Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh viêm não mô cầu là gì? Có nguy hiểm hay không?

Cập nhật: 24/10/2019 11:46 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh viêm não mô cầu là một căn bệnh rất phổ biến nhưng nhiều người không nắm được những kiến thức quan trọng về căn bệnh này. Vậy bệnh viêm não mô cầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh viêm não mô cầu là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề này nhé!


Bệnh viêm não mô cầu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây ra

Viêm màng não mô cầu là bệnh gì?

Bệnh viêm não mô cầu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây ra. Căn bệnh này có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp.

Bệnh viêm não mô cầu có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng có thể bùng phát thành dịch vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông. Nếu như phát hiện kịp thời, được điều trị tích cực và có phách đồ điều trị bệnh phù hợp thì bệnh viêm não mô cầu hoàn toàn có thể được điều trị khỏi.

Bệnh viêm não môn cầu được chia thành 4 nhóm A, B, C, D. Trong số đó, nhóm thường gặp nhất tại nước ta chính là viêm não mô cầu nhóm A. Ngoài ra còn có nhóm huyết thanh gây bệnh như: W-135, X, Y và Z. Tuy nhóm huyết thanh này có ít độc lực nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng.

Triệu chứng khi mắc bệnh viêm màng não mô cầu là gì?

Vì bênh viêm não mô cầu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nên những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột. Sau đây chính là những triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh viêm não mô cầu:

  • Có thể lơ mơ hoặc hôn mê.
  • Cổ cứng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Sốt cao đột ngột.
  • Các dấu hiệu ở trên da: Sau khi bị sốt khoảng 1 đến 2 ngày sẽ xuất hiện tử ban. Khi tử ban mới xuất hiện thường có dạng chấm sau đó phát triển thành dạng bọng nước hoặc lan nhanh sang những vùng da xung quanh. Các vết tử ban có màu tím hoặc đỏ thẫm thường xuất hiện ở chân và vùng hông.

Ở những khu vực đang có dịch viêm màng não mô cầu, số lượng người bị nhiễm bệnh mà không xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh thường chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10%. Đây chính là một nguồn lây nhiễm khiến cho bệnh lây lan một cách nhanh chóng.


Bệnh viêm não mô cầu chính là một tình trạng bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng và có thể khiến cho trẻ đang khỏe mạnh bị tử vong nhanh chóng

Bệnh viêm não mô cầu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm não mô cầu chính là một tình trạng bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng và có thể khiến cho trẻ đang khỏe mạnh bị tử vong chỉ trong vòng 24 tiếng sau khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Tất cả trẻ em ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh viêm màng não mô cầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc khi sử dụng chung vật dụng sinh hoạt của những người bị nhiễm bệnh. Những người hút thuốc lá hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều khói thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Bệnh viêm màng não mô cầu rất nguy hiểm và có diễn tiến nhanh. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên có biện pháp phòng bệnh cho bé càng sớm càng tốt. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả được áp dụng nhiều nhất hiện nay chính là tiêm vaccine.

Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã đưa ra một số hướng dẫn cụ thể về việc phòng tránh bệnh viêm màng não mô cầu ở cả trẻ em và người lớn. Cụ thể những cách phòng tránh bệnh như sau:

  • Tuyên truyền trong cộng đồng để nâng cao nhận thức của mọi người, đặc biệt là những địa phương đang có nhiều người bị mắc bệnh. Cách làm này có thể giúp cho người dân nắm thêm kiến thức hữu ích và phát hiện bệnh sớm, từ đó tiến hành cách ly sau đó kết hợp cùng với các cán bộ y tế thực hiện biện pháp ngăn chặn bệnh dịch lây lan.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở cùng với môi trường sống xung quanh. Một số nơi như lớp học, nhà trẻ cần phải sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng  và thông thoáng.
  • Giám sát chặt chẽ địa điểm của ổ dịch cũ, nếu như phát hiện những trường hợp bị viêm hầu họng và sốt cần phải tiến hành theo dõi ngay. Để xác định được người bệnh có mang vi khuẩn não mô cầu hay không có thể thực hiện một số xét nghiệm.
  • Những trường hợp mắc bệnh viêm não mô cầu sẽ cần phải được điều trị ở trung tâm y tế. Những người đã từng tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh cần phải nhanh chóng tiến hành điều trị dự phòng.
  • Bệnh viêm màng não mô cầu nhóm A chính là nhóm thường gặp nhất tại Việt Nam nhưng hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Chính vì thế, cần phải áp dụng những biện pháp giám sát dịch tế học một cách nghiêm ngặt

Khi thấy người bệnh xuất hiện bất kỳ một triệu chứng lâm sàng nào của bệnh viêm màng não mô cầu cần phải nhanh chóng đưa người bệnh tới các trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể và có phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh viêm màng não mô cầu là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm và có nhiều khả năng lây lan thành dịch bệnh vì nó có thể lây nhiễm thông qua đường hô hấp. Chính vì thế, nên tiêm vaccine phòng bệnh, đặc biệt là những trẻ em trên 6 tháng tuổi và những trường trên 45 tuổi nên tiêm vắc xin phòng ngừa viêm màng não mô cầu tuýp B,C. Những trẻ trên 9 tháng tuổi và người lớn dưới 55 tuổi nên tiêm vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu 4 tuýp A, C, Y, W-135.

Cách điều trị bệnh viêm màng não mô cầu

Khi điều trị bệnh viêm màng não mô cầu sẽ cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, thời gian điều trị bệnh cũng sẽ có sự khác nhau đối với từng phác đồ điều trị. 

Điều trị dự phòng: Đối với những trường hợp có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm màng não mô cầu sẽ cần phải tiến hành điều trị dự phòng. Cụ thể các điều trị dự phòng như sau:

  • Phòng ngừa cho những trẻ trên 24 tháng tuổi: Nếu như trẻ chưa từng được tiêm phòng, tiêm phòng quá 3 năm hoặc những trường hợp âm tính với các xét nghiệm chẩn đoán cần phải tiêm phòng viêm màng não mô cầu.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Uống 1 viên Azithromycin 500mg, trẻ em 1 liều Azithromycin 10 mg/kg.
  • Đối nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân (trẻ trên 12 tuổi và người lớn) sau khi tiếp xúc: Uống 1 viên duy nhất Ciprofloxacin 500 mg.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh viêm não mô cầu để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh một cách tốt nhất.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990