Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bé mọc răng sớm có sao không?

Cập nhật: 13/09/2019 10:25 | Người đăng: Lường Toán

Hầu hết các bậc phụ huynh đều cảm thấy lo lắng khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường và một trong số đó chính là tình trạng bé mọc răng sớm. Thấu hiểu được những lo lắng này của các bậc phụ huynh, ban tư vấn cao đẳng Y Dược TPHCM sẽ cung cấp một số kiến thức cần thiết về vấn đề này trong bài viết sau đây.


Khi trẻ phát triển bình thường sẽ bắt đầu mọc răng khi được 6 - 8 tháng tuổi

Các giai đoạn mọc răng bình thường của trẻ

Khi trẻ phát triển bình thường sẽ bắt đầu mọc răng khi được 6 - 8 tháng tuổi. Hai răng cửa ở hàm dưới sẽ bắt đầu mọc đầu tiên sau đó là những chiếc răng khác. Khi trẻ được khoảng 30 tháng tuổi sẽ mọc đầy đủ 20 răng. 

Như vậy, tình trạng trẻ mọc răng sớm chính là bắt đầu mọc răng trước khi được 6 tháng tuổi. Có thể ngay từ tháng thứ 5, thứ 4 hoặc thậm chí là tháng thứ 3 đã bắt đầu mọc răng.

Dấu hiệu bé mọc răng sớm

Cơ thể của trẻ sẽ xuất hiện một số rối loạn rất dễ nhận biết vì lúc đó cơ thể đang dồn năng lượng chủ yếu cho việc mọc răng. Sau đây là những dấu hiệu phổ biến rất dễ nhận biết: 

  • Ăn uống kém, sụt cân.
  • Kiểm tra nướu có thể bị sưng, tấy đỏ hoặc loét.
  • Sốt nhẹ.
  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ như đi tiêu phân lỏng.
  • Nghiến nướu hoặc gặm ngón tay.
  • Bị chảy nước dãi nhiều.
  • Cơ thể mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, dễ bị kích động.

Các dấu hiệu nêu trên sẽ  thường xuất hiện trong khoảng từ 3 cho tới 5 ngày trước khi răng bắt đầu nhú lên. Những triệu chứng này sẽ có thể tự hết trong khoảng 3-7 ngày.


Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc mọc răng sớm hay muộn ở trẻ.

Yếu tố gây ảnh hưởng tới thời gian trẻ mọc răng

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc mọc răng sớm hay muộn ở trẻ. Sau đây là một số yếu tố chủ yếu mà các bậc phụ huynh cần phải lưu ý tới.

  • Vitamin D, canxi: nếu cơ thể trẻ không có đủ canxi hoặc bị thiếu hụt vitamin D sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc trẻ mọc răng sớm hay muộn.
  • Dinh dưỡng: Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới thời gian trẻ mọc răng. Trẻ sẽ rất hiếm khi bị mọc răng chậm nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Di truyền: Gen di truyền của trẻ cũng có thể gây ra sự phát triển của trẻ. Nếu như bé có bố mẹ từng mọc răng sớm thì khả năng trẻ mọc răng sớm cũng rất cao.

Bé mọc răng sớm có sao không?

Bé mọc răng sớm là một điều hết sức bình thường và đây là một vấn đề về bẩm sinh. Thậm chí có những trẻ sơ sinh đã có 1-2 chiếc răng nhưng cũng có những trường hợp mãi đến 1 tuổi mới mọc răng những chiếc răng đầu tiên.

Khi trẻ mọc răng sớm thì các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng tới vấn đề này mà hãy chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ để răng của trẻ khi mọc lên không bị dị dạng và chắc khỏe hơn.

Cách chăm sóc cho trẻ khi mọc răng

  • Cần phải lau người bằng nước ấm hoặc bổ sung nước khi thấy trẻ bị sốt nhẹ
  • Có thể giảm sự khó chịu cho trẻ khi mọc răng bằng cách cho trẻ cắn những vật mềm như ti giả, vòng mọc răng.
  • Nếu như trẻ bị sốt cao 38,5 độ trở lên hãy cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt.
  • Sau khi cho trẻ ăn hoặc bú hãy cho trẻ uống thêm nước lọc
  • Cho trẻ ăn những đồ ăn mềm và lỏng. Nên tránh những loại thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, đồng thời bổ sung hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng thật tốt, hãy sử dụng khăn mềm để lau sạch nướu cùng với nước dãi chảy ra ở quanh miệng. Đặc biệt là sau khi cho trẻ ăn hoặc bú.

Như vậy, với những thông tin trong bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp cho các bậc phụ huynh có được lời giải đáp về thắc mắc “Bé mọc răng sớm có sao không?” Nếu như trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng bất thường thì hãy mang trẻ đi khám ngay để tránh ảnh hưởng tới trẻ.

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990