Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Cập nhật: 18/09/2019 10:57 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ em để bảo vệ con em mình một cách tốt nhất.


Chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm, bệnh rất dễ lây nhiễm từ  người sang người và lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là một dạng nhiễm trùng do vi rút gây ra. Mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh chân tay miệng không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cũng có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.

Chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm, bệnh rất dễ lây nhiễm từ  người sang người và lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa. Nguồn bệnh lây nhiễm chủ yếu từ phỏng nước, nước bọt, phân của trẻ bị bệnh.

Biểu hiện chính của bệnh chân tay miệng ở trẻ em chính là da bị tổn thương, niêm mạc dưới bị phỏng nước tại một số vùng trên cơ thể như: lòng bàn chân, lòng bàn tay, miệng, mông, gối. Các nơi như mẫu giáo, nhà trẻ, những nơi tập trung đông trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao và dễ khiến cho dịch bệnh bị bùng phát.

Các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Từng giai đoạn khác nhau, bệnh chân tay miệng sẽ có dấu hiệu khác nhau. Biểu hiện cụ thể của bệnh qua từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài khoảng 3-7 ngày

Giai đoạn khởi phát: Kéo dài khoảng 1-2 ngày với những triệu chứng rất phổ biến như: mệt mỏi, sốt nhẹ, biếng ăn, đau họng, tiêu chảy vài lần trong 1 ngày.

Giai đoạn toàn phát: Thường kéo dài trong khoảng 3 - 10 ngày với những triệu chứng phổ biến như:

  • Loét miệng: Các vết phỏng nước hay vết loét đỏ thường có đường kính khoảng 2-3mm ở vùng niêm mạc miệng, lưỡi, lợi khiến cho trẻ bỏ ăn, bỏ bú và tiết nước bọt nhiều hơn so với bình thường.
  • Nôn
  • Sốt nhẹ
  • Phát ban dạng phỏng nước: các vết phỏng nước thường xuất hiện ở tay, chân, mông, đầu gối. Những vết phỏng nước này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, sau khi biến mất có thể để lại vết thâm và rất ít khi bị bội nhiễm hay lở loét.
  • Nếu như trẻ bị sốt cao và nôn nhiều thì có thể trẻ đã bị biến chứng. Các biến chứng thường gặp là tim mạch, thần kinh, đường hô hấp và thường xuất hiện sớm trong khoảng 2-5 ngày bị bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: Sẽ khoảng 3 đến 5 ngày sau, nếu không có biến chứng thì trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn.

Các thể lâm sàng phổ biến của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Thể tối cấp: Những trẻ bị bệnh thể tối cấp thường có diễn biến rất nhanh và có thể gây ra những biến chứng nặng như: suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong khoảng 1-2 ngày.

Thể cấp tính: Bệnh sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn điển hình nêu trên

Thể không điển hình: Những trường hợp này thường có dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc có thể chỉ bị loét miệng hoặc một số triệu chứng về tim mạch, thần kinh, hô hấp mà không bị loét miệng hay phát ban.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Xét nghiệm: tùy thuộc vào từng mức độ và diễn biến của bệnh mà trẻ sẽ được thực hiện các xét nghiệm khác nhau như: dịch não tủy, siêu âm tim, khí máu troponin I, X quang phổi, điện giải đồ, đường huyết, CRP, công thức máu…

Xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định: phương pháp này thường được sử dụng nếu có điều kiện hoặc cần chẩn đoán phân biệt: Lấy mẫu bệnh phẩm ở trong phỏng nước, hầu họng, dịch não tủy, trực tràng để tiến hành phân lập vi rút hoặc xét nghiệm RT-PCR đoán xác định nguyên nhân.

Chụp cộng hưởng từ não: Được thực hiện khi có điều kiện hoặc cần chẩn đoán để phân biệt với những bệnh lý ngoại thần kinh.

Chẩn đoán lâm sàng: Có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học của bệnh để chẩn đoán.

  • Lâm sàng: Các phỏng nước thường xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, miệng, mông, gói kèm theo những cơn sốt hoặc không.
  • Yếu tố dịch tế: Chẩn đoán dựa vào mùa, khu vực lưu hành bệnh, độ tuổi của trẻ, số trẻ bị mắc bệnh trong cùng một thời gian, trẻ có tiếp xúc với những trẻ đã bị bệnh chân tay miệng hay không.

Một số bệnh khác có triệu chứng giống bệnh chân tay miệng ở trẻ

Hiện nay, có một số bệnh khác có triệu chứng giống bệnh chân tay miệng ở trẻ nên cần phải phân biệt được những biểu hiện tương tự để có biện pháp điều trị kịp thời nhất.

  • Viêm phổi, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm màng não do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra
  • Các bệnh có xuất hiện phát ban trên da: sốt xuất huyết Dengue, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, thủy đậu, viêm da mủ, dị ứng, sốt phát ban.
  • Viêm loét miệng: vết loét sâu, có dịch tiết và thường bị tái phát lại


Thường xuyên sử dụng xà phòng để rửa tay chân sạch sẽ dưới vòi nước đang chảy nhiều lần trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Biến chứng của bệnh chân tay miệng

Đối với những trường hợp trẻ em bị mắc bệnh chân tay miệng nhưng không được điều trị kịp thời sẽ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

  • Liệt dây thần kinh sọ não.
  • Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
  • Rung giật nhãn cầu.
  • Mắt nhìn ngược, run chi, đi loạng choạng, chới với, thường cảm thấy bứt rứt, ngủ gà
  • Giật mình chới với, rung giật cơ: sẽ xuất hiện từng cơn ngắn khoảng 1-2 giây, xuất hiện chủ yếu ở tay và chân và thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu giấc ngủ hoặc khi cho trẻ nằm ngửa
  • Các biến chứng về thần kinh: viêm màng não, viêm não tủy, viêm thân não, viêm não
  • Xuất hiện những cơ co giật và hôn mê khi bệnh nặng và thường đi kèm cùng với tình trạng suy tuần hoàn, suy hô hấp.
  • Tăng trương lực cơ
  • Các biến chứng về bệnh hô hấp và tim mạch: trụy mạch, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp, viêm cơ tim

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng nên chúng ta chỉ có thể điều trị hỗ trợ. Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện sớm và điều trị biến chứng. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ để nâng cao thể trạng.

Những trẻ mắc bệnh chân tay miệng phân độ 1, có thể điều trị bệnh ngoại trú  và theo dõi tại các cơ sở y tế. Trong 8-10 ngày đầu của bệnh hãy thường xuyên tái khám 1-2 ngày 1 lần. Nếu thấy trẻ bị sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết sốt được ít nhất 48 tiếng. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu từ cấp độ 2a trở lên thì phải tái khám lập tức. Các dấu hiệu từ cấp độ 2a trở lên như:

  • Co giật, hôn mê.
  • Tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi, da nổi vân tím
  • Đi loạng choạng.
  • Nôn nhiều, khó ngủ, bứt rứt khó chịu, quấy khóc, run chi, lừ đừ, giật mình
  • Thở nhanh, khó thở.
  • Sốt cao ≥ 390C.

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Hiện nay, vẫn chưa có loại vắc xin nào có thể phòng được bệnh chân tay miệng. Chính vì thế chúng ta phải chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Thường xuyên sử dụng xà phòng để rửa tay chân sạch sẽ dưới vòi nước đang chảy nhiều lần, đặc biệt là khi chế biến thức ăn, trước bữa ăn, trước khi bế trẻ, trước khi cho trẻ ăn, sau khi thay tã vệ sinh cho trẻ và sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm: ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh sạch sẽ những vật dụng ăn uống trước khi sử dụng; sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi, không cho trẻ ăn bốc và không mớm đồ ăn cho trẻ; không sử dụng chung khăn tay, khăn ăn, những dụng cụ ăn uống như: bát, đũa, thìa, cốc, đĩa…
  • Với những bề mặt và các dụng cụ mà trẻ thường xuyên tiếp xúc hàng ngày hãy thường xuyên lau sạch sẽ bằng các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không để cho trẻ tiếp xúc với những người bệnh hoặc những người đang bị nghi ngờ nhiễm bệnh
  • Dọn dẹp nhà vệ sinh sạch sẽ, phân và các chất thải của người bệnh cần phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu để giữ vệ sinh
  • Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu của bệnh cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Trên đây chính là những thông tin liên quan đến bệnh chân tay miệng mà Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp lại giúp cho bạn đọc có thể hiểu biết về căn bệnh này. Hãy chăm sóc thật tốt cho trẻ nhỏ để phòng tránh các loại bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990