Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sưng lưỡi là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 18/11/2022 16:09 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Lưỡi là bộ phận tuy nhỏ nhưng nó cũng có vai trò trong việc cảnh báo sức khỏe bên trong cơ thể khi có những triệu chứng bất thường. Trong đó sưng lưỡi là biểu hiện mà mọi người đáng lưu ý nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về triệu chứng này nhé.

1. Sưng lưỡi là bệnh gì?

Sưng lưỡi là bệnh gì? 

Tham khảo thêm:

Bị sưng lưỡi là tình trạng không hề hiếm gặp, do vậy bạn cần phải tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý kịp thời.

1.1. Nhiệt miệng

Bị sưng lưỡi gà gây đau, khó chịu rất có thể là do nhiệt miệng hay loét miệng. Những trường hợp này khá phổ biến, vết loét không chỉ xuất hiện ở lưỡi mà còn ở niêm mạc miệng.

Biểu hiện dễ nhận biết đó là những vết loét nông có màu hơi vàng, hình bầu dục với kích thước từ 0,2 - 1cm, trong đó vùng niêm mạc xung quanh có màu đỏ rất đau. Bệnh nhân thường khỏi bệnh sau 7 - 10 ngày.

1.2. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường cũng được xem là nguyên nhân của tình trạng sưng lưỡi. giải thích về trường hợp này, các bác sĩ cho biết bệnh tiểu đường khiến cho mức đường trong cơ thể hay tăng cao và thường không ổn định. Đồng thời hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện phát triển thuận lợi của nấm men bên trong khoang miệng

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường thường rất dễ bị khô miệng do bị mất nước, điều đó khiến cho tình trạng nấm miệng nghiêm trọng hơn, hay gặp phải những biểu hiện như lưỡi bị đau, nứt nẻ, sưng, chảy máu...Khi gặp phải tình trạng nghiêm trọng này, bạn cần phải đến gặp các bác sĩ để được hỗ trợ nhé.

1.3. Viêm họng lưỡi gà

Viêm họng lưỡi gà là tình trạng bị sưng lưỡi gà gây đau nhức, khó chịu bởi những vết loét, nhiệt miệng có thể xuất hiện ở môi, lợi hay niêm mạc gây nên tình trạng lưỡi gà bị viêm đau.

Biểu hiện của bệnh là bị sưng lưỡi gà, nó có kích thước dài hơn nốt nhiệt đồng thời xuất hiện những vết loét nông ở lưỡi có màu đỏ, màu vàng gây đau rát khi ăn uống.

1.4. Bệnh viêm loét dạ dày

Ngoài việc gây tổn thương đến ruột non thì bệnh viêm loét dạ dày còn gây ảnh hưởng đến lưỡi, cụ thể là bị sưng lưỡi do sự mất đi những sợi lông trên bề mặt có vai trò bảo vệ lưỡi. Hiện tượng này còn được gọi là viêm lưỡi teo, gây mất vị giác và đau rát. Đặc biệt là khi họ ăn phải những thức ăn cay, nóng.

1.5. Viêm họng hạt

Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc bị sưng lưỡi là bệnh gì? khi không thấy những biểu hiện trên thì rất có thể là bạn bị viêm họng hạt. Viêm họng hạt không chỉ gây nên tình trạng đau rát, vướng víu tại cổ họng mỗi khi ăn uống hoặc nói chuyện mà còn gây nên tình trạng sưng lưỡi.

Khi mắc phải bệnh này, thường có những biểu hiện như ho không có đờm, đau rát cổ họng

1.6. Viêm amidan

Viêm amidan khiến cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào cơ thể, với những triệu chứng như đau họng kéo dài, khàn giọng, cổ họng và lưỡi bị sưng đau. Đây cũng là tình trạng thường gặp khiến cho bệnh nhân bị đau rát, khó chịu mà cần phải can thiệp kịp thời để làm giảm bớt các triệu chứng.

1.7. Ung thư lưỡi

Nếu như lưỡi bị sưng đau bất thường và kéo dài trên hai tuần thì người bệnh cần phải đi thăm khám sớm, bởi rất nó thể nó là triệu chứng của ung thư. Ngoài ra nó còn có thể xuất hiện những biểu hiện khác như có các mảng trắng trên lưỡi do sự phát triển của tế bào ung thư.

2. Cách điều trị chứng sưng lưỡi

Nên đi khám bác sĩ khi có triệu chứng sưng lưỡi bất thường

Với những bệnh lý gây nên sưng lưỡi kể trên, qua quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời:

2.1. Dùng thuốc điều trị

Nếu xác định nguyên nhân gây bệnh mà bệnh ở thể nhẹ thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc dạng bôi hoặc uống nhằm kháng viêm và làm giảm các triệu chứng lưỡi bị sưng đau. Ngoài ra các bác sĩ còn bổ sung các loại Vitamin giúp quá trình phục hồi niêm mạc da.

Tuy nhiên sử dụng thuốc điều trị bệnh dựa vào nguyên nhân gây bệnh và có chỉ định của các bác sĩ y khoa tránh việc điều trị không đúng cách tại nhà gây nên những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

2.2. Các biện pháp ngoại khoa

Với trường hợp bệnh nặng mà thuốc không phát huy được tác dụng, bệnh tái phát nhiều lần gây nên biến chứng thì cần phải áp dụng biện pháp ngoại khoa với từng nguyên nhân bệnh lý.

3. Những lưu ý khi điều trị chứng sưng lưỡi

Theo thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược TP Hồ Chí Minh, ngoài áp dụng các biện pháp y khoa của các bác sĩ, bệnh nhân cần phải phối hợp thay đổi thói quen, chế độ sinh hoạt phù hợp để làm giảm các triệu chứng khó chịu của sưng lưỡi, đồng thời giúp bệnh mau chóng khỏi hơn.

  • Nên đánh răng nhiều lần trong ngày để cải thiện sức khỏe của răng, nướu, lưỡi. Việc làm này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng liên quan và ngăn chặn tình trạng tái phát.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Nên ăn nhiều rau, hoa quả bổ sung Vitamin C và các dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết khác. Đặc biệt là phải tránh những chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn cay nóng, thuốc lá để làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Mong rằng những thông tin vừa cung cấp trên sẽ giúp các bạn có được kiến thức bổ ích khi bị sưng lưỡi để có phương pháp xử lý kịp thời. Nếu có những thắc mắc nào liên quan đến tình trạng này thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990