Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ đúng cách

Cập nhật: 18/09/2019 11:00 | Người đăng: Lường Toán

Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cùng với những kháng thể quan trọng đối với cơ thể của trẻ. Chính vì thế, nếu ra đông sữa không đúng cách có thể làm cho các chất dinh dưỡng và kháng thể này bị mất đi. Vậy cách rã đông sữa mẹ như thế nào là đúng cách? Hãy cùng ban tư vấn Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu nhé!


Cấp đông sữa mẹ để bảo quản sữa trong thời gian lâu hơn

Cách rã đông sữa mẹ như thế nào là đúng cách?

Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các mẹ một số cách rã đông sữa đúng cách để không làm mất đi những chất dinh dưỡng và kháng thể quan trọng ở trong sữa mẹ.

Rã đông sữa mẹ bằng tủ lạnh

Chúng ta có thể rã đông sữa mẹ bằng cách chuyển sữa từ ngăn đông sang ngăn mát khoảng 12 tiếng trước khi cho trẻ sử dụng. Sau khi sữa mẹ đã được rã đông có thể làm nóng sữa bằng cách đặt sữa ở dưới vòi nước ấm và sau đó mới cho trẻ dùng. Sữa mẹ sau khi đã được rã đông chỉ nên sử dụng trong khoảng 24 tiếng tiếp theo.

Rã đông sữa mẹ bằng nước ấm

Chúng ta cũng có thể rã đông sữa mẹ trực tiếp ngay sau khi lấy sữa ra khỏi ngăn đông của tủ lạnh bằng cách đặt trong bồn nước ấm hoặc dưới vòi nước ấm. Với phương pháp này sữa sẽ được rã đông và làm mát rất nhanh nhưng cần phải thử sữa trước khi cho trẻ sử dụng để tránh làm cho trẻ bị bỏng. Sữa mẹ sau khi rã đông bằng cách này cần phải sử dụng trong vòng 2 tiếng.

Những sai lầm khi rã đông sữa mà các mẹ cần phải lưu ý

Rã đông sữa bằng nhiệt độ phòng: Vẫn có trường hợp rã đông sữa bằng cách này. Tuy nhiên cách làm này không được khuyến khích vì có thể sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển.

Rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng: cách làm này sẽ làm cho sữa mẹ bị mất đi các chất dinh dưỡng, đồng thời cũng có thể tạo ra những điểm nóng lạnh không đều khiến cho trẻ bị bỏng.


Rã đông sữa đúng cách sẽ không làm mất đi những chất dinh dưỡng và kháng thể quan trọng ở trong sữa mẹ

Sữa mẹ có thể sử dụng trong bao lâu sau khi làm lạnh?

Thời hạn sử dụng sữa mẹ sau khi làm lạnh sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ bảo quản của sữa mẹ như thế nào. Thời gian cụ thể đối với từng cách bảo quản như sau:

  • Tủ đông sữa chuyên dụng: từ 6 tháng đến 1 năm
  • Ngăn đông của tủ lạnh: khoảng 3 tháng đến 6 tháng

Sử dụng sữa mẹ theo đúng thời gian trên sẽ an toàn. Tuy nhiên, chất lượng của sữa sau khi làm lạnh sẽ giảm dần theo thời gian. Cụ thể là sau 3 tháng, hàm lượng chất béo, calo và protein sẽ giảm đi trong khi nồng độ axit ở trong sữa sẽ tăng lên. Ngoài ra, cũng đã có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng vitamin C trong sữa mẹ sẽ bị giảm đi sau 5 tháng trữ đông. Chính vì thế, tốt nhất nên để cho con bú trực tiếp càng nhiều càng tốt.

Hướng dẫn cách trữ đông sữa mẹ

Cách trữ đông sữa cũng quan trọng giống như các rã đông. Nếu như trữ đông sữa không đúng cách sẽ không giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhiều nhất có thể và còn không đảm bảo an toàn cho bé. Chính vì thế, khi trữ đông sữa cần phải:

  • Rửa sạch tay cùng với tất cả các dụng cụ vắt, đựng sữa
  • Dán nhãn thời điểm vắt sữa

Không nên trữ sữa đầy túi để tránh tình trạng sữa bị rỉ ra ngoài. Bên cạnh đó, phần sữa mẹ sau khi rã đông sẽ không thể tái sử dụng lại nên tránh trữ quá nhiều sữa trong 1 túi vì nếu trẻ uống không hết sẽ gây ra lãng phí.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã hướng dẫn bạn đọc cách rã đông sữa mà vẫn giữ được những chất dinh dưỡng và các kháng thể có lợi cho cơ thể của trẻ. Hãy lưu ý những vấn đề này vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ cũng như tránh gây ra những những ảnh hưởng không mong muốn. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990