Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim an toàn, hiệu quả

Cập nhật: 01/11/2023 11:24 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim an toàn, hiệu quả là cực kỳ quan trọng. Vì công việc lên kế hoạch này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực … Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin ở dưới đây nhé.

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim an toàn, hiệu quả

Suy tim là một biến chứng của bệnh tim mạch, gây nguy hiểm với người bệnh. Ở giai đoạn này, ngoài thực hiện y lệnh của bác sĩ thì cần phải lên được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim.

1.1. Giảm triệu chứng khó thở ở bệnh nhân

Bệnh nhân bị suy tim là nguyên nhân khiến cho chức năng co bóp của tim không hoạt động hiệu quả. Điều đó khiến cho máu không về hết đến tim, đồng thời bị ứ lại một phần trong phổi, hạn chế quá trình trao đổi khí, gây tăng áp lực trong các mao mạch phổi, làm chèn ép vào các tiểu phế quản. Đó là nguyên nhân khiến cho người bệnh khó thở thường xuyên. 

Chăm sóc bệnh nhân suy tim cải thiện tinh thần và sức khỏe
Chăm sóc bệnh nhân suy tim cải thiện tinh thần và sức khỏe

Bởi vậy khi chăm sóc bệnh nhân suy tim thì người bệnh cần chú ý những điều dưới đây:

- Làm thông thoáng đường thở: hút đờm và rỉ mũi, mặc đồ rộng rãi, thoải mái.

- Nghỉ ngơi hợp lý: Bệnh nhân suy tim cần phải được nghỉ ngơi nhiều ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm. Nếu xuất hiện cơn khó thở kịch phát về đêm ở người bệnh người bệnh cần nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.

- Sử dụng thuốc lợi tiểu theo y lệnh bác sĩ: Thuốc lợi tiểu có thể gây mất ngủ bởi vậy khi chăm sóc cho người bệnh suy tim thì cho bệnh nhân uống thuốc buổi sáng. Ngoài ra thuốc còn gây hạ kali máu, bởi vậy cần phải chú ý đến những biểu hiện bất thường như đau cơ, chóng mặt, mệt mỏi… Đồng thời hãy khuyến khích bệnh nhân cần phải ăn thêm các loại rau quả có chứa nhiều Kali như chuối, súp lơ xanh và cải bó xôi…

- Người bệnh thở oxy khi có yêu cầu: Kết hợp theo dõi tần số, da niêm mạc, tính chất thở ...

Có thể bạn cần biết cách Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim an toàn

1.2. Phát hiện dấu hiệu xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu

Trong cơ thể thì tim và phổi có mối liên quan mật thiết với nhau. Bởi vậy khi trái tim bị suy yếu sẽ khiến cho lượng máu đến phổi thực hiện chức năng trao đổi khí oxy và cacbonic giảm, làm giảm lượng máu đỏ tươi giàu oxy, và làm tăng lượng máu xanh tím giàu cacbonic. Bởi vậy mà người bệnh bị suy tim khi nặng thì cơ thể có dấu hiệu xanh tím.

Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cần chú ý những điều dưới đây:

-  Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh hoạt động gắng sức. Có thể vận động nhẹ nhàng các chi nhằm giúp phòng biến chứng tắc mạch.

-  Sử dụng thuốc trợ tim, thuốc giãn mạch khi có chỉ định của bác sĩ, kết hợp theo dõi tần số tim, huyết áp và tác dụng phụ của thuốc.

1.3. Chú ý lượng nước tiểu giảm do giảm lưu thông tuần hoàn trong cơ thể

Bệnh suy tim khiến cho lượng máu đến thận bị giảm đi, điều đó giúp làm giảm khả năng bài trừ nước tiểu ở thận, khiến cho lượng nước tiểu ít. Bệnh nhân cần chú ý những điều dưới đây:

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều.

- Sử dụng thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên cần phải chú ý bù Kali và các chất điện giải.

- Người bệnh lưu ý không nên ăn mặn, hạn chế nước uống.

- Theo dõi lượng nước tiểu mỗi ngày.

Theo Dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu thông tin được khuyến cáo, bệnh suy tim cần phải sử dụng lượng muối phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể tuân thủ theo nguyên tắc sau: Suy tim độ 1, suy tim độ 2 chỉ nên dùng 2 g muối /ngày, suy tim độ 3 và suy tim độ 4 chỉ được ăn 0,5 g/ngày.

1.4. Giảm lo lắng cho người bệnh suy tim

Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim thì tinh thần lạc quan sẽ giúp cho người bệnh cải thiện hơn. Ngược lại nếu lo lắng quá sẽ rất khó để  chữa khỏi, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Bởi vậy mà mỗi điều dưỡng viên tại bệnh viện ngoài công việc chuyên môn phải giải thích cho bệnh nhân về sự tác động tích cực tinh thần đối với bệnh. Khi thực hiện phương pháp điều trị phù hợp thì người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Chế độ ăn uống cho bệnh suy tim phải giảm mặn
Chế độ ăn uống cho bệnh suy tim phải giảm mặn

1.5. Theo dõi nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái

Nếu như bệnh nhân bị suy tim trái rất dễ gây ứ máu ở phổi, là nguyên nhân làm tăng áp lực lên mạch máu ở phổi. Tình trạng này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây phù phổi cấp, nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim trái thì bạn cần theo dõi các cơn khó thở: người bệnh phải gắng sức, khó thở đột ngột hoặc tăng dần...

Theo dõi tính chất ho: Bệnh nhân bị suy tim có thể ho nhiều vào nhiều vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, đờm có lẫn máu hồng.

Nhất là khi nằm thì cơ hoành của bệnh nhân được nâng cao khiến cho máu dẫn đến làm tăng áp lực lên mao mạch phổi hơn. Bởi vậy, bệnh nhân cần theo dõi các triệu chứng khó thở và báo bác sĩ kịp thời.

1.6. Chế độ ăn và tập luyện cho người bệnh suy tim

Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim, thì cần phải chú ý đến chế độ ăn và tập luyện của bệnh nhân. Điều này góp phần giúp cho bệnh được cải thiện đáng kể, theo đó người bệnh hãy ăn nhạt, đồng thời bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho người bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh hãy hạn chế ăn các có chứa các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và chất béo như mỡ động vật… Đồng thời, bệnh nhân suy tim cần phải được tập thể dục điều độ, vừa sức từ đó giúp máu lưu thông được tốt hơn.

1.7. Chú ý sức khỏe tinh thần cho bệnh nhân suy tim

Tình trạng suy tim sẽ làm giảm khả năng lao động, sức khỏe, một số người còn gặp khó khăn khi thực hiện những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy mà người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng bị lo lắng, bất lực và thất vọng bởi họ sẽ trở thành gánh nặng đối với gia đình và bệnh nhân bị trầm cảm. Bởi vậy người thân, gia đình cần kết hợp với người bệnh chú ý tập luyện, chăm sóc sức khỏe 

Bệnh suy tim ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bởi vậy việc điều trị cần phải thực hiện theo y lệnh của bác sĩ kết hợp dùng thuốc. Theo đó thì mỗi người điều dưỡng viên trong bệnh viện có vai trò quan trọng giúp chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn và giúp cho người bệnh cải thiện hơn về tình trạng bệnh.

Để đảm nhiệm tốt các công việc trên thì bạn hãy đăng ký học Cao đẳng Điều Dưỡng được đào tạo trong 3 năm tại Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Nếu yêu thích ngành học này thì bạn hãy đăng ký sớm nhé.

Thông tin chi tiết về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
duoc-luc-hoc-la-gi Dược lực học là gì? Ứng dụng trong ngành Y dược như nào? Dược lực học là cụm từ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực Y dược. Vậy thực chất dược lực học là gì? Ứng dụng của Dược lực học trong ngành Y... duoc-dong-hoc-la-gi Dược động học là gì? Quá trình vào cơ thể như thế nào? Với hoạt động nghiên cứu Dược phẩm, các chỉ số Dược động học có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả dùng thuốc. Vậy thực chất Dược động học là... thuoc-tan-duoc Thuốc tân dược là gì? Kiến thức cơ bản cho sinh viên Y Dược Với sự phát triển của công nghệ y sinh, thuốc tân dược đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, dễ dàng mang theo của con người. Cùng tìm hiểu rõ... su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy...
Xem thêm >>



0899 955 990