • Các loại thuốc mẹ thường sử dụng
  • Bệnh mãn tính mà mẹ mắc phải (nếu có)
  • Có tiền sử bị dị ứng hay không?
  • Mẹ đã từng phẫu thuật chưa, nếu rồi thì vào thời gian nào?
  • Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng trước đây và hiện tại của mẹ như thế nào?
  • Có gặp vấn đề về sinh sản hay bị bệnh di truyền của gia đình không?
  • Mẹ có sử dụng chất gây nghiện hoặc chất kích thích như thuốc lá, bia rượu... hay không?
  • Tiền sử mang thai những lần trước đó (nếu có).

Những thông tin này sẽ giúp cho các bác sĩ có thể đánh giá chính xác và dự đoán được những yếu tố có thể gây ra ảnh hưởng trong quá trình mang thai. Do đó, mẹ cần mang theo sổ khám bệnh cũng như chuẩn bị câu trả lời trước khi đi khám thai lần đầu tiên.

Khám chi tiết về tình trạng sức khỏe hiện tại

Trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể như sau:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao.
  • Đo huyết áp, dùng làm cơ sở để so sánh với những lần khám thai về sau.
  • Kiểm tra hệ tim mạch, hô hấp, bầu ngực và khoang bụng.
  • Một số trường hợp, mẹ sẽ được kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản và vùng xương chậu.

Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết

Tùy vào những trung tâm y tế khác nhau mà các mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện những xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, những xét nghiệm căn bản mà một mẹ bầu cần thực hiện trong lần khám thai đầu tiên sẽ bao gồm một hoặc những xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm để phát hiện về vấn đề ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu (nếu có).
  • Xét nghiệm để kiểm tra về khả năng mức độ lây nhiễm các căn bệnh lây qua đường tình dục như AIDS, viêm gan B…
  • Kiểm tra khả năng lây nhiễm của bệnh sởi thông qua xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm nhóm máu và mức độ thiếu máu của mẹ.
  • Những mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường hoặc đang mắc phải căn bệnh này sẽ phát xét nghiệm thêm về tiểu đường.

Bác sĩ giải đáp thắc mắc của mẹ bầu

Nếu như mẹ bầu có những thắc mắc gì cần được tư vấn thì cũng có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên. Chính vì thế, các mẹ hãy ghi lại những câu hỏi, những hiện tượng hay những điều mà mình băn khoăn trong quá trình mang thai để được bác sĩ của mình giải đáp tất cả những điều đó. Điều này sẽ giúp cho các bạn có thể yên tâm hơn và giảm bớt căng thẳng cũng như lo lắng trong suốt thời kỳ mang thai.


Cần phải lựa chọn bác sĩ cũng như những trung tâm y tế uy tín để lần khám thai đầu tiên diễn ra theo đúng quy trình, an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất

Những lưu ý cần nhớ khi đi khám thai lần đầu

Ngoài việc chú ý đến thời gian khám thai lần đầu tiên thì các mẹ bầu cũng cần phải đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau đây khi đi khám thai lần đầu tiên.

  • Cần phải lựa chọn bác sĩ cũng như những trung tâm y tế uy tín để lần khám thai đầu tiên diễn ra theo đúng quy trình, an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân bằng cách liệt kê những câu hỏi ra giấy hoặc ghi chú lại để có được những thông tin giải đáp chi tiết nhất từ phía bác sĩ.
  • Trong lần khám thai khám đầu tiên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho mẹ, tư vấn chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, thể dục thể thao và sinh hoạt vợ chồng, cũng như kê các loại thuốc, vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Lưu ý giữ lại kết quả khám thai lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám thai sau.
  • Đặc biệt, trong trường hợp thai phụ có các bệnh lý kèm theo hoặc tình trạng thai nhi qua việc đánh giá bằng hình ảnh siêu âm thai không được khỏe thì việc theo dõi và điều trị ngay từ đầu là vô cùng cần thiết và ý nghĩa cho người mẹ.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên đây sẽ có thể giúp cho các bạn giải đáp được thắc mắc nên khám thai lần đầu tiên khi nào cũng với một số lưu ý quan trọng khi khám thai lần đầu tiên. Chúc bạn và bé yêu luôn luôn mạnh khỏe.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990