Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hiện tượng thai lưu trong 3 tháng đầu nhận biết như thế nào?

Cập nhật: 01/11/2022 10:33 | Người đăng: Lường Toán

Trong những tháng đầu thai kỳ, nếu như các bà bầu không cẩn thận có thể gây ra tổn thương đối với thai nhi. Hãy cùng ban tư vấn Cao đẳng Dược TPHCM tìm hiểu về những hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu để phòng ngừa và hạn chế được những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra.


Trong những tháng đầu thai kỳ, nếu như các bà bầu không cẩn thận có thể gây ra tổn thương đối với thai nhi

1. Nguyên nhân khiến thai lưu 3 tháng đầu thai kỳ

1.1. Nguyên nhân từ mẹ

Thai phụ sẽ có nguy cơ bị thai lưu rất cao khiến thai lưu trong 3 tháng đầu nếu thuộc những đối tượng sau đây:

  • Người có tiền sử bị khó sinh và thai chết lưu: Trong lần mang thai tiếp theo, tỉ lệ bị thai lưu sẽ rất cao.
  • Mẹ sử dụng các loại thuốc khi mới mang thai: Có rất  nhiều loại thuốc không an toàn đối với thai nhi và cả phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, có những người chưa biết rằng mình đang mang bầu nên vẫn sử dụng thuốc để điều trị một số loại bệnh khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng.
  • Mẹ bị thừa hoặc thiếu cân: Những thai phụ có cân nặng vượt quá 85kg hay chưa tới 40kg sẽ phải đối mặt với nguy cơ khó sinh, đặc biệt là ở trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Chính vì thế, các chị em hãy cố gắng điều chỉnh cân nặng của mình trước khi mang thai để tránh gặp phải những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cả mẹ và bé.
  • Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi: Đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc phải những vấn đề về di truyền rất cao, thai phụ sẽ có thể mắc phải tình trạng bội nhiễm thai kỳ như: huyết áp, tiểu đường và nguy cơ bị lưu thai rất cao.
  • Mẹ bị mắc bệnh: Nếu như mẹ bị mắc phải một số bệnh lý về gan, thận, tim, tiểu đường, huyết áp cao, thiếu máu, dị tật đường sinh dục, còi xương, lao phổi sẽ khiến cho thai nhi gặp phải nguy cơ bị chết lưu rất cao.

1.2. Nguyên nhân do sự bất thường của các nhiễm sắc thể

Khi nhiễm sắc thể bị rối loạn và phát triển bất thường sẽ gây ra tình trạng đột biến. Nguyên nhân dẫn đến sự bất thường của nhiễm sắc thể có thể là do di truyền hoặc tác động của môi trường bên ngoài. Thai phụ tuổi càng cao thì nguy cơ lưu thai 3 tháng đầu do nhiễm sắc thể bất thường sẽ càng cao.

1.3. Một số bệnh lý nhiễm trong thời kỳ mang thai

Những căn bệnh nhiễm trùng mà mẹ mắc phải sẽ có thể theo đường máu đi vào thai nhi thông quan nhau thai khiến cho thai ngừng phát triển. Những căn bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất chính là: HIV, giang mai, herpes, rubella.

1.4. Nguyên nhân từ nhau thai

Vai trò của nhau thai chính là vận chuyển các chất dinh dưỡng cùng với oxy từ mẹ sang thai nhi giúp cho thai nhi có thể phát triển. Khi nhau thai xảy ra vấn đề sẽ có thể khiến cho thai nhi ngừng phát triển. Những bất thường phổ biến đối với nhau thai chính là: nhau thai hoạt động không đúng cách, phát triển không hoàn thiện hoặc nhau thai bị bong khỏi thành tử cung khiến thai lưu 9 tuần hiệu quả.

1.5. Các vấn đề với tử cung

Nếu như nội mạc của tử cung mỏng, không đảm bảo chắc chắn sẽ khiến cho bào thai không thể làm tổ và phát triển như bình thường và thậm chí còn có thể gây ra ảnh hưởng đối với tính mạng của người mẹ.

1.6. Các vấn đề với dây rốn

Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu xuất hiện do một số dấu hiệu bất thường của dây rốn như: dây rốn quấn quanh cổ, tay hoặc chân của thai nhi. Nếu như tình trạng này không được phát hiện sớm sẽ có thể làm cho thai nhi không thể phát triển được.


Khi thai bị lưu, các mẹ sẽ có thể cảm nhận được rất nhiều biểu hiện 

2. Hiện tượng thai lưu trong 3 tháng đầu có biểu hiện gì?

Khi thai bị lưu, cơ thể của thai phụ có thể cảm nhận được những dấu hiệu lưu thai 3 tháng đầu dưới đây:

2.1. Thai nhi không chuyển động hoặc chuyển động yếu ớt

Nếu như không cảm nhận được thai máy hay bất kỳ chuyển động nào của thai khi nằm nghiêng trong một thời gian dài hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay vì đó là dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu hoặc thai nhi đang một số vấn đề về sức khỏe.

2.2. Tử cung không nở rộng phát triển

Tử cung của người mẹ cũng sẽ phát triển lớn hơn theo sự phát triển của thai nhi. Nếu như tốc độ phát triển của tử cung chậm hơn so với sự phát triển của thai nhi sẽ gây ra nhiều vấn đề trong quá trình mang thai và cần phải được điều trị kịp thời. Thai lưu 3 tháng đầu có biểu hiện gì? Thai nhi ngừng phát triển sẽ khiến tử cung của người mẹ cũng sẽ ngừng phát triển lớn hơn.

2.3. Không nghe được tim thai nhi

Khi khám thai định kỳ, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra luôn tình trạng phát triển của thai nhi trong đó có nhịp tim của thai. Tuy nhiên, nếu như không nghe được tim thai, cần phải kiểm tra xem thai nhi có đang phát triển bình thường hay không, có gặp phải tình trạng lưu thai hay không?

2.4. Vỡ ối sớm

Nếu như chưa chuyển dạ mà nước ối đã chảy ra từ âm đạo của người mẹ, đây cũng là dấu hiệu thai chết lưu trong 3 tháng đầu. Tính trạng này sẽ gây ra nguy hiểm đối với tính mạng của người mẹ vì các vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong dạ con và buồng ối.

2.5. Không bị nghén

Nếu như thường xuyên cảm thấy khó chịu và ốm nghén nhưng các triệu chứng này đột nhiên biến mất mà không rõ nguyên nhân cần phải nhanh chóng đi kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu mà các phụ nữ mang thai chưa kịp nhận biết.

2.6. Bụng không phát triển

Bụng của người mẹ sẽ ngày càng lớn lên theo sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, nếu như bụng của mẹ không phát triển hoặc bụng đã to rồi nhưng lại ngày càng bé lại thì bạn cần có những lưu ý trong 3 tháng đầu mang thai bởi khả năng thai đã bị chết lưu rất cao. Xuất hiện kèm theo dấu hiệu này có thể là những vấn đề như ngực không còn bị căng tức, mềm lại, có sữa non tiết ra và cảm thấy đau tức, nặng ở vùng bụng.

2.7. Ra máu âm đạo

Một trong những dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu dễ nhận thấy nhất chính là xuất hiện những đốm máu nâu hoặc máu bị chảy thành vệt đỏ. Đây là tình trạng xảy ra khi hormone sụt giảm dẫn đến sảy thai.

2.8. Đau nhức kèm chảy máu

Có dấu hiệu thấy nặng bụng kèm theo chảy máu âm đạo, chuột rút, lưng bị đau tức thì đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc sảy thai 3 tháng đầu.

2.9. Thay đổi về tâm trạng

Mẹ bầu có tâm trạng lo lắng khi mang thai là điều dễ hiểu. Nhưng nếu tâm trạng có sự thay đổi bất thường, khó kiểm soát, cảm thấy bồn chồn trong người, khi đó hãy kiểm tra thật kỹ các vấn đề khác về thể trạng cơ thể và đi khám ngay để giải tỏa những nghi ngờ của mình. Do sự thay đổi của hormone, linh cảm của người mẹ cũng là một trong những điều chỉ dẫn tới các dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu. Nếu đã khám và mọi thứ đều bình thường thì mẹ bầu hãy thử giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc các quyển sách thai giáo hay, hoặc đơn giản là làm những gì mình thích

2.10. Cảm thấy đau bụng dữ dội

Nếu thấy những cơn đau bụng bất thường xuất hiện kèm theo tình trạng bị đau lưng có thể là dấu hiệu sảy thai. Phụ nữ thường gặp phải trình trạng đau mỏi trong suốt quá trình mang thai nhưng nếu trước tuần thứ 12 mà cảm thấy những cơn đau dữ dội cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ.

3. Nên làm gì khi thấy dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu?

Những lưu ý trong 3 tháng đầu thai kỳ như thế nào? Khi thấy nghi ngờ cơ thể có những dấu hiệu lưu thai, hãy nhanh chóng đến bệnh viện. Nếu như đang ở trong những tuần đầu tiên của thai kỳ thì cơ thể sẽ diễn ra quá trình tự đào thải và không gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, nếu như bào thai vẫn ở lại trong tử cung sẽ phải thực hiện một số biện pháp để có thể loại bỏ bào thai ra khỏi cơ thể để đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe của người mẹ. Dù thuộc bất kỳ một trường hợp nào cũng cần phải đến bệnh viện để kiểm tra và có phương hướng điều trị phù hợp nhất.

Thai bị chết lưu là một điều không ai mong muốn. Vì thế hãy chủ động phòng tránh và nhận biết các dấu hiệu bất thường để giúp cho thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đây mẹ sẽ có một sức khỏe thai sản tốt nhất và tránh được những rủi ro không đáng có nhé!

Thông tin hữu ích khác
su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy... duoc-pham-la-gi Dược phẩm là gì? Có những loại dạng dược phẩm nào? Dược là ngành học đóng vai trò quan trọng cho hệ thống Y tế hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những kiến thức cần thiết về ngành học... hoc-y-co-can-laptop-khong Học Y có cần laptop không? Laptop là một trong những công cụ giúp tiếp cận thông tin, học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả. Do đó, khá nhiều bạn tân sinh viên thắc mắc... gps-trong-nganh-duoc GPs trong ngành Dược là gì? Quy trình đánh giá và cấp chứng nhận Ngành Dược là một ngành đặt ra nhiều quy tắc nhằm đảm bảo chất lượng cũng như an toàn của sản phẩm và GPs là yếu tố quan trọng mà chủ nhà thuốc...
Xem thêm >>



0899 955 990