Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn?

Cập nhật: 12/08/2024 16:38 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt này nhé. Các bạn hãy cùng theo dõi.

1. Giới thiệu về thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ

Tình trạng sốt ở trẻ là một phản ứng bình thường trong cơ thể với nhiễm trùng, để chống lại tình trạng này qua cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch. Cơ thể khi sốt sẽ tăng nhiệt hơn so với bình thường. Tuy nhiên thì trẻ sơ sinh sẽ có khả năng hấp thu thuốc với sức đề kháng kém hơn, do vậy khi dùng thuốc cho trẻ thì phụ huynh cần thận trọng.

Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ hình viên đạn
Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ hình viên đạn

Thuốc hạ sốt có nhiều dạng khác nhau như dạng viên, dạng gói bột, miếng dán hạ sốt, siro hay viên đạn. Các loại thuốc trên đều có công dụng hạ sốt như nhau nhưng tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ để chỉ định dùng dạng thuốc phù hợp.

Thuốc đặt hậu môn hạ sốt cho trẻ được xem là lựa chọn hàng đầu nếu như trẻ không dùng được những dạng thuốc trên. Nhất là với trường hợp trẻ bị nôn mửa, sốt cao, bỏ bú, thậm chí bị hôn mê. Ngược lại, nếu trường hợp trẻ bị sốt cao đi ngoài thì dùng thuốc hạ sốt trẻ em dạng uống là hiệu quả nhất.

2. Hướng dẫn liều dùng, cách dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ an toàn

2.1. Liều dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn trẻ em

Viên đặt hậu môn hạ sốt cho trẻ có thành phần chủ yếu là Paracetamol.

Thuốc hạ sốt nói chung hay thuốc hạ sốt cho trẻ nói riêng trong danh mục thuốc của Bộ Y Tế chủ yếu có 3 loại chính: Paracetamol, Ibuprofen và Aspirin. Mỗi loại sẽ có ưu, nhược điểm riêng nhưng với trẻ em thì thành phần Paracetamol có độ an toàn cao và được ưu tiên hơn nhiều. Khi dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ bị sốt sẽ ít tác dụng phụ hơn so với những loại còn lại. Do vậy khi dùng bất kỳ thuốc nào cho trẻ cũng không được tùy ý lựa chọn. Để đảm bảo sức khỏe thì cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để vừa đảm bảo hiệu quả và an toàn cho trẻ.

Theo Liều dùng của thuốc hạ sốt đút hậu môn trẻ em cần phải xác định dựa vào cân nặng của trẻ em. Liều dùng an toàn được các bác sĩ khuyến cáo nên dùng là 10mg – 15mg/kg/lần đối với Paracetamol, phát huy công dụng sau 15-30 phút sử dụng mà không gây tác dụng phụ trên cơ thể.

Dưới đây là 3 phân loại thuốc hạ sốt đặt hậu môn tương ứng với liều lượng khác nhau phù hợp với từng mức cân nặng:

  • Thuốc hạ sốt đặt hậu môn 80mg: dùng cho trẻ có trọng lượng từ 4-6kg.
  • Thuốc hạ sốt đặt hậu môn 150mg: dùng cho trẻ có trọng lượng từ 7-12kg.
  • Thuốc hạ sốt đặt hậu môn 250mg: dùng cho trẻ có trọng lượng từ 13-24kg.

2.2. Hướng dẫn cách dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ

Trước khi đặt thuốc cho trẻ, phụ huynh cần phải vệ sinh vùng hậu môn cho trẻ và rửa sạch tay để tránh lây vi khuẩn cho trẻ từ bên ngoài. Đặt mông trẻ dốc lên để dễ dàng đặt thuốc và giữ thuốc chắc hơn.

Lấy một tay banh nhẹ 2 bên mông của trẻ để lộ ra vùng hậu môn, tay còn lại cầm viên thuốc và đẩy nhẹ nhàng vào trong hậu môn của trẻ, phần nhọn của thuốc đẩy vào trước.

Tiếp theo, bạn hãy khép 2 nếp mông của trẻ lại từ 2-3 phút nhằm để thuốc không bị đẩy ra ngoài.

➤ Bạn có thể quan tâm tới Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ An Toàn Và Hiệu Quả

3. Đặt thuốc hạ sốt hậu môn có hại không?

Trẻ sốt đặt thuốc hậu môn mang lại hiệu quả, tiện lợi, dễ sử dụng nên khá quen thuộc trong tủ thuốc mỗi gia đình. Tuy nhiên, cần lưu ý những nhược điểm của loại thuốc này để mang lại hiệu quả tốt nhất:

Hướng dẫn đặt thuốc hậu môn cho trẻ
Hướng dẫn đặt thuốc hậu môn cho trẻ
  • Thuốc đặt hậu môn cho trẻ bị sốt sẽ ngấm trực tiếp vào máu, mang lại tác dụng chấm nhưng kéo dài hơn so với thuốc dạng uống. Dẫu vậy, phụ huynh thường ít chú ý đến liều lượng của thuốc, dễ dẫn đến tình trạng quá liều lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Mặc dù thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho bé không đi qua đường tiêu hóa nhưng chúng có thể ngấm vào máu ảnh hưởng đến cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, cơ thể thu nạp hoạt chất paracetamol quá liều có thể gây tổn hại lớn đến các tế bào gan.
  • Khi dùng thuốc này thường gây tác dụng phụ ngứa hậu môn, tuy nhiên mỗi người sẽ có tần suất và mức độ khác nhau, phụ thuộc vào khoảng cách giữa các lần dùng thuốc và tăng theo thời gian.
  • Nếu dùng thuốc hạ sốt đút hậu môn trẻ em kéo dài sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và bị sưng tấy, đau rát. Thậm chí có thể gây viêm trực tràng cho trẻ, bởi vậy mà nếu dùng thuốc mà không tiến triển thì nên dừng lại ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ về hướng điều trị khác an toàn hơn.

Lưu ý: Các bạn cũng nên chú ý tới ngày hạn sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn này nhé. Vì đây là ngày mà các nhà sản xuất đã nghiên cứu để đảm bảo hiệu lực của thuốc tối đa và an toàn nhất.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ

  • Bảo quản thuốc tốt sẽ đảm bảo hiệu quả thuốc, nên để thuốc ở nhiệt độ lạnh từ 2 – 8 độ C.
  • Chỉ dùng thuốc sốt đặt hậu môn cho trẻ khi bị sốt trên 38,5 độ C và không sử dụng được hạ sốt bằng đường uống.
  • Tránh dùng thuốc hạ sốt viên đạn kết hợp với thuốc giảm sốt đường uống bởi có thể gây hiện tượng quá liều, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Mỗi liều dùng nên cách nhau tối thiểu 4 giờ, còn với trẻ suy thận thì nhắc lại liều sau tối thiểu 8 giờ.
  • Đảm bảo quá trình đặt thuốc nhẹ nhàng vào hậu môn trẻ và vô trùng tuyệt đối để tránh gây tổn thương cho vùng hậu môn của trẻ.
  • Chỉ nên dùng 1 viên/ lần, không được tự ý bẻ thuốc, hay nghiền nát thuốc trước khi dùng.
  • Thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ không được dùng để uống hay cách khác.

Thông tin về thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ được tổng hợp tại chuyên mục tin Y Dược trên đây hi vọng sẽ hữu ích bạn đọc. Bài viết này không thay thế chỉ định lời khuyên của bác sĩ, chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990