Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phác đồ điều trị bệnh nhân tràn dịch màng phổi an toàn hiện nay

Cập nhật: 07/11/2022 15:18 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Cách chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi được đánh giá rất phức tạp để làm giảm đi sự đau đớn cho người bệnh. Bài viết này Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn có kinh nghiệm để có kỹ năng chăm sóc người bệnh tốt nhất.

1. Bệnh tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là tình trạng bị tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi và thành ngực ở bệnh nhân. Màng phổi là một lớp màng mỏng mặt trong của thành ngực và bao bọc lấy phổi. 

Tràn dịch màng phổi gây nguy hiểm đến tính mạng
Tràn dịch màng phổi gây nguy hiểm đến tính mạng

Với người bình thường thì chỉ có một lượng ít dịch nằm giữa 2 lớp trong màng phổi, với tác dụng chính như một chất dầu bôi trơn giữa thành ngực và phổi nhằm để chúng di chuyển và trượt lên nhau dễ dàng khi bạn thở. Hoặc khi lượng dịch này tích tụ nhiều thì tình trạng tràn dịch màng phổi xảy ra và chúng sẽ tách phổi ra khỏi thành ngực của chúng ta.

Bởi vậy cần phải có cách chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi tốt nhất để người bệnh được cải thiện tình trạng cũng như giảm sự khó chịu, đau đớn với người bệnh.

Tìm hiểu ngay Chăm sóc bệnh nhân sau nút mạch gan an toàn, hiệu quả

2. Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi và mức độ tràn dịch. Nếu nguyên nhân do ung thư việc điều trị gặp phải nhiều khó khăn vì hường tái phát tràn dịch sau khi hút dịch màng phổi.

Tràn dịch cấp tính nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tử vong, do chèn ép phổi, giảm khả năng hô hấp gây thiếu oxy.

Những trường hợp tràn dịch màng phổi ác tính thường tái đi tái lại nhiều lần dù đã được điều trị đúng cách.

Tràn dịch màng phổi gây ra hậu quả ảnh hưởng rất lớn đến hô hấp, gây thiếu oxy nuôi dưỡng cơ thể. Có thể để lại một số di chứng như: Viêm dày màng phổi, vôi hóa màng phổi, nếu căn nguyên do lao còn gây viêm mủ màng phổi. Các di chứng này ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của người bệnh.

Việc phát hiện sớm bệnh giúp điều trị hiệu quả cao, nên khi có các dấu hiệu như khó thở tăng dân, đau ngực... người bệnh không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở Y tế khám để chẩn đoán sớm bệnh.

3. Phác đồ điều trị bệnh nhân tràn dịch màng phổi

3.1. Nhận định tình hình người bệnh

Trước tiên bạn cần phải hỏi thăm bệnh nhân những câu hỏi liên quan đến bệnh bao gồm: Tiền sử bệnh, những nguyên nhân khiến cho người bệnh bị tràn dịch màng phổi.

Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân:

  • Hỏi về vị trí và tư thế đau đối với bệnh nhân.
  • Có xuất hiện cơn sốt và tăng dần không?
  • Mức độ khó thở ở người bệnh
  • Có bị ho khi thay đổi tư thế không?
  • Người bệnh có gặp khó khăn gì do bệnh không?
  • Tiền sử sử dụng thuốc chữa bệnh: thuốc nào hiệu quả? thuốc nào không hiệu quả?

3.2. Nắm được tình trạng bệnh nhân tràn dịch màng phổi:

  • Kiểm tra cơ thể cùng như tinh thần của người bệnh.
  • Tình trạng nhiễm trùng, phù ngoại biên
  • Da có bị tím tái không?
  • Biểu hiện ho, đau tức ngực như thế nào?
  • Người bệnh có bị khó thở, mức độ khó thở, kiểu thở với tư thế người bệnh khi thở.
  • Sự co giãn lồng ngực và 2 bên xương sườn.
  • Sự di động của các cơ hô hấp với lồng ngực.
  • Số lượng, màu sắc và tính chất đờm …

3.3. Thăm khám người bệnh:

  • Đo thân nhiệt xem người bệnh có bị sốt không?
  • Kiểm tra tình trạng huyết áp, tần số và tính chất mạch, nhịp tim.
  • Có bị đau sườn không?
  • Kiểm tra vị trí của mỏm tim.
  • Có giảm rung thanh không.
  • Phổi có bị đục không? xác định vị trí và mức độ tràn dịch?
  • Nghe phổi có tiếng rì rào, phế nang có giảm hay mất không?
  • Kiểm tra vùng bụng và chú ý gan mật.

3.4. Thu thập các dữ kiện:

  • Kiểm tra các phiếu xét nghiệm, điều trị với hồ sơ bệnh án ở bệnh nhân.
  • Qua gia đình người bệnh và chẩn đoán điều dưỡng.

3.5. Một số chẩn đoán với bệnh nhân tràn dịch màng phổi:

  • Giảm trao đổi khí gây khó thở.
  • Kích thích màng phổi gây ho.
  • Lượng dịch nhiều gây suy hô hấp.
  • Người bệnh có nguy cơ dày dính màng phổi do lao màng phổi.

Có thể bạn muốn xem về Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối

4. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi

4.1. Chăm sóc cơ bản cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều.
  • Luôn luôn quan tâm và đồng viên tinh thần bệnh nhân.
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng khi chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi …
  • Giảm bớt triệu chứng cho bệnh nhân: lo lắng, khó thở, ho, đau ngực…
  • Đường thở thông thoáng nhằm giúp tránh suy giảm sự trao đổi khí.

4.2. Thực hiện các y lệnh của bác sĩ:

  • Bệnh nhân tràn dịch màng phổi thì uống thuốc theo y lệnh của bác sĩ.
  • Thực hiện các y lệnh về xét nghiệm và thuốc.
  • Đảm bảo đầy đủ những dụng cụ cần thiết nhằm tiến hành chọc hút màng phổi.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi
Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi

Tìm hiểu thêm về Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mở nội khí quản an toàn

4.3. Theo dõi bệnh nhân tràn dịch màng phổi:

Nhận định chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi cần phải theo dõi các dấu hiệu bất thường ở bệnh nhân:

  • Những dấu hiệu gây bệnh
  • Theo dõi tình trạng tinh thần của bệnh nhân.
  • Tình trạng hô hấp, sự tiến triển bệnh và các biến chứng xảy ra.

4.3. Chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi cơ bản:

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin và protein, nên ăn nhiều hoa quả, nước trái cây...
  • Nên cho người bệnh được nghỉ ngơi nhiều trong không gian yên tĩnh.

Giảm sự đau đớn khó chịu ở bệnh nhân:

  • Bệnh nhân cần được nằm với tư thế cao đầu và nghiêng sang 1 bên để tránh bị tràn dịch.
  • Người bệnh cần được thay đổi tư thế nhẹ nhàng với ống dẫn lưu.
  • Nên để đồ dùng cá nhân gần bệnh nhân để người bệnh tiện lấy

4.4. Thực hiện y lệnh:

  • Chỉ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau nếu có sự chỉ định.
  • Cho người bệnh thở oxy

Chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi và thực hiện y lệnh đúng yêu cầu sau:

  • Chuẩn bị hô hấp đặc biệt cho người bệnh
  • Khuyến khích người bệnh ho mạnh và thở sâu.
  • Một số dụng cụ phục vụ bác sĩ chọc tháo dịch màng phổi nhằm giúp cho người bệnh dễ thở đồng thời  lấy dịch làm xét nghiệm…
  • Chuẩn bị cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm: dịch màng phổi, X quang, công thức máu…

Với bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi thì cần phải có nhiều thời gian chăm sóc, kể cả việc hay thức đêm khiến cho thời gian sinh hoạt không được ổn định. Bởi vậy cần phải có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi qua đó sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn và bệnh nhân.

5. Điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi hiệu quả

Điều dưỡng viên là người chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi tại các bệnh viện. Đây là bệnh lý nguy hiểm bởi vậy cẩn đảm bảo chính xác mọi quy tắc, và đông tác chăm sóc bệnh nhân an toàn và hiệu quả. Nếu bạn yêu thích công việc chữa bệnh cứu người thì có thể đăng ký Cao đẳng Điều Dưỡng. Khóa học trong 3 năm sẽ giúp bạn được tích hợp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để trở thành điều dưỡng viên giỏi, phục vụ tốt công việc chuyên môn.

Hiện nay, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch được đánh giá địa chỉ đào tạo ngành Điều dưỡng hàng đầu, được Bộ lao động Thương binh và Xã hội đánh giá cao. Hiện nay ngoài ngành Điều dưỡng, trường còn đào tạo thêm các ngành như: Cao đẳng Kỹ Thuật Phục hồi chức năng, Cao đẳng Dược và Trung cấp Y Sỹ Y học cổ truyền. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực Y Dược thì đừng bỏ lỡ cơ hội xét tuyển bằng học bạ nhé.

Thông tin trong bài viết trên đây nhằm giúp bạn tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo ở mục Tin tức Y dược để cập nhật tin tức khác nhé, chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990