Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nên tiêm thuốc tránh thai vào thời điểm nào tốt nhất?

Cập nhật: 06/09/2019 08:38 | Người đăng: Lường Toán

Hiện nay có rất nhiều phương pháp tránh thai mang lại hiệu quả cao. Tùy vào từng trường hợp và từng độ tuổi sẽ có biện pháp tránh thai phù hợp. Một trong những phương pháp được nhiều bạn trẻ sử dụng nhất hiện nay chính là tiêm thuốc tránh thai. Vậy tiêm thuốc tránh thai vào thời điểm nào tốt nhất? Hãy cùng các thầy cô Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây.


Nên tiêm thuốc tránh thai vào thời điểm nào tốt nhất?

Vì sao nhiều bạn trẻ lại sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai?

Thông thường, những phụ nữ đã lập gia đình thì họ sẽ lựa chọn những phương pháp tránh thai có hiệu quả kéo dài như: uống thuốc tránh thai hàng ngày, đặt vòng tránh thai hoặc sử dụng bao cao su… Nhưng đối với những bạn nữ trẻ chưa lập gia đình thì đa phần đều ưu tiên lựa chọn phương pháp tiêm thuốc tránh thai. Tại sao nhiều bạn trẻ lại lựa chọn sử dụng phương pháp này?

Đối với phương pháp đặt vòng tránh thai sẽ cần phải tiến hành thực hiện thủ thuật đặt vòng và đây là một thủ thật khá phức tạp. Bên cạnh đó, hiệu quả của phương pháp uống thuốc tránh thai khẩn cấp lại không cao, nếu như uống thuốc tránh thai hàng ngày thì sợ bị quên, sử dụng bao cao su lại khiến giảm bớt những khoái cảm khi quan hệ tình dục. 

Đối với phương pháp tiêm thuốc tránh thai có thể tránh thai được trong thời gian khoảng 3 tháng và mang lại hiệu quả rất cao vì nó có thể phát huy tối đa tác dụng của thuốc. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn phương pháp này vì thực hiện dễ dàng, hiệu quả tránh thai lên tới 3 tháng mà lại không tốn kém.

Nên tiêm thuốc tránh thai vào thời điểm nào tốt nhất?

Rất nhiều bạn trẻ băn khoăn rằng nên tiêm thuốc tránh thai vào thời điểm nào tốt nhất? Đối với những phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản nhưng chưa muốn có thai thì thời điểm tiêm thuốc tránh thai tốt nhất chính là vào những ngày đang hành kinh.

Đối với những trường hợp sau khi phá thai mà muốn tiêm thuốc tránh thai thì nên tiêm thuốc ngay sau khi phá thai khoảng 7 ngày để tránh gây ra ảnh hưởng đối với sức khỏe vì cơ thể của người phụ nữ sau khi phá thai sẽ có trạng thái suy yếu, nếu như tiêm thuốc tránh thai ngay sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Đối với những phụ nữ sau khi sinh nở thì cần tiêm sau khi sinh 6 tuần nếu cho con bú, trường hợp không cho con bú thì có thể tiêm sau khi sinh 3 tuần. 

Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả cao nhất và không gây ra ảnh hưởng đối với cơ thể thì các bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể và nhận được sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự an toàn.


Nên tiêm thuốc tránh thai vào thời điểm nào tốt nhất?

Những trường hợp không nên sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai

Mặc dù tiêm thuốc tránh thai là một phương pháp mang tới hiệu quả cao nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này. Cụ thể những trường hợp sau đây không nên tiêm thuốc tránh thai để tránh gây nguy hiểm cho cơ thể:

  • Chảy máu âm đạo thất thường nhưng chưa chẩn đoán được nguyên nhân
  • Những người bị mắc bệnh ung thư vú, phụ nữ lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, thuyên tắc mạch, tăng huyết áp, những người hút thuốc lá.
  • Những người mắc bệnh lý về gan nặng cần phải đặc biệt chú ý khi sử dụng phương pháp tránh thai này.

Trong những trường hợp trên, tốt nhất các bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể và lựa chọn được phương pháp tránh thai phù hợp.

Phương pháp tiêm thuốc tránh thai cũng sẽ có một số nhược điểm chính là không may bị phản ứng phụ không chịu đựng được thì không thể đưa thuốc tránh thai ra ngoài cơ thể. Tiêm thuốc tránh thai cũng gây mất kinh, rối loạn kinh nguyệt và rong kinh.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch khuyên các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hướng dẫn kỹ lưỡng hơn về thời điểm tiêm thuốc tránh thai mang lại hiệu quả cao nhất và những đối tượng có thể sử dụng phương pháp  này. Đồng thời thường xuyên kiểm tra sức khỏe khi tiêm thuốc tránh thai để tránh những trường hợp nguy hiểm tới sức khỏe sinh sản.

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990