Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khi bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không?

Cập nhật: 07/09/2019 11:54 | Người đăng: Lường Toán

Khi bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ mang thai vì không biết đấm lưng có gây ra ảnh hưởng cho thai nhi hay không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua những thông tin trong bài viết sau đây của Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Hiện nay, có rất nhiều lời khuyên khác nhau được đưa ra về việc bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không? Có những ý kiến cho rằng bà bầu tuyệt đối không nên đấm lưng nhưng lại chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định được điều này. Điều quan trọng nhất ở đây chính là đấm lưng có đúng phương pháp hay không.


Hầu hết tất cả các phụ nữ mang thai đều bị đau lưng

Bà bầu đau lưng có thể đấm lưng đúng cách

Hầu hết tất cả các phụ nữ mang thai đều bị đau lưng. Ở một giai đoạn của thai kỳ thì triệu chứng của những cơn đau lưng sẽ khác nhau. Khi thai nhi càng lớn thì lưng sẽ càng phải chịu nhiều áp lực hơn nên các cơn đau lại càng tăng lên. Những ai đã từng trải qua giai đoạn mang thai sẽ thấu hiểu được sự vất vả trong suốt 40 tuần thai kỳ. Hầu hết tất cả các mẹ bầu đều ở trong tình trạng đau nhức người, đau lưng, chuột rút…

Chính vì vậy, cần phải có một phương pháp hợp lý để những cơn đau đó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ và đối với trường hợp bà bầu bị đau lưng cũng như thế.

Phụ nữ mang thai có thể đấm lưng nhưng không nên đấm mạnh và không nên nằm sấp. Đấm lưng chống mỏi mệt hoặc sử dụng máy massage cầm tay để giảm bớt những cơn đau nhức khó chịu.

Ngoài ra, các ông chồng cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp cùng với đán lưng khi vợ ở tư thế ngồi thẳng. Xoa bóp cũng giúp làm giãn các dây chằng ra giúp mẹ bầu cảm thấy bớt đau rất nhiều đấy nhé!

Không xoa lưng thường xuyên

Các mẹ bầu thường có thói quen xoa lưng để giảm nhanh các cơn đau lưng trong giai đoạn mang thai. Đây cũng chính là một động tác, một cử chỉ thể hiện sự yêu thương mà các mẹ dành cho bé. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, động tác này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đối với sự phát triển của thai nhi.

Động tác xoa lưng chính là tiền đề của những cơn co dạ con. Nếu xoa lưng thường xuyên sẽ rất dễ bị động thai, đẩy thai ở trong tử cung. Đối với những phụ nữ đã có tiền sử bị sinh non, bệnh rối loạn đông máu, nhau thai bị bám ở mặt trước hoặc những thai phụ đã bước vào tuần thứ 38 của thai kỳ thì cần phải hạn chế tối đa động tác xoa lưng.


Khi được xoa bóp nhẹ nhàng và cọ xát, kích thích sự lưu thông máu, các mẹ sẽ cảm thấy lưng của mình thoải mái hơn và các cơn đau sẽ dần biến mất

Phương pháp massage lưng hiệu quả

Không nhất thiết là chỉ khi bị đau lưng mà trong giai đoạn mang thai mẹ bầu đều cần phải chăm sóc cơ thể của mình, hãy ghé qua những trung tâm chuyên massage cho bà bầu hoặc có thể nhờ chồng của mình thực hiện những động tác massage đơn giản. Khi được xoa bóp nhẹ nhàng và cọ xát, kích thích sự lưu thông máu, các mẹ sẽ cảm thấy lưng của mình thoải mái hơn và các cơn đau sẽ dần biến mất.

Các thao tác massage cho bà bầu không hề đơn giản như mọi người thường nghĩ. Nếu làm đúng cách có thể làm giảm những cơn đau nhưng làm không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.

Dưới đây là cách massage lưng được nhiều ông chồng áp dụng thành công:

  • Bước 1: Nên chuẩn bị một phòng riêng có không gian thoáng mát và sạch sẽ. Tốt nhất nên có nhạc nhẹ êm ái, du dương để mẹ bầu cảm thấy tâm trạng thư thái hơn.
  • Bước 2: Khi massage, các mẹ có thể nằm nghiêng hoặc nằm úp trên một loại gối chuyên dụng được thiết kế dành riêng cho bà bầu có một khoảng lún sâu ở giữa dành cho bụng.
  • Bước 3: Hãy bắt đầu bằng cách xoa nóng hai bàn tay, các đầu ngón tay. sau đó massage từ gáy rồi từ từ xoa bóp nhẹ nhàng xuống hông. Tiếp tục xoa nhẹ nhàng theo chiều ngược trở lại vai và kéo dọc cơ thể rồi tỏa ra hai bên sườn.
  • Bước 4: Dùng cả 2 tay lần lượt ấn nhẹ và kéo giãn các cơ. Sử dụng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay nhấn và xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng. Xoa bóp chậm và nhẹ nhàng ở khu vực vai, lưng dưới và phần dưới hông.
  • Bước 5: Lặp lại nhiều lần các bước massage với tốc độ chậm hơn. Mỗi lần massage có thể kéo dài từ 15 - 20 phút.

Một số lưu ý quan trọng khi massage cho bà bầu

Sau đây là những lưu ý quan trọng trong khi massage cho bà bầu cần phải nắm được để không gây ảnh hưởng cho thai nhi.

  • Không nên sử dụng tinh dầu để massage và cũng không nên massage thường xuyên.
  • Không nên massage ở phía trong cổ tay và mắt cá chân vì đây là những điểm áp suất chặn máu lưu thông có thể kích thích cơ tử cung và xương chậu có gây ra những cơn co thắt.
  • Khi bà bầu cảm thấy khó chịu hay chóng mặt thì nên ngừng xoa bóp ngay lập tức.

Có thể hạn chế tình trạng đau lưng trong thời kỳ mang thai bằng cách chuẩn bị nhiều dối để kê vào lưng, chân, đùi… khi ngồi và khi nằm ngủ. Thay vì đi giày cao gót hay lựa chọn những đôi giày bệt  xăng đan để đi lại dễ dàng hơn và cũng không lo lắng bị ngã, trượt chân. Ngoài ra, khi ngồi hoặc đi đứng các bà bầu cũng nên duy trì tư thế đứng thẳng, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí.

Qua bài viết trên trên đây của chúng tôi, hi vọng mẹ đã có cách hiểu đúng về việc bà bầu đau lưng có nên đấm lưng hay không. Và đừng quên nhờ ông chồng thực hiện bài massage cơ bản cho mẹ nhé!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990