Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mở nội khí quản an toàn

Cập nhật: 07/11/2022 16:53 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Phẫu thuật mở khí quản áp dụng cho bệnh nhân bị tắc nghẽn khí quản và để giảm lưu lượng khí đến phổi. Cần phải có phương pháp chăm sóc bệnh nhân mở khí quản an toàn, hiệu quả để giảm nguy cơ biến chứng và giúp bệnh nhân sớm hồi phục. Thông tin cụ thể sẽ được Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp trong bài viết sau đây nhé.

Bạn có thể muốn tìm hiểu về Phác đồ điều trị bệnh nhân tràn dịch màng phổi an toàn hiện nay

1. Mở khí quản có nguy hiểm không?

Mở khí quản sẽ tác động chính đến chức năng phổi và oxy máu trong cơ thể với bệnh nhân trong trường hợp sau:

Thủ thuật mở nội khí quản có thể gây biến chứng nguy hiểm
Thủ thuật mở nội khí quản có thể gây biến chứng nguy hiểm
  • Bệnh nhân bị chấn thương, tổn thương khí quản do tắc nghẽn hoặc xạ trị
  • Người bệnh bị đau tim cục bộ 
  • Viêm phổi nặng.
  • Người bệnh bị đột quỵ nghiêm trọng.

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được cố gắng hỗ trợ hô hấp bằng cách đưa ống nội khí quản qua đường miệng. Còn với người bệnh được được hỗ trợ hô hấp lâu dài bằng máy thở sẽ giúp kiểm soát đường thở giúp cho người bệnh hơn ống nội khí quản.

Tuy nhiên, chăm sóc bệnh nhân mở khí quản cần phải chú ý cẩn thận bởi người bệnh có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn: 

1.1. Biến chứng ngắn hạn:

Biện pháp phẫu thuật mở khí quản có thể gây ra những rủi ro không mong muốn, tình trạng phổ biến nhất là chảy máu và nhiễm trùng.

Một số trường hợp ống mở khí quản có thể bị tụt ra ngoài sau khi phẫu thuật. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm với bệnh nhân bởi người bệnh sẽ không thở bình thường.

Một số biến chứng ngắn hạn thường sẽ xảy ra với những bệnh nhân bị ốm yếu, suy nhược, hoặc bị suy dinh dưỡng.

1.2. Biến chứng lâu dài

Biện pháp phẫu thuật mở khí quản có thể gây ra với biến chứng lâu dài xảy ra khi tháo ống mở khí quản. Bên cạnh đó, khi ống mở khí quản có thể gây tổn thương đến khu vực xung quanh lỗ phẫu thuật, đó là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng và  bị chảy máu nghiêm trọng.

Ống mở khí quản còn có thể gây tăng sản xuất dịch nhầy trong đường thở, nếu nhiều quá sẽ khiến gây tắc đường thở. Bởi vậy mà khâu chăm sóc bệnh nhân mở khí quản cực kỳ quan trọng bởi họ cần được hướng dẫn, đào tạo về việc hút dịch nhầy, từ đó sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn.

Khi có bất kỳ ống nào được đặt vào đường thở thì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Có thể bạn chưa biết về Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mở khí quản

Khi chăm sóc bệnh nhân mở khí quản thì cần phải chú ý công việc là hút đàm nhớt và chăm sóc lỗ mở khí quản.

2.1. Thực hiện hút đàm nhớt cho người bệnh

Với người bình thường thì không khí trước khi vào phổi thường sẽ được làm ấm, làm sạch và làm ẩm khi đi qua khoang mũi miệng. Còn khi đặt ống mở khí quản thì công đoạn trên sẽ bị bỏ qua bởi vậy là không khí đi vào phổi sẽ không được lọc sạch và lạnh, khô hơn. Đó là nguyên nhân khiến cho người bệnh tiết nhiều đờm nhớt và giữ chất dơ đi vào phổi. Khi bị tích tụ đờm nhớt sẽ khiến cho bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra bệnh viêm phổi, viêm thanh khí phế quản. 

Bởi vậy khi chăm sóc cho người bệnh mở khí quản thì hút đờm nhớt là việc cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên lưu ý không lạm dụng hút đờm nhiều bởi nó sẽ gây tổn thương vùng khí quản, thậm chí việc này còn kích thích đàm nhớt tiết ra nhiều hơn.

Các bác sĩ có thể sẽ lắp “Mũi nhân tạo” vào ống mở khí quản có nhiệm vụ giữ độ ẩm không khí hít vào, từ đó ngăn chặn các hạt rơi vào đường thở.

2.1.1. Thời điểm hút đờm nhớt khi nào: 

  • Khi cảm thấy tiếng đờm nhớt trong đường thở
  • Hút đờm khi vừa thức dậy vào buổi sáng
  • Khi bệnh nhân khó thở: thở nhanh, thở gắng sức.
  • Trước bữa ăn và trước khi đi ngủ
  • Sau khi đi ra ngoài trời.

2.1.2. Quy trình hút đàm nhớt như thế nào?

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Nước muối sinh lý, nước cất
  • Vật chứa để ngâm ống
  • Ống hút đàm.
  • Máy hút đàm, ống nối với máy hút.
  • Bàn chải mở khí quản giúp làm sạch nòng trong ống mở khí quản.
  • Một bộ ống mở khí quản phụ.

Cách thực hiện:

  • Trước khi thực hiện thì bạn hãy rửa sạch tay
  • Bật máy hút sau đó hãy kết nối ống nối vào máy.
  • Chọn ống hút đàm và gắn vào ống nối
  • Người bệnh cần được nằm ngửa hoặc ngồi và đặt chiếc khăn dưới vai.
  • Trước khi thực hiện cần vô trùng ống hút bằng cách ngâm vào nước muối và để bệnh nhân hút thử để kiểm tra hệ thống.
  • Nòng trong rút ra sau đó cho vào dụng cụ chứa.
  • Đưa ống hút đàm vào ống mở khí quản cẩn thân sao cho ống đi theo đường cong của ống mở khí quản. Đặt ngón tay cái vào lỗ thông hơi của ống hút đàm một cách ngắt quãng đồng thời rút ống hút đàm dần dần ra. Lưu ý, không nên để ống hút đàm trong ống mở khí quản quá 10 giây bởi nó sẽ khiến cho bệnh nhân không thở được.
  • Sau khi hút đàm thì phải quan sát người bệnh để xem bệnh nhân thở được không
  • Lấy một lượng nhỏ nước vô trùng hay nước cất để giúp làm sạch các chất tiết trong ống hút đàm.
  •  Lấy nòng trong đặt vào ống mở khí quản.
  •  Tắt máy sau đó hãy lấy ống hút đàm ra.

2.2. Lưu ý khi hút đàm bệnh nhân mở khí quản

Không nên để tay chạm vào ống hút trước khi đưa vào trong ống mở khí quản.

Trong khi hút đàm thì bạn hãy đặt ngón cái vào 1 lỗ trong ống hút, đồng thời hãy nhẹ nhàng xoay nhẹ trong khi rút ống hút dần ra.

Dụng cụ mở nội khí quản cho bệnh nhân
Dụng cụ mở nội khí quản cho bệnh nhân

Chú ý:

  • Hướng dẫn sử dụng lại ống hút đàm: hút liên tục trong 30 giây nước vô trùng với nước cất nhằm giúp loại bỏ chất tiết bên trong. sau đó rửa sạch ống hút rồi ngâm vào trong dung dịch sát khuẩn. Tiếp theo hãy rửa lại ống hút bằng nước lạnh và để khô. Lưu ý không để dùng ống khi nó khô và bị nứt.
  • Có nhiều loại nòng khác nhau bởi vậy hãy chú ý lấy nòng và lắp theo từng loại. Tốt nhất bạn hãy xoay nòng trong theo một hướng nhất định rồi mới lấy ra. Sau đó hãy lắp vào thì làm chiều ngược lại.
  • Khi lấy nòng trong ra thì bạn lưu ý không được rút hết toàn bộ ống mở khí quản. Khi thực hiện kỹ thuật này thì bạn hãy đặt một tay vào miếng cố định ở cổ trong ống mở khí quản.
  • Bên cạnh đó, nhằm hạn chế tổn thương thì phải đảm bảo độ dài ống hút đàm tương đương với chiều dài ống mở khí quản. Chẳng hạn như, nếu chiều dài ống mở khí quản là khoảng 4cm thì bạn hãy đưa ống hút đàm vào một đoạn khoảng 4 cm. Với trường hợp chưa làm sạch hoàn toàn đàm nhớt đối với người bệnh thì có thể cho ống hút đàm vào sâu thêm vài milimet dài hơn so với đầu cuối ống mở khí quản. Trường hợp này cần phải người có kinh nghiệm để ước lượng chiều dài ống hút đàm đưa vào mà không cần phải đo.
  • Nếu có dính đờm nhớt thì bạn cần phải làm sạch nòng trong bằng bàn chải đặc biệt . Có thể dùng bàn chải đặc biệt để rửa nòng trong. Với bệnh nhân có thêm một bộ mở khí quản phụ thì bạn có thể dùng nòng trong của nó. Nòng vừa lấy ra nếu vẫn dùng được thì hãy rửa sạch sau đó ngâm vào trong dung dịch sát khuẩn, đồng thời để khô sau đó sử dụng lại. 

2.3. Chăm sóc lỗ mở khí quản với bệnh nhân mở khí quản

Lỗ mở khí quản có thể bị kích thích bởi chất tiết từ đường thở hoặc bị tổn thương do cọ sát với ống mở khí quản. Do vậy cần phải thực hiện chăm sóc lỗ mở khí quản hằng ngày qua đó sẽ giúp tránh nhiễm trùng cũng như gây tổn thương da tại vùng lỗ mở khí quản. Với những bệnh nhân mới đặt ống mở khí quản hay đang thở máy thì tốt nhất hãy chăm sóc thường xuyên hơn. Hãy lấy gạc để đắp nơi lỗ mở khí quản nếu xuất hiện dịch ở lỗ mở khí quản hoặc da vùng lỗ mở khí quản bị kích thích do cọ sát với ống.

2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ:

  • Bông gòn, gạc.
  • Ly chứa nước, Nước vô trùng và nước Oxy già.
  • Dây cố định và kéo ống mở khí quản.
  • Khăn.

2.3.2. Cách thực hiện:

  • Trước khi thực hiện thì bác sĩ phải rửa tay sạch sẽ.
  • Bệnh nhân có thể nằm hoặc ngồi và đặt một chiếc khăn dưới vai để khi ngửa cổ dễ quan sát vùng lỗ mở khí quản.
  • Lấy một đoạn dây cố định ống mở khí quản với chiều dài thích hợp.
  • Lấy 2 ly khác nhau để đựng nước vô trùng với oxy già.
  • Sau đó hãy làm sạch vùng da quanh ống mở khí quản với bông gòn rồi nhúng vào dung dịch Oxy già. Lấy bông gòn để vệ sinh mỗi ¼ vùng. Sau đó hãy cuộn tròn rồi vệ sinh từ vùng trung tâm ra ngoài và lỗ mở khí quản với vùng da dưới miếng cố định ống mở khí quản.
    Còn nếu thực hiện chăm sóc bệnh nhân mở khí quản tại nhà thì bạn chỉ cần làm sạch lỗ mở khí quản với nước sạch và xà phòng bởi Oxy già có thể gây kích thích da, nhất là trẻ em. Lưu ý chỉ nên dùng Oxy già khi có chất tiết bị vón cục.
  • Lấy bông gòn nhúng vào nước vô trùng để rửa sạch lại vùng lỗ mở khí quản.

Bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu về Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân đặt nội khí quản tại bệnh viện

3. Điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân mở khí quản

Với người bệnh mở khí quản nằm tại bệnh viện thì điều dưỡng sẽ là người chăm sóc bệnh nhân, đảm nhiệm những công việc để giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất. Nếu bạn yêu thích công việc của ngành này thì có thể đăng ký Cao đẳng Điều Dưỡng. Khóa học trong 3 năm sẽ giúp bạn được tích hợp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để trở thành điều dưỡng viên giỏi, phục vụ tốt công việc chuyên môn.

Với thông tin tổng hợp chăm sóc bệnh nhân mở khí quản trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài tiếp theo cập nhật thông tin hữu ích nhé tại mục Cẩm nang Y Dược, xin chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990