Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bị tưa lưỡi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cập nhật: 13/02/2020 14:46 | Người đăng: Lường Toán

Bị tưa lưỡi có thể gặp ở bất kỳ trẻ em nào, nó gây ra tình trạng đau rát và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như thể trạng của bé. Mỗi bố mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ những nguyên nhân để có phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

Bị tưa lưỡi là bệnh gì?

Bệnh tưa lưỡi có tên khoa học là Kahcs còn được gọi với tên khác là nấm lưỡi ở trẻ em. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh bú mẹ hay trẻ em trong giai đoạn ăn dặm.

Trẻ em bị tưa lưỡi có sao không?

>>Tham khảo thêm: Dấu hiệu đau trực tràng như thế nào?

Bệnh tưa lưỡi là hiện tượng xuất hiện mảng trắng ở niêm mạc miệng, tập trung ở mặt trên lưỡi. Chúng bám khá chặt vào niêm mạc gây nên tình trạng đau rát, vướng víu khiến cho trẻ kém ăn, khó chịu và khó nuốt.

Trong những trẻ em bị tưa lưỡi thì trẻ sơ sinh đang bú mẹ thường gặp nhiều nhất. Nếu chú ý đến khoang miệng của bé thì sẽ thấy mặt lưỡi bị phủ một lớp màu trắng. Tình trạng trên nếu không được cải thiện thì khiến cho bé bị đau, khó chịu, biếng ăn hoặc khóc khi bú khiến cho bé bị sút cân, quấy khóc và kém phát triển.

Ngoài ra một số trường hợp trẻ không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì tình trạng nấm mọc dày hơn, thậm chí có thể lan xuống cổ họng, khí quản và thực quản nguy hiểm.

Bệnh tưa lưỡi gây ra tình trạng tiêu chảy và viêm phổi cực nguy hiểm. Do vậy bất kỳ bố mẹ nào cũng không nên chủ quan với hiện tượng này. Nhất là với trẻ sơ sinh.

Tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu bé bị tưa lưỡi

Theo các dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Dược TPHCM thì bệnh tưa lưỡi ở trẻ em do 5 nguyên nhân chính dưới đây:

Trẻ bị nấm miệng

Trẻ em bị tưa lưỡi trong một số trường hợp chính được xác định thủ phạm là loại nấm Candida albican thường sống trong đường ruột.

Thông thường thì loại nấm này sẽ cân bằng với vi khuẩn E.Coli nên không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho bé. Tuy nhiên nếu như nấm này phát triển mạnh có thể gây nên hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ.

Dấu hiệu thường gặp là xuất hiện đốm hay mảng trắng giống như cặn sữa đông, phô mai trên bề mặt lưỡi. Từ đó khiến cho trẻ dễ bị đau rát khó chịu với triệu chứng kém ăn kém bú.

Do virus

Trong trường hợp này thì lưỡi và lợi sẽ không xuất hiện những lớp màng trắng mà chỉ có những vết loét dưới lưỡi. Bé hay bị chảy nước dãi, có mùi hôi ở hơi thậm chí sốt cao.

  • Không giữ gìn vệ sinh khoang miệng cho bé: Sau khi cho bé bú hoặc ăn dặm nếu như mẹ không vệ sinh kỹ thì lâu ngày khiến cho lưỡi bé bị đóng trắng đồng thời xuất hiện các mảng bám
  • Mẹ bị nhiễm nấm: Nếu như mẹ đang bị nhiễm nấm Candida trong thời gian cho con bú có thể lây sang cho bé
  • Bé bị lây khi sinh: Với những bé sinh thường mà mẹ bị nhiễm nấm Candida vùng âm đạo khi mang thai thì sẽ lây cho bé trong quá trình sinh nở.

Trẻ bị tưa lưỡi phải làm sao?

Như ở trên đã nói, trẻ em bị tưa lưỡi là hiện tượng khá phổ biến nhưng không nguy hại đến sức khỏe. Thế nhưng nếu như mẹ chữa trị sai cách hay chủ quan trong việc thăm khám điều trị thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé.

Do vậy nếu như lưỡi của bé sơ sinh xuất hiện mảng trắng quá nhiều, điều khi mãi không khỏi thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh sự lây lan sang những cơ quan khác. Điều quan trọng là bố mẹ cần phải tìm hiểu cách phòng tránh cho bé ngay từ khi chào đời.

Với trường hợp trẻ bị tưa lưỡi nhẹ

Tình trạng này chưa bắt buộc phải dùng đến thuốc, người bệnh cần tiến hành phương pháp chăm sóc vệ sinh khoang miệng cũng như đánh tưa lưỡi theo chỉ định của bác sĩ để khắc phục nhanh chóng tình trạng này. Về vấn đề vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh thì đánh tưa lưỡi là kỹ thuật rất quan trọng giúp đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng. Bố mẹ hãy thực hiện theo phương pháp sau đây:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vô trùng
  • Hãy cho trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ nếu trẻ không chịu hợp tác.
  • Mẹ hãy dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ một lượt hay đeo miếng gạc tưa lưỡi dạng ống vô trùng
  • Nhúng ngón tay có gạc vào dung dịch Nystatin 500.000 đơn vị đã được pha sẵn từ trước đó rồi chạm nhẹ vào phần môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng. Sau đó hãy đưa nhẹ ngón tay quấn gạc vào mặt trên của lưỡi rồi lau từ trong ra ngoài 1 lượt để thay bằng miếng gạc khác. Hãy lặp lại 2 lần như trên nếu như tình trạng bệnh xuất hiện nhiều.

Sau đó hãy thay miếng gạc khác để lau mặt trong ở 2 bên má, vòm miệng và nướu cùng với các vị trí khác trong khoang miệng của trẻ.

Lưu Ý:

  • Không được để các tưa rơi vào miệng, không dùng ngón tay đưa vào quá sâu khoang miệng làm kích thích cổ họng gây nôn mửa ở trẻ
  • Nên dùng dung dịch có chứa hoạt chất chống nấm hay dung dịch muối Nacl 0,9% mỗi ngày 4 lần
  • Rơ lưỡi trẻ bằng thuốc trước khi ăn 30 phút để tránh trẻ bị trớ
  • Không dùng mật ong đánh tưa lưỡi cho bé dưới 12 tháng tuổi
  • Không nên tự ý dùng thuốc đánh tưa lưỡi cho bé mà chưa được sự cho phép của các bác sĩ chuyên khoa
  • Không dùng cây tưa lưỡi dưới mọi hình thức, chúng có thể gây chảy máu và có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trong trường hợp tưa lưỡi nhẹ thì mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hay dung dịch Iod Povidine 1% để súc miệng mỗi ngày. Với trẻ sơ sinh thì mẹ có thể dùng gạc thấm dung dịch để làm sạch khoang miệng của bé sau bữa ăn.

Trường hợp trẻ bị tưa lưỡi nặng

Cách chữa tưa lưỡi cho trẻ

Với những bé xuất hiện nhiều mảng trắng trên lưỡi được xác định do nấm thì bố mẹ cần phải dùng thuốc kháng nấm với liều lượng thuốc phù hợp. Tuy nhiên việc điều trị bằng bất kỳ loại thuốc nào cũng phải được sự cho phép của các bác sĩ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị nấm lưỡi phổ biến như Mycostatin, nystatin, Miconazol…Mỗi loại thuốc có công dụng cách dùng khác nhau an toàn cho trẻ nhỏ. Theo đó bố mẹ hãy thực hiện như sau:

Với Nystatin:

  • Đây là loại thuốc kháng nấm rất tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ em đang bị nấm lưỡi
  • Thời gian điều trị liên tục trong 7 ngày bằng cách rơ miệng cho trẻ
  • Liều sử dụng: Dạng viên bao đường 500.000 đơn bị, mỗi lần dùng 1/5 viên pha với 1ml nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội. Sau đó mẹ hãy lấy miếng gạc để quấn quanh tay trỏ khi đánh tưa lưỡi cho bé.

Với thuốc Miconazol:

Đây là thuốc thuộc nhóm Imidazol tổng hợp, có tác dụng chống nhiều loại nấm khác nhau.

  • Cách dùng: Bôi tại chỗ dạng Gel rơ miệng có nồng độ 2%
  • Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Miconazol thì bố mẹ cần phải lưu ý những điều sau:
  • Không được dùng cho trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay người có bệnh lý về gan
  • Thuốc có tác dụng phụ như: gây rối loạn tiêu hóa ( buồn nôn, nôn hay bị tiêu chảy), mẩn ngứa, viêm gan…
  • Lấy một lượng gel vừa phải để tránh tắc nghẽn cổ họng ở trẻ có thể gây ngạt thở
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn đang cho trẻ dùng loại thuốc khác.

Với trường hợp trẻ bị tưa lưỡi nặng bỏ bú, đau nhiều hay bị nấm diện rộng thì nên kết hợp với các loại thuốc kháng nấm toàn thân bằng đường uống như itraconazole, Fluconazole…

Lưu ý trong cách điều trị bệnh cho trẻ

  • Không được cố cậy lưỡi dưới mọi hình thức vì có thể gây tổn thương chảy máu ở trẻ
  • Sau khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì vẫn phải tiếp tục điều trị cho chơi hẳn tránh tình trạng táu phát đồng thời nên vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên
  • Hãy điều trị cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình

Với bài viết về bị tưa lưỡi trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích nhé.

 

 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990