Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh Lichen là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào?

Cập nhật: 16/09/2019 09:47 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh Lichen là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Trường Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp tất cả những vấn đề này qua những thông tin trong bài viết sau đây.

|
Bệnh Lichen là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào?

Bệnh Lichen là gì?

Bệnh Lichen chính là một loại thương tổn ở trên da. Khi mắc bệnh này, các bạn sẽ thấy trên da của mình xuất hiện một một đám da thẫm màu, dày hơn so với bình thường và có kèm theo những cơn ngứa mãn tính. Tuy Lichen là một căn bệnh ngoài da, không gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng lại kéo dài gây ra cảm giác khó chịu và dễ bị tái phát lại.

Nguyên nhân của bệnh Lichen 

Khi các tế bào của da hoặc màng nhầy bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch sẽ khiến gây ra bệnh Lichen. Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao lại có những phản ứng bất thường này của hệ miễn dịch. Lichen là một căn bệnh không truyền nhiễm.

Chưa có nghiên cứu nào đưa ra được nguyên nhân rõ ràng như có 1 số yếu tố được cho là nguyên nhân gây bệnh là:

  • Hiện tượng tự miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mạnh mẽ sẽ sản sinh ra rất nhiều kháng thể gây ra ảnh hưởng đối với da của người bệnh. Đây chính là một trong những tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch. Hiện tượng này còn thường được gọi là hội chứng tự miễn dịch. Đây được cho là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Lichen.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Chúng ta có thể mắc bệnh Lichen khi cơ thể có phản ứng với một số loại thuốc điều trị các bệnh: Tiểu đường, sốt rét, huyết áp cao, viêm khớp, bệnh tim, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và kháng sinh.
  • Phản ứng với kim loại ở trong miệng: tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở những người trung niên và phụ nữ, thường xảy ra với những người đã từng sử dụng amalgam để điều trị phục hồi răng. Chất amalgam được cho là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh Lichen.
  • Stress: đối với những người bị trầm cảm và lo âu trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Lichen rất cao.
  • Nhiễm vi rút: Có một vài trường hợp mắc bệnh Lichen là do nguyên nhân từ vi rút human papilloma, herpes, varicella zoster, cytomegalovirus, epstein-barr và thậm chí là cả vi rút HIV. Tuy nhiên, những nguyên nhân gây bệnh này không phổ biến.
  • Viêm gan C: Rất nhiều trường hợp mắc bệnh Lichen là do bị viêm gan C. Viêm gan C là một loại bệnh rất khó để chẩn đoán sớm bởi các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện muộn. Bệnh Lichen chính là phương pháp nhận biết bệnh viêm gan C hiệu quả nhất. Viêm gan C là tác nhân gây bệnh phổ biến hơn so với những trường hợp bị nhiễm vi rút.

Một số tác nhân gây bệnh khác:

  • Do những loại thuốc giảm đau như: naproxen, ibuprofen.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

Các triệu chứng thường gặp của bệnh Lichen

Bệnh Lichen thường xuất hiện thành những cụm nhỏ với các nốt sẩn, sáng lấp lánh. Đặc điểm của những nốt sản này chính là:

  • Các nốt sẩn sẽ có kích thước nhỏ bằng đầu kim hoặc đầu đinh. 
  • Hình dạng của các vết sần là tròn và có bề mặt phẳng.
  • Vị trí: các vết sẩn thường xuất hiện ở trên ngực, cánh tay, bụng, vùng sinh dục… rất hiếm khi xuất hiện tại lòng bàn chân, lòng bàn tay hoặc móng tay. Có thể các vết sần sẽ biến mất tại một số vùng trên cơ thể sau đó xuất hiện tại một số vùng khác. Nếu như người bệnh gãi những vết này sẽ xuất hiện những tổn thương mới dọc theo vết gãi.
  • Màu sắc: cùng màu với da, có thể hồng hơn đối với những người có làn da sáng màu hoặc cũng có thể sáng hơn so với những người có làm da sẫm màu, da bình thường.
  • Các vết sẩn thường xuất hiện thành từng mảng và sẽ để lại vết thâm sau khi khỏi.
  • Đối với một số trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng cơ năng là ngứa ngáy khó chịu.

Khi nào thì người bệnh cần đi gặp bác sĩ?

Khi thấy trên cơ thể xuất hiện những vết sẩn nhỏ hoặc có tình trạng giống như phát ban ở trên da mà không tiếp xúc với các chất độc hại, không bị dị ứng, không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hãy đi khám bác sĩ ngay. Có nhiều bệnh gây ra phản ứng trên da, chính vì thế nên đi khám để đưa ra chẩn đoán nhanh nhất và chính xác nhất. 

Nếu như xuất hiện kèm theo một số triệu chứng và dấu hiệu khác thì người bệnh sẽ cần phải được chăm sóc ngay:

  • Các vết sần bị mưng mủ hoặc chảy dịch
  • Ngứa
  • Sốt

Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học chưa tìm ra được biện pháp nào để phòng bệnh Lichen hiệu quả nhất.


Bệnh Lichen là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào?

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Lichen

Để chẩn đoán bệnh Lichen, có thể sử dụng một trong số những phương pháp sau đây:

  • Khám lâm sàng
  • Triệu chứng cơ năng
  • Tiền sử bệnh

Các xét nghiệm lâm sàng có thể chẩn đoán bệnh Lichen bao gồm:

  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mảnh mô nhỏ ở trên da sau đó kiểm tra mẫu mô vừa lấy được ở dưới kính hiển vi. Các mô sẽ được phân tích để xem có sự xuất hiện các tế bào đặc trưng của bệnh Lichen hay không.
  • Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: Sử dụng phương pháp phức hợp miễn dịch và chủ yếu là IgM ở cùng trung bì, thượng bì cùng với 1 phần nhỏ IgA và C3.
  • Xét nghiệm dị ứng: Hãy gặp những chuyên gia da liễu hoặc những chuyên gia dị ứng để tìm hiểu xem cơ thể mình có bị dị ứng với một thứ gì đó có thể gây ra bệnh Lichen hay không.
  • Xét nghiệm viêm gan C: Hãy lấy máu của mình để xét nghiệm viêm gan C, đây chính là một trong những nguyên nhân có thể gây ra bệnh Lichen.

Nếu như bác sĩ nghi ngờ cơ thể bạn xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của biến thể Lichen sẽ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết. Một số biến chứng của bệnh có thể gây ra ảnh hưởng đối với tai, miệng, bộ phận sinh dục, thực quản…

Cách điều trị bệnh Lichen

Những thương tổn ở trên da sẽ thường biến mất sau khoảng vài tuần, vài tháng hoặc cũng có thể là vài năm. Có những trường hợp rất dễ bị tái phát lại, không có hiệu quả đối với các phương pháp điều trị. Chính vì thế, khi điều trị bệnh Lichen bằng phương pháp nào thì cũng cần phải tái hẹn với bác sĩ ít nhất 1 năm 1 lần.

Hiện nay, có thể điều trị bệnh Lichen bằng cách sử dụng thuốc cùng với những phương pháp điều trị khác để có thể giảm bớt các triệu chứng cơ năng như ngứa ngáy, giảm đau và thúc đẩy quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao hơn. Trị liệu có thể là một quá trình thử thách đối với những người mắc bệnh Lichen. Hay trao đổi cùng với bác sĩ điều trị để cân nhắc lợi hại giữa các loại thuốc vì có thể sẽ xảy ra một vài tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Nguyên tắc khi điều trị bệnh Lichen

  • Nên điều trị toàn thân
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da và niêm mạc
  • Điều trị các loại bệnh khác kèm theo nếu có

Các phương pháp tự chăm sóc để giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu:

  • Không được gãi để tránh gây tổn thương cho da
  • Sử dụng thuốc mỡ hydrocortisone hoặc các loại kem không kê đơn có chứa ít nhất 1 phần trăm hydrocortison 
  • Ngâm mình trong bồn tắm với bột yến mạch keo sau đó sử dụng các loại kem dưỡng ẩm

Đối với những trường hợp bị mắc bệnh Lichen ở vùng miệng, nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đi khám bác sĩ nha khoa thường xuyên. Để làm giảm những cơn đau do loét miệng gây ra thì người bệnh không nên uống rượu, hút thuốc, ăn những loại thức ăn cay hoặc chứa nhiều axit.

Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ cho bạn đọc một số thông tin về bệnh Lichen. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với cách bạn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990