Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chẩn đoán bệnh qua màu sắc của lưỡi

Cập nhật: 28/06/2024 16:59 | Người đăng: Lường Toán

Ngoài chức năng cảm nhận vị giác, giữ vai trò chủ đạo trong giao tiếp thì màu sắc lưỡi còn giúp chẩn đoán một số loại bệnh. Vậy lưỡi bị đen là bệnh gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết “bắt bệnh qua màu sắc lưỡi nhé”.

1. Lưỡi màu trắng là dấu hiệu của bệnh gì?

Lưỡi màu trắng bất thường là dấu hiệu của một số loại bệnh trong đó những bệnh nhân thường có dịch đờm trong cổ hoặc các bệnh thấp tà (do yếu tố ẩm ướt gây ra). Bệnh đó dấu hiệu như màu sắc bất thường, tưa lưỡi màu trắng, thỉnh thoảng có kèm dịch nhầy ở bề mặt.

Ngoài ra một số bệnh nhân mắc các bệnh như hen suyễn, giãn phế quản, viêm thận mãn tính, viêm phế quản mãn tính cũng hay gặp phải những dấu hiệu trên.

Nguyên nhân gây nên lưỡi màu trắng là do tiết nước bọt quá nhiều kèm theo dịch đờm trong khí quản khiến cho các tế bào lưỡi “ngâm” nhiều khiến lưỡi dễ dàng bị phân tách và bị sưng.

Tìm hiểu thêm:

2. Lưỡi bị đen là bệnh gì?

Lưỡi bị đen là dấu hiệu của bệnh gì? Câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Với một số biểu hiện màu sắc khác nhau sẽ cho thấy các chứng bệnh khác nhau. Trong đó bệnh nhân thường gặp những dấu hiệu như lưỡi bị thâm đen, nâu, tro đen, đến đen kịt.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, lưỡi bị thâm đen thường xuất hiện ở những bệnh nhân mãn tính lâu ngày hoặc do bệnh nặng.

Đối với những người bị mắc bệnh dạ dày, lưỡi ban đầu có thể chuyển từ trắng sáng vàng rồi cuối cùng thành màu đen. Triệu chứng này cũng có thể gặp ở những bệnh nhân mắc các chứng thấp tà, nhiễm hàn khí…

Dù lưỡi bị đen là dấu hiệu của bệnh gì thì những căn bệnh đó đều là chứng bệnh nguy hiểm. Người bệnh cần đi thăm khám các bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích kịp thời để tránh được những biến chứng nguy hiểm.

3. Lưỡi trơn bóng là bị bệnh gì?

Lưỡi ở người khỏe mạnh có màu hồng và không để lại những dấu hiệu nào bất thường. Cho nên khi thấy những biểu hiện tưa lưỡi có màu lạ thì thật đáng lo ngại, người bệnh không nên quá coi thường.

Tưa lưỡi trơn bóng xuất hiện ở những bệnh nhân thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và khả năng cao là do thiếu Vitamin B2.

Lưỡi trơn bóng xảy ra với người ít nước bọt thì đây là một tình trạng bệnh khá nghiêm trọng, cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cần đề phòng với những bệnh nhân có lưỡi trơn bóng và màu đỏ vì đây là cảnh báo cho những bệnh nhân bị ung thư máu, hoặc các bệnh lý về phổi.

4. Tưa lưỡi màu vàng

Biểu hiện lưỡi màu vàng cảnh báo ở những bệnh nhân bị các bệnh nóng ở gan, tỳ. Nếu những biểu hiện này đi kèm với dấu hiệu khát nước, hôi miệng thì đây là triệu chứng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa không được ổn định.

Các chứng bệnh về gan sẽ ảnh hưởng đến thị lực có thể khiến mắt khô và suy giảm thị lực hơn. Do vậy, người bệnh khi gặp biểu hiện lưỡi màu vàng thì hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ hoặc sử dụng các loại thuốc và thực phẩm có tác dụng bổ gan, kiện tỳ, tư âm…

4. Lưỡi màu đỏ sẫm như lưỡi bò

Lưỡi bò là tình trạng lưỡi có màu đỏ sẫm như thịt bò. Và khi xuất hiện những biểu hiện bong tróc thì đây là dấu hiệu của những bệnh nhân thiếu máu.

Với những bệnh nhân thiếu vitamin PP cũng có thể gặp những dấu hiệu lưỡi bò, ngoài ra người bệnh còn có triệu chứng suy giảm trí nhớ. Nếu bệnh để lâu có thể dẫn đến bệnh thiểu năng trí tuệ.

Người bệnh khi gặp các biểu hiện này thì cần phải bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin PP như thịt nạc, gan, thịt gia cầm, lạc, hoa quả, thận động vật và các sản phẩm từ lúa mạch.

6. Lưỡi gai

Theo các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM, hiện tượng lưỡi gai, đỏ và nhú lên như quả dâu tây thường xuất hiện khi cơ thể bị nóng, sốt hoặc các bệnh về truyền nhiễm. Ngoài ra những người bị táo bón, mất ngủ triền miên hay thức khuya, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin hay rối loạn chức năng vỏ não cũng có thể xuất hiện những dấu hiệu trên.

Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp một số biểu hiện lưỡi cứng, lưỡi nứt… đều do những bệnh lý nguy hiểm gây nên.

Ở những người khỏe mạnh, lưỡi thường có màu hồng và không có những dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên khi gặp những biểu hiện màu sắc khác lạ hoặc những triệu chứng bất thường người bệnh hãy vệ sinh khoang miệng và lưỡi sạch sẽ nhất là sau khi ăn uống.

Nếu tình trạng không thuyên giảm thì người bệnh cần phải đi thăm khám bác sĩ ngay, nhất là khi lưỡi bị thâm đen. Đây là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng cần phải được điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về lưỡi bị đen là bệnh gì và màu sắc lưỡi cảnh báo tình trạng bệnh nhân. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có những kiến thức bổ ích nếu lưỡi gặp những biểu hiện bất thường. Nếu có những thắc mắc nào, các bạn hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990