Bệnh mày đay của bé sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ ăn uống hàng ngày. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải nắm được thông tin bé bị mày đay nên kiêng ăn những gì để việc điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại hiệu quả hơn.
- Những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em
- Bé mọc răng sớm có sao không?
- Tại sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?
Tình trạng trẻ bị nổi mày đay không chỉ liên quan đến cơ địa mà còn do tre ăn phải những loại đồ ăn dễ gây kích ứng. Trên thực tế, có không ít loại thực phẩm lành tính nhưng cũng có rất nhiều thực phẩm chính là mối nguy hại đối với trẻ bị mắc bệnh. Cha mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin về những thực phẩm trẻ bị nổi mày đay nên tránh của ban tư vấn cao đẳng Y Dược TPHCM cung cấp trong bài viết sau đây để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe con em của mình.
Bệnh mày đay của bé sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ ăn uống hàng ngày
Khi bé bị mày đay nên kiêng ăn những gì?
Khi bé bị mắc bệnh mày đay sẽ cần phải tránh xa những loại thực phẩm dễ gây ra kích ứng sau đây để tình trạng bệnh không bị trầm trọng hơn.
Hải sản
Các loại hải sản không nên ăn bao gồm: tôm, cua, mực, các loại cá biển, bề bề, ghẹ… vì đây là những loại thực phẩm gây kích ứng nhiều nhất đối với trẻ. Trong những loại hải sản này có chứa rất nhiều protein parvalbumin dễ gây kích ứng đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm. Khi trẻ ăn những loại đồ ăn này có thể sẽ bị dị ứng và nổi mẩn ngứa. Ngoài biểu hiện nổi mày đay, khi trẻ bị dị ứng với hải sản có thể gây ra kích ứng ở trong đường tiêu hóa, gây ra phản ứng toàn thân vô cùng nguy hiểm.
Khi trẻ bị nổi mày đay cũng có nghĩa sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ đã bị suy giảm, khó có thể tiếp nhận và chuyển hóa các chất này nên càng dễ gây ra kích ứng, càng ăn nhiều thì tình trạng của bé sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy hải sản là một loại thực phẩm vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng, kích thích vị giác của trẻ nhưng đối với những trẻ đã từng có tiền sử mắc bệnh mày đay thì các mẹ tuyệt đối không nên cho con sử dụng.
Thịt bò và sữa
Thịt bò và sữa cũng là một nhóm thực phẩm rất dễ gây ra kích ứng cho trẻ. Trong nhóm thực phẩm này có chứa nhiều casein và protein huyết thanh nên khi trẻ bị mày đay ăn vào sẽ có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều loại thực phẩm khác của chứa hàm lượng protein cao, các bậc cha mẹ nên hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện nhất.
Lạc (Đậu phộng)
Lạc có nguy cơ gây ra dị ứng rất cao đối với những trẻ bị bệnh mày đay vì trong lạc có chứa hàm lượng protein dự trữ rất lớn. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 1 hạt lạc có chứa 2 loại protein là vicilin và albumin gây kích ứng rất mạnh, chỉ cần 1mg vicilin và albumin là đã có thể khởi phát kích ứng ở trẻ em. Ngay cả khi lạc đã được nấu chín ở nhiệt độ cao thì khả năng gây ra kích ứng cũng không hề nhỏ. Chính vì thế, tốt nhất các mẹ không nên cho con ăn loại thực phẩm này.
Thực phẩm có chứa nhiều đường, muối
Hệ thần kinh ngoại biên rất dễ bị kích ứng bởi nhóm thực phẩm này, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ tái phát bệnh. Khi sử dụng những loại đồ ăn quá ngọt hay quá mặn cũng khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng làm cho các vết mẩn ngứa khó điều trị và lâu lành hơn.
Đồ ăn chiên rán và cay nóng
Những loại đồ chiên rán và cay nóng như: ớt, tiêu, gà rán, khoai tây chiên…sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt, nóng bức và dễ bị khô da, bong tróc.
Những loại đồ uống có ga
Trẻ em thường rất thích uống những loại nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga. Tuy nhiên, trong những loại đồ uống này có chứa những thành phần rất dễ gây ra kích ứng đối với các tế bào thần kinh, dễ bị dị ứng nổi mẩn ngứa, thậm chí còn có những trường hợp trẻ bị sốc phản vệ sau khi uống những loại đồ uống có ga.
Nên cho trẻ bị bệnh mày đay ăn gì?
Khi biết trẻ dễ bị kích ứng nổi mày đay, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tránh xa những loại thực phẩm dễ gây kích, tốt nhất nên kiêng hoàn toàn loại thực phẩm đó. Bên cạnh đó, nên cho trẻ sử dụng nhiều loại thực phẩm có tác dụng tăng cường cho trẻ như: rau xanh và các loại trái cây có chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cùng với những loại thức ăn dễ tiêu hóa và chống táo bón như: mướp đắng, khoai lang, cà chua, cam, chanh…
Các món ăn có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị bệnh nổi mày đay ở trẻ mà các bậc cha mẹ cần phải bỏ túi để cho trẻ sử dụng những khi cần thiết.
- Cháo rau má + đậu xanh
- Cháo chi tử + hạt sen
- Cháo khổ qua + rau muống + tim lợn
Với những thông tin trong bài viết trên đây, chắc hẳn các mẹ đã nắm được thông tin về những loại thực phẩm cần tránh khi trẻ bị bệnh mày đay và nên cho trẻ ăn gì để hỗ trợ điều trị cũng như phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả nhất. Hãy tìm hiểu thông tin thật chi tiết để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe con em mình.