Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách trị giun kim cho trẻ tại nhà hiệu quả

Cập nhật: 18/09/2019 11:02 | Người đăng: Lường Toán

Giun kim là một bệnh có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi nhưng trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Trong bài viết sau đây, Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh và cách trị giun kim cho trẻ tại nhà hiệu quả.


Giun kim là một bệnh có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi nhưng trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh nhất

Nguyên nhân gây ra bệnh giun kim

Nguyên nhân chính gây ra bệnh giun kim chính là do bị nhiễm ký sinh trùng giun kim hay còn thường được gọi với cái tên khoa học là Enterobius vermicularis.

Hình thái: Đầu của giun kim hơi phình ra và lớp vỏ có khía. Giun kim có màu trắng sữa. Miệng của giun kim có tới 3 môi. Giun kim được có chiều dài khoảng 2-5mm, có gai sinh dục và đuôi công. Giun kim cái thường dài khoảng 9-12mm có đuôi dài và nhọn.

Giun kim cái thường đẻ trứng ở nếp nhân của hậu môn vào ban đêm. Trứng của giun kim sau khi phát triển thành ấu trùng có khả năng động đậy. Khi giun kim đẻ trứng thường tiết ra một chất gây ngứa nên những người bị bệnh giun kim thường cảm thấy ngứa hậu môn vào ban đêm.

Bệnh giun kim bị lây nhiễm như thế nào?

  • Lây nhiễm qua đường ăn uống: Do chúng ta dùng tay gãi hậu môn nên sẽ rất dễ bị nhiễm trứng của giun kim khi sử dụng tay để cầm nắm thức ăn khi chưa được vệ sinh sạch sẽ.
  • Những đường truyền nhiễm khác: Trứng của giun kim sẽ phát triển thành ấu trùng giun kim tại nếp nhăn ở hậu môn và có thể chuyển động ngược lên manh tràng sau đó phát triển thành giun kim trưởng thành. Tuy nhiên, cách lây nhiễm này rất hiếm gặp.

Biểu hiện của bệnh giun kim

Những người đã bị bệnh giun kim sẽ có biểu hiện sau đây:

  • Cảm thấy ngứa ngáy ở vùng hậu môn, đặc biệt là vào ban đêm
  • Thấy ấu trùng của giun kim ở trong phân khi đi đại tiện
  • Trẻ thường quấy khóc về đêm do bị ngứa hậu môn, khi quan sát rìa hậu môn của trẻ có thể thấy được giun cái đang đẻ trứng.
  • Do giun kim sinh sống ở hậu môn nên có thể chui vào âm dạo gây ra tình trạng ngứa ngáy âm đạo và rối loạn kinh nguyệt.
  • Nếu giun kim chui vào trong ruột thừa có thể sẽ bị bội nhiễm gây ra tình trạng viêm ruột thừa
  • Nếu bị nhiễm giun kim trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng thiếu máu mạn tính gây hoa mắt, chóng mặt.


Trẻ thường quấy khóc về đêm do bị ngứa hậu môn, khi quan sát rìa hậu môn của trẻ có thể thấy được giun cái đang đẻ trứng

Cách điều trị bệnh giun kim hiệu quả

Nguyên tắc khi điều trị bệnh giun kim chính là nếu tập thể bị nhiễm thì phải điều trị đồng loạt để tránh gây ra tình trạng bị tái nhiễm trở lại.

Các loại thuốc điều trị bệnh giun kim bao gồm:

  • Mebendazole 500mg liều duy nhất cho cả người lớn và trẻ em, sau khoảng 1 tháng cần phải uống nhắc lại 1 lần.
  • Albendazole 400mg liều duy nhất cho cả người lớn và trẻ em, sau khoảng 1 tháng cần phải uống nhắc lại 1 lần.
  • Cả 2 loại thuốc Mebendazole và Albendazole đều chống chỉ định đối với những trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu, những người đang cho con bú, người có tiền sử nhiễm độc tủy xương và những người bị mẫn cảm với Benzimidazole. Những người có hiện tượng suy gan, suy thận cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc.

Cách phòng tránh bệnh giun kim

Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế đã đưa ra các biện pháp phòng tránh bệnh giun kim, cụ thể các biện pháp như sau: 

  • Ăn chín, uống sôi
  • Nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ vệ sinh môi trường, đảm bảo cho môi trường xung quanh không bị nhiễm phân. Đặc biệt cần phải đảm bảo vệ sinh nền nhà, giường chiếu và quần áo của trẻ em.
  • Cắt ngắn móng tay, thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Không nên để cho trẻ mặc quần hở đũng, sử dụng xà bông để rửa hậu môn cho trẻ vào mỗi buổi sáng
  • Đối với những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giun kim cao như trẻ nhỏ cần phải tẩy giun định kỳ. Đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 2-12 tuổi nên tẩy giun 2 lần mỗi năm.

Giun kim là một bệnh rất phổ biến đối với trẻ nhỏ vì trẻ nhỏ chưa biết cách tự phòng bệnh cũng như không biết tránh những nguồn lây nhiễm bệnh. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ và cả bản thân mình.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp một số thông tin về bệnh giun kim cùng với các điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với banh trong việc chăm sóc và bảo vệ con em mình.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990