Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung không phải là quá khó khăn. Tham khảo để giúp người bệnh tích cực cải thiện nhé!
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa nguy hiểm với chị em ngày nay. Căn bệnh này hoàn toàn chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị. Đồng thời phải biết cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn có thể chưa biết Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa an toàn
1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung
1.1. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên ăn gì?
Phụ nữ ung thư cổ tử cung cần phải có chế độ dinh dưỡng như người bình thường. Tuy nhiên cần phải bổ sung thêm một số loại Vitamin, khoáng chất và nước nhằm tăng cường sức đề kháng để chiến đấu với bệnh tật. Khi chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung không thể thiếu các thực phẩm:
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: Nhóm thực phẩm này sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể nhằm để chống lại sự tấn công từ những yếu tố có hại bao gồm vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong cơ thể. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A là những thực phẩm màu vàng như bí ngô, cà rốt, cà chua...cần phải được tăng cường trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung.
- Những loại thực phẩm bổ sung vitamin C bao gồm cam, bưởi, táo, ổi, khoai tây, bông cải, cải dầu, củ cải trắng… Những thực phẩm này sẽ giúp chống táo bón và đồng thời giúp làm giảm các tác dụng phụ của thuốc dùng để điều trị bệnh ung thư cổ tử cung.
- Các loại thực phẩm bổ sung hàm lượng kẽm và selen cao sẽ có tác dụng để ngăn sự phát triển của những tế bào ung thư. Từ đó sẽ làm giảm sự lây lan của khối u từ bên trong, tác dụng tốt trong thời gian điều trị bệnh. Để bổ sung những khoáng chất trên thì bạn hãy bổ sung thêm vào khẩu phần ăn những loại thực phẩm như rong biển, vừng, lạc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe với bệnh nhân được tốt hơn.
- Những loại thực phẩm được chế biến từ đậu tương bao gồm sữa đậu, đậu phụ, bổ sung một lượng lớn chất béo omega-3 có tác dụng chống oxy hóa cao. Điều đó sẽ giúp khống chế được sự phát triển khối u bên trong cổ tử cung.
Có thể bạn muốn xem về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến an toàn
1.2. Những loại thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Ngoài những thực phẩm có tác dụng chống đỡ và đẩy lùi bệnh hiệu quả thì lại có những loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở lên tồi tệ và rút ngắn con đường đến cái chết. Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh ung thư cổ tử cung thì cần chú ý đến khắc tinh của bệnh sau:
- Các loại thức ăn nhanh và thực phẩm đông lạnh: Với bệnh nhân ung thư cổ tử cung thì cần phải tránh xa những thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ. Đặc biệt chú ý sử dụng những loại đồ ăn cay, nóng, có nhiều đường, đắng.
- Đồ ăn nướng, hun khói: Dược sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM khuyến cáo không nên dùng những loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp tẩm ướp, hun khói, nướng, ngâm, chiên, rán, muối, … Bởi chúng có chứa những tác nhân gây hại cho cơ thể, từ đó khiến cho bệnh ngày càng trở nặng hơn.
- Thức uống có cồn: Một số loại đồ uống như rượu, bia… được xem là chất xúc tác khiến cho tình trạng ung thư diễn ra nhanh và xấu hơn. Bởi vậy, chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung chú ý tránh những thực phẩm trên để sống thật khỏe mạnh nhằm tránh cũng như vượt qua khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung này.
- Hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường,…
- Thực phẩm có chứa vị cay, nóng, đắng, mặn,…
2. Thay đổi lối sống và sinh hoạt
Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung không phải là quá khó khăn. Thường gia đình sẽ là chỗ dựa tinh thần tốt nhất để người bệnh an tâm điều trị. Hãy hỗ trợ người bệnh thay đổi lối sống tích cực để bệnh được cải thiện nhé:
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan cho bệnh nhân: Tình trạng căng thẳng, stress nhiều sẽ khiến cho bệnh ngày càng trở lên tồi tệ và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
- Tập thể dục: Người bệnh có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga giúp cho tinh thần thoải mái, vui vẻ đồng thời khuyến khích người bệnh phải thích nghi với việc điều trị để phục hồi bệnh nhanh chóng hơn.
- Sau khi điều trị ung thư cổ tử cung cần phải kiêng quan hệ từ 6-8 tuần để tránh tổn thương gây ra những điều không đáng có với bệnh nhân.
3. Một số lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Với người bệnh ung thư cổ tử cung sau khi điều trị thì cần phải lưu ý đến một số điều dưới đây để nhanh chóng cải thiện sức khỏe:
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ.
- Chú ý cần phải giữ ở tư thế thẳng lưng khi ăn hoặc hơi ngả lưng theo tư thế nằm ngửa để tránh tình trạng buồn nôn và nôn.
- Khi ăn ở tư thế nằm hoặc ngồi thì cần phải được nghỉ ngơi khoảng 30 phút.
- Thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng nhằm giúp nâng cao sức đề kháng đồng thời giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn,…
- Sau quá trình phẫu thuật, người nhà có thể cho bệnh nhân ăn uống qua đường miệng bằng các loại cháo dinh dưỡng từ khoai tây, rau xanh… Cùng với những thực phẩm làm bổ máu nhằm giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật được tốt hơn.
Có thể bạn đang tìm Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Basedow đúng cách
4. Đào tạo Điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung tốt thì bạn cần phải học ngành Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trong 3 năm. Để có được kiến thức và kỹ năng chuyên môn đầy đủ thì trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch xứng đáng là một địa chỉ đáp ứng mọi tiêu chí với các bạn.
Trên đây là thông tin lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung để bạn tham khảo, Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch hi vọng sẽ hữu ích với các bạn. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác nhé.