Chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối là việc làm cực kỳ cần thiết giúp cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh cho bệnh nhân. Dù vậy không phải ai cũng biết cách chăm sóc an toàn và hiệu quả, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối như thế nào?
Ung thư thực quản là một khối u ác tính có trong thực quản. Căn bệnh này hiện có hai dạng là: ung thư biểu mô tế bào vảy với ung thư biểu mô tế bào tuyến.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Là tình trạng khối u xuất phát từ tế bào vảy lót niêm mạc thực quản, chúng thường xuất hiện ở phần trên hoặc phần giữa thực quản.
- Ung thư biểu mô tế bào tuyến: Là khối u xuất hiện và phát triển trong mô tuyến tại phần dưới thực quản. Với bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối thì chúng có thể di căn tới hầu hết các cơ quan trên cơ thể như gan, phổi, xương và tuyến thượng thận…rất khó để thoát khỏi cửa tử.
Bạn có thể muốn xem Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Loãng Xương Theo Chỉ Định
2. Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối
Bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Tùy vào vị trí bị khối u di căn thì người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng sau:
2.1. Nuốt nghẹn, đau khi nuốt
Triệu chứng này thường gặp nhất với bệnh nhân bị ung thư thực quản giai đoạn cuối. Người bệnh có thể đau khi nuốt xảy ra ngay cả khi người bệnh nuốt nước bọt hoặc ăn thức ăn mềm. Đối với trường hợp khối u hoại tử thì người bệnh sẽ không còn bị đau như trước đó.
2.2. Trớ thức ăn
Hiện tượng trớ thức ăn dễ xảy ra với bệnh nhân ung thư thực quản. Nguyên nhân là bởi dịch thực quản chảy vào đường thở.
2.3. Triệu chứng ung thư thực quản toàn thân
– Người bệnh da khô sạm, sút cân, suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng…
– Hạch xuất hiện ở các vị trí trên cơ thể.
– Khi khối u di căn đến xương sẽ khiến cho người bệnh đau dữ dội xương cột sống, xương sườn, các chi, khiến cho xương trở nên yếu, dễ gãy. Hoặc khi khối u di căn phổi thì bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho ra máu, khó thở, đau tức ngực… Còn nếu như bị di căn tuyến thượng thận thì người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng mệt mỏi, suy kiệt và huyết áp mất ổn định.
Bạn có thể tham khảo về Chăm sóc bệnh nhân sau nút mạch gan an toàn, hiệu quả
3. Phương pháp điều trị bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối
Chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị là hóa trị, phẫu thuật, xạ trị. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất là hóa trị kết hợp xạ trị có tác dụng làm giảm triệu chứng, giảm đau cho bệnh nhân và điển hình là tình trạng khó nuốt bởi thức ăn không thể di chuyển từ thực quản đến dạ dày.
Khi điều trị kết hợp 2 phương pháp trên thì bệnh nhân ung thư thực quản sẽ gặp phải những tác dụng phụ bao gồm: giảm cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn, rụng tóc, đau môi, vòm miệng, đỏ da, ban đỏ. Khi tiêu diệt các tế bào ung thư thì cơ thể cũng sẽ bị chán ăn và mệt mỏi.
Bởi vậy việc chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối sau đó cần chú ý đến những biện pháp dưới đây:
– Người bệnh đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định những biện pháp hạn chế tác dụng phụ của xạ trị đồng thời kết hợp hóa trị một cách cụ thể.
– Tránh tác động của ánh sáng mặt trời lên da từ đó sẽ giúp hạn chế được sự chuyển biến xấu của bệnh đồng thời nên dùng các loại kem bôi làm giảm đau và dịu da nhanh chóng.
– Nên sinh hoạt điều độ và tập thể dục nhẹ nhàng.
Mục đích điều trị cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối nhằm giúp giảm triệu chứng đau, khó chịu cho người bệnh và kéo dài sự sống cho bệnh nhân khi khối u di căn đến hầu hết các cơ quan. Chú ý: việc chữa khỏi ung thư thực quản giai đoạn cuối là không thể.
4. Thực hiện chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối
Với người bệnh bị ung thư thực quản giai đoạn cuối sẽ đối mặt với tình trạng chán ăn, mệt mỏi khi điều trị bằng bức xạ trị kết hợp với hóa trị. Bởi vậy người bệnh cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.
Sau quá trình điều trị thì nên chú ý việc chế biến dinh dưỡng tuân thủ nguyên tắc thực phẩm lỏng mềm như sữa chua, bánh mềm ít béo, cháo, soup … Các loại thực phẩm trên sẽ giúp cho thức ăn đi xuống dễ dàng và dễ nuốt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ăn thêm các loại trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng.
Nên kết hợp chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ khi chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối gồm nhiều loại trái cây và rau xanh để tăng sức đề kháng. Những thực phẩm trên cần phải được xay nhỏ để chế biến thành cháo, súp giúp cho người bệnh được ăn uống dễ dàng hơn khi cổ họng bị đau, khó nuốt.
Nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, tránh một số loại thực phẩm như gồm bánh mì kẹp, thịt nướng… bởi những loại thức ăn gây khó nuốt cũng như khó tiêu hoá.
Người bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối cần phải tránh những thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm chua cay, dầu mỡ, thức ăn ngọt, bánh ngọt, bánh quy. Đồng thời cần phải hạn chế những loại thực ăn lên men như như dưa muối, cà muối…bởi những loại thực phẩm trên sẽ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Ngoài ra, nên hạn chế tuyệt đối việc sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích hay có ga như rượu, bia, thuốc lá.
Người bệnh cần phải học cách kiểm soát cảm xúc của mình bởi một tinh thần và tâm lý thoải mái sẽ giúp cho việc điều trị cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối hiệu quả hơn. Bởi việc quá lo lắng, căng thẳng hay sợ hãi thì sẽ chỉ khiến cho bệnh thêm nặng hơn.
Luôn vui vẻ bên người thân yêu đồng thời tin tưởng, lạc quan về cuộc sống là những thứ người bệnh nên làm. Đơn giản thì đây được xem là chìa khóa quan trọng quyết định đến việc kéo dài thời gian sống.
5. Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh ung thư thực quản
Với người bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối thì điều dưỡng sẽ là người chăm sóc bệnh nhân khi nằm tại bệnh viện. Họ sẽ đảm nhiệm những công việc để giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất về chuyên môn và kỹ năng chăm sóc. Ngành học chữa bệnh cứu người này hiện được nhận được sự chú trọng từ xã hội.
Nếu bạn yêu thích công việc ngành Điều Dưỡng thì có thể đăng ký Cao đẳng Điều Dưỡng. Khóa học trong 3 năm sẽ giúp bạn được tích hợp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để trở thành điều dưỡng viên giỏi, phục vụ tốt công việc chuyên môn.
Với những chia sẻ tổng hợp về cách chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối trên đây hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo tại Cẩm nang Y Dược để cập nhật tin tức liên quan khác nhé, chúc bạn sức khỏe!