Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hẹp niệu quản là gì? Cách điều trị hẹp niệu quản như thế nào?

Cập nhật: 16/09/2019 09:50 | Người đăng: Lường Toán

Hẹp niệu quản là gì? Nguyên nhân, cách điều trị hẹp niệu quản như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp ở trong bài viết sau đây của Trường Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch.


Hẹp niệu quản là gì? Cách điều trị hẹp niệu quản như thế nào?

Hẹp niệu quản là gì?

Hẹp niệu quản chính là tình trạng bị tắc nghẽn tại một hoặc có thể là cả 2 ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Niệu quản là một cơ quan có dạng ống nhỏ và thường có chiều dài khoảng 25-30cm. Tại niệu quản có 3 vị trí sẽ bị hẹp sinh lý chính là lỗ niệu quản, đoạn niệu quản đổ vào bàng quang và đoạn niệu quản bắt chéo giữa động mạch chậu và cuối cùng là điểm nối giữa niệu quản với bể thận.

Hẹp niệu quản là bệnh có thể chữa được. Nếu như người bệnh không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng sẽ chuyển biến rất nhanh chóng sang những tình trạng nghiêm trọng hơn như đau dữ dội, nhiễm trùng huyết, mất chức năng thận và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. 

Hẹp niệu quản là một căn bệnh khá phổ biến nhưng dễ dàng điều trị khỏi bệnh nên rất hiếm khi gây ra những triệu chứng như chúng tôi đã đề cập đến ở trên nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp niệu quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp niệu quản, nguyên nhân phổ biến nhất chính là hẹp niệu quản do bẩm sinh. Sau đây là một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh hẹp niệu quản mà các bạn cần phải chú ý:

  • Niệu quản đôi
  • Vị trí của niệu quản nối với thận hoặc bàng quan bị bất thường
  • Niệu quản quá hẹp
  • Xơ hóa sau phúc mạc
  • Sỏi niệu quản
  • Sưng đường tiết niệu trong thời gian dài
  • Sự tăng trưởng của các mô bên trong
  • Các khối u không phải là ung thư và các khối u ung thư
  • Táo bón nặng


Hẹp niệu quản là gì? Cách điều trị hẹp niệu quản như thế nào?

Triệu chứng phổ biến của bệnh hẹp niệu quản

Những người mắc bệnh hẹp niệu quản thường sẽ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sẽ phụ thuộc chủ yếu vào vị trí bị tắc nghẽn chỉ là một phần hay toàn bộ ống niệu quản bị tắc nghẽn, tình trạng này sẽ phát triển nhanh như thế nào và nó gây ra ảnh hưởng đối với 1 hay cả 2 thận.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh hẹp niệu quản bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần
  • Có máu trong nước tiểu
  • Khó đi tiểu
  • Thay đổi lượng nước tiểu
  • Đau lưng

Khi nào người bệnh nên đi khám bác sĩ?

Nếu như thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu bất thường kể trên thì nên đi khác bác sĩ chuyên khoa về tiết niệu. Hãy lập tức đến các cơ sở ý tế nếu như thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

  • Bí tiểu
  • Trong nước tiểu có máu
  • Các cơn đau kèm theo ớn lạnh và sốt
  • Đau kèm theo buồn nôn và nôn
  • Đau đến mức không thể ngồi im được một tư thế

Bệnh hẹp niệu quản có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu và gây ra những thương tổn đối với thận mà không thể phục hồi lại được. Chính vì thế, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Những đối tượng dễ mắc bệnh hẹp niệu quản

Những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh hẹp niệu quản cao hơn so với người bình thường:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Táo bón nặng.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Trong lòng niệu quản có khối u lành tính hoặc ác tính
  • Người có sỏi niệu quản
  • Các cơ quan nằm xung quanh niệu quản bị viêm nhiễm
  • Những người đã từng phẫu thuật ngoại khoa can thiệp vào niệu quản
  • U buồng trứng, bàng quang, tử cung, tuyến tiền liệt, đặc biệt là những khối u lympho hoặc sarcoma.
  • Phụ nữ có thai

Cách  phòng tránh bệnh hẹp niệu quản

Chúng ta có thể phòng tránh bệnh hẹp niệu quản bằng những cách sau đây:

  • Phụ nữ có thai nên đi khám thai theo định kỳ để phát hiện được tình trạng hẹp niệu quản bẩm sinh của thai nhi và có biện pháp can thiệp kịp thời sau khi sinh. Đồng thời cũng kiểm tra được sự phát triển của thai nhi có gây ra chèn ép đối với niệu quản của mẹ hay không.
  • Phòng tránh sỏi ở đường tiết niệu bằng cách uống nhiều nước
  • Ăn nhiều loại thực phẩm có chất xơ để để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn phòng tránh bệnh táo bón

Chẩn đoán bệnh hẹp niệu quản bằng những phương pháp nào?

Bệnh hẹp niệu quản ở thai nhi có thể chẩn đoán được bằng kỹ thuật siêu âm. Sau khi sinh, các bác sĩ thường thực hiện siêu âm một lần nữa để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Nếu như nghi ngờ bị mắc bệnh hẹp niệu quản, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm và thực hiện kỹ thuật hình ảnh sau đây để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất:

  • Siêu âm ở phía sau lưng để kiểm tra thận và niệu quản
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Chụp X-Quang niệu đạo và bàng quang khi bài tiết nước tiểu
  • Nội soi bàng quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính CT

Các phương pháp điều trị bệnh hẹp niệu quản

Khi điều trị bệnh hẹp niệu quản, các bác sĩ sẽ loại bỏ tắc nghẽn và có thể điều trị những tổn thương của thận. Phương pháp điều trị sẽ sử dụng kèm theo các loại thuốc kháng sinh để có thể loại bỏ được những ổ nhiễm trùng. Sau đây là những phương pháp điều trị bệnh rất phổ biến:

Dẫn lưu nước tiểu

Hẹp niệu quản sẽ có thể gây ra những cơn đau dữ dội, chính vì thế cần phải dẫn lưu nước tiểu ngay lập tức để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể. Cách làm này có thể tạm thời giảm bớt được những cơn đau do tắc nghẽn. Bác sĩ điều trị có thể đưa ra những chủ định:

  • Đặt một ống dẫn ở trên trong niệu quản để giữ cho niệu quản luôn mở và không bị hẹp.
  • Dẫn lưu bể thận thông qua da, các bác sĩ sẽ thiết lập một đường dẫn lưu nước tiểu thông qua da. Cách làm này có thể giải quyết được tình trạng cơ thể bị ứ nước, ứ mủ ở bể thận của bệnh nhân tạo điều kiện để giải quyết được những nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu đạo.
  • Nối bàng quang cùng với túi thoát nước ở bên ngoài qua một ống thông. Đây là điều rất quan trọng đối với những trường hợp người bệnh có vấn đề với bàng quan và dẫn lưu thận kém.

Các kỹ thuật dẫn lưu nước tiểu chỉ có thể áp dụng tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chính là một trong những phương pháp được chỉ định để điều trị tình trạng tắc nghẽn niệu đạo đối với một số trường hợp bệnh nhân. Các phương pháp phẫu thuật hẹp niệu đạo:

  • Phẫu thuật nội soi
  • Phẫu thuật mở

Sự khác biệt lớn nhất giữa phương pháp phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi chính là thời gian phục hồi, kích thước và số lượng vết mổ của người bệnh sau khi phẫu thuật. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Những thông tin về bệnh hẹp niệu quản mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu thêm về căn bệnh này. Chúc các bạn và những người thân yêu luôn mạnh khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990