Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các bệnh liên quan đến triệu chứng đau mang tai khi nhai

Cập nhật: 16/09/2019 09:42 | Người đăng: Lường Toán

Triệu chứng đau nhức mang tai khi nhai có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây, Trường Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch sẽ tổng hợp về một số bệnh liên quan đến triệu chứng đau mang tai khi nhai để bạn đọc có thể tham khảo.


Triệu chứng đau nhức mang tai khi nhai có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau mang tai khi nhai. Để có thể khắc phục cũng như có phương pháp điều trị bệnh phù hợp, chúng ta cần phải xem xét những triệu chứng đi kèm để có thể xác định được bệnh lý mà mình mắc phải.

Loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm hay còn thường được gọi là rối loạn khớp thái dương – hàm, đây chính là một trạng thái bị co thắt và đau nhức ở vùng khớp thái dương và hàm. Nguyên nhân của căn bệnh này chính là do khớp nối của vùng xương hàm và xương sọ bị mất cân bằng. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh loạn năng thái dương hàm: mỏi cơ hàm, chóng mặt, ù tai, không há miệng to được, đau mang tai khi nhai…

Chúng ta có thể cải thiện được bệnh loạn năng thái dương bằng một số phương pháp như ổn định cấu trúc của răng, sử dụng liệu pháp xoa bóp, dùng thuốc giảm đau…

Trong trường hợp đáp ứng kém hoặc không thể cải thiện được bằng những phương pháp điều trị kể trên thì có thể tiến hành phẫu thuật để ổn định lại hoạt động của phần khớp thái dương - hàm.

Viêm tuyến mang tai

Viêm tuyến mang tai là một bệnh lý hình thành do tuyến nước bọt ở vùng mang tai ị nhiễm khuẩn trùng do các loại nấm, vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể tại những vùng đó.

Khi mắc phải căn bệnh này sẽ thấy sưng đau, nóng và đỏ ở vùng quanh tai. Chính vì thế, khi nói chuyện hoặc nhai sẽ cảm thấy đau và khó chịu mang tai và hàm. Bệnh viêm tuyến mang tai có những triệu chứng điển hình như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi…

Viêm ống tai ngoài

Ống tai ngoài bị viêm và nhiễm trùng chính là dấu hiệu của bệnh viêm ống tai ngoài. Nguyên nhân mắc phải bệnh này thường do vệ sinh tai không đúng cách hoặc bơi lội ở những nơi không đảm bảo vệ sinh.

Khi mắc phải bệnh viêm ống tai ngoài, người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau dữ dội nếu như bệnh không được kiểm soát kịp thời. Những cơn đau sẽ có xu hướng nặng hơn so với bình thường khi há miệng to hoặc nhai.

U tuyến mang tai

U tuyến mang tai là tình trạng người bệnh có khối u ở tuyến nước bọt mang tai. Vị trí của khối u tuyến mang tai thường ở sau tai, nắp sau hoặc dưới dái tai. Đối với những khối u lành tính hoặc những khối u nhỏ thì hầu hết những người mắc bệnh đều không cảm thấy bất kỳ một triệu chứng nào của bệnh. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối những khối u ác tính sẽ gây ra tình trạng sưng to và người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau dữ dội. Khi hoạt động cơ hàm có thể khiến cho những cơn đau này lan đến tai.

Phương pháp điều trị u tuyến mang tai hiệu quả duy nhất chính là thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ khối u sau đó theo dõi sát sao sự tiến triển của bệnh.

U vòm họng

U vòm họng chính là căn bệnh mà các tế bào ở vòm họng bị loạn sản và hình thành khối u ở ngay vòm họng. Khi vòm họng có khối u sẽ khiến cho cổ họng bị nghẹn, khi nuốt sẽ cảm thấy khó khăn và vướng mắc.

Nếu như để khối u phát triển mà không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ khiến cho các hoạt động ăn uống và giao tiếp hàng ngày gây ra những cơn đau ở vòm họng sau đó lan đến cổ và mang tai thậm chí có thể gây ra tình trạng khó thở.

Bệnh u vòm họng có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng đối với cơ thể nếu như không được chữa trị kịp thời. Do đó, khi cảm thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh u vòm họng như đau họng, chảy máu mũi, nước bọt có máu, mất thính lực, khi nhai cảm thấy đau tai, nhức đầu… hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Viêm amidan

Viêm amidan cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy những cơn đau mang tai khi nhai. Khi bị sưng amidan có thể gây ra tình trạng sưng hạch bạch huyết ở cổ. Những hạch bạch huyết này sẽ sưng lên và chèn ép dây thần kinh, gây ra những cơn đau mang tai khi há miệng to hoặc khi nhai.

Viêm amidan là một trong những bệnh lý nhiễm trùng cấp tính có mức độ nhẹ và không gây ra nhiều nguy hiểm. Nếu phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời thì tình trạng này sẽ được kiểm soát rất hiệu quả chỉ sau một thời gian ngắn.

Viêm xoang

Viêm xoang chính là một bệnh lý do viêm nhiễm các xoang ở vùng mũi, trán, má. Tình trạng nhiễm trùng các xoang sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy bị nghẹt mũi, vùng giữa tai vị tăng áp lực dẫn đến những cơn đau tai. Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ sẽ chỉ cảm thấy những cơn đau xuất hiện khi nhai đồ ăn hoặc nói to.

Khi bị mắc bệnh viêm xoang, nếu như không điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng như: viêm họng, viêm tai giữa, viêm VA, viêm amidan, liệt dây thần kinh mặt…

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào ống tai giữa gây ra tình trạng nhiễm trùng ở vùng tai giữa. Viêm tai giữa sẽ gây ra tình trạng đau nhức,ngứa ngáy, ù tai, chảy dịch, mệt mỏi, sốt, chóng mặt… Những cơn đau do bệnh viêm tai giữa gây ra sẽ có xu hướng tăng lên khi nuốt nước bọt hoặc nhai.

Đây là một bệnh rất lành tính và có thể điều trị dứt điểm sau một thời gian ngắn dùng thuốc. Tuy nhiên, với những trường hợp phát hiện bệnh muộn, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn thanh dịch và ứ mủ ở trong tai.

Viêm VA

VA chính là một cơ quan miễn dịch của cơ thể. Vai trò của VA chính là ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và các tổn thương đối với phổi. Tuy nhiên, VA là một cơ quan rất dễ bị sưng viêm do các bệnh lý về tai mũi họng kéo dài như: viêm tai giữa, viêm amindan…

Khi VA bị nhiễm trùng sẽ gây ra tình trạng đau nhức tại một số cơ quan khác khác như tai - mũi - họng. Những cơn đau này sẽ thường xuất hiện khi nuốt nước bọt, nhai hoặc khi giao tiếp.

Tình trạng viêm VA sẽ có thể điều trị được bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc có tác dụng giảm đau khác. Tuy nhiên, đối với những trường hợp VA đã bị phát triển quá to và gây ra tình trạng khó thở, các bác sĩ sẽ thực hiện nạo VA để ngăn chặn những biến chứng khác mà bệnh có thể gây ra.

Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã tổng hợp lại một số bệnh lý có liên quan đến tình trạng đau mang tai khi nhai. Tuy nhiên, để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh của mình thì các bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán vì những triệu chứng lâm sàng có thể dẫn đến tình trạng sai lệch. Tốt nhất các bạn nên khám và nhận tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng.

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990