Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ cần ghi nhớ chuẩn bị đón con yêu

Cập nhật: 01/11/2022 10:34 | Người đăng: Lường Toán

Sinh con là một chuyện hệ trọng và các cặp vợ chồng trẻ cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng để chào đón đứa con bé bỏng của mình. Vậy dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh như thế nào? Hãy cùng ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu những chia sẻ trong bài viết dưới đây.


Dấu hiệu những cơn đau chuyển dạ khi sắp sinh

 

1. Dấu hiệu đau chuyển dạ

Khi phụ nữ mang thai xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thì nên nhanh chóng vào viện để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Chuyển dạ chính là một quá trình sinh lý, khi đó thai nhi cùng với nhau thai sẽ được đưa ra khỏi tử cung của người mẹ thông qua đường âm đạo. 

Mọi người thường hay nghĩ rằng khi thai nhi đủ tháng thì các bà bầu sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu đau bụng chuyển dạ sắp sinh để báo hiệu cho thời gian vượn cạn sắp tới. Nhưng trên thực tế, khi bước vào tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn đau nhẹ làm cho nhiều người rất dễ nhầm tưởng đó là đau chuyển dạ, đặc biệt là những người lần đầu sinh con chưa có kinh nghiệm.

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ thấy xuất hiện các cơn gò tử cung báo hiệu thai nhi muốn ra đời. Cơn gò tử cung là chính là dấu hiệu đau chuyển dạ chính xác nhất báo hiệu thời gian sinh con sắp tới. Khi thấy xuất hiện những cơn co thắt tử cung đều đặn và mạnh thì các mẹ bầu sẽ có thể sinh con trong vài giờ tới hoặc cũng có thể là 1 vài ngày tới tùy theo tình hình sức khỏe và mức độ chuyển dạ của từng người.

Sau đây là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh sẽ xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ mà phụ nữ mang thai có thể rất dễ nhận biết.

1.1. Âm đạo chảy nước và máu

Trước khi sinh khoảng 24 tiếng, âm đạo của phụ nữ mang thai sẽ thường chảy ra những chất màu hồng của máu hoặc đột nhiên cảm thấy âm đạo bị chảy nhiều nước màu vàng.

Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu đau bụng chuyển dạ sắp sinh có máu màu đỏ là do màng tử cung ở giai đoạn cuối thai kỳ tiết ra chất tuyến tiền liệt và nhau thai tiết ra hooc môn sinh dục nữ và hooc môn progesterone gây ra.

Khi tử cung đã trưởng thành, tử công sẽ chảy ra chất nhầy, màng thai ở gần cửa trong của cửa tử cung sẽ tách ra khỏi thành tử cung khiến cho các mạch máu bị vỡ ra nên trong chất nhầy ở cổ tử cung có lẫn ít máu.

1.2. Tử cung co thắt nhiều lần và bà bầu đi tiểu nhiều

Đối với những người mang thai lần đầu, trước khi sinh con khoảng 2 tuần thai nhi sẽ chúi đầu xuống dưới để chuẩn bị ra ngoài nên sẽ tạo nhiều áp lực cho bàng quang. Chính vì thế, dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so thì phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy buồn đi tiểu nhiều lần và đi lại cũng sẽ khó khăn hơn. Tử cung bị co thắt nhiều và thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng từng cơn với cường độ tăng dần lên. Đến lúc này, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy đau dữ dội và chỉ muốn đi tiểu tiện.

1.3. Chân bị trương phù và đau eo lưng

Vì đầu thai nhi chúi xuống phía dưới và chèn ép vào các hệ thần kinh nên dẫn đến chân của phụ nữ mang thai cảm thấy không được thoải mái, gây ra hiện tượng trương phù, đại tỷ bị co, eo đau… Tất cả những triệu chứng này là dấu hiệu sắp đến ngày sinh nở.

1.4. Đau từng cơn đều đặn ở phần bụng

Khi thai nhi đã đủ tháng mà phụ nữ mang thai có cảm giác bị đau tức ở phần bụng dưới hoặc đau mỏi phần lưng, nếu như cơn đau liên tiếp những không đều đặn thì chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Nếu như cảm thấy đau từng cơn đều đặn mà khi nằm ngủ cũng không thấy thoải mái hơn, vẫn tiếp tục đau hết cơn này đến cơn khác trong thời gian ngắn thì đây chắc chắn là dấu hiệu của chuyển dạ sắp sinh.

2. Cơn co bóp chuyển dạ thật như thế nào?

Trong tháng cuối cùng của thai kỳ và đặc biệt là trong những tuần cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện các cơn co bóp tử cung. Nếu như những cơn co bóp này không theo một nhịp độ chính xác và không mang tính chu kỳ thì đây chính là những cơn đau chuyển dạ giả.

Nếu như xuất hiện những cơn đau mà cảm giác như xương bị căng ra, cơn đau này chính và do đầu của thai nhi tiến vào khung xương chậu hoặc xương chậu đang có sự thay đổi kèm theo đó là những cơn co bóp và sự đau đớn càng lúc càng mạnh hơn thì đâu chính là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thật.

Những cơn co bóp đầu tiên thường cảm nhận được ở trong bụng nhưng chúng cũng có thể cảm nhận được ở phần ngang thắt lưng. Ban đầu, các cơn co bóp ít mãnh liệt nên không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận thấy vì chúng giống như một cú kẹp đơn giản hoặc những cơn đau khi hành kinh. Những cú kẹp này thường dè dặt đến mức phụ nữ mang thai không thể chắc chắn rằng chúng có phải là một cơn co bóp hay không, chỉ có cách đơn giản nhất để có thể nhận thấy là đặt tay lên trên bụng, nếu như cảm thấy bụng cứng lại thì có nghĩa là tử cung đang co bóp.

Những biểu hiện của cơn co bóp tử cung đó:

  • Các cơn co bóp đều đặn, chúng sẽ xuất hiện theo nhịp độ chính xác, các bạn có thể ghi lại thời điểm diễn ra giữa 2 lần co bóp liên tiếp
  • Các cơn co bóp sẽ càng lúc càng gần hơn
  • Các cơn co bóp càng lúc càng kéo dài.
  • Các cơn đau càng lúc càng dữ dội, đau đớn.

Khi phụ nữ mang thai cảm thấy những cơn co bóp nhịp nhàng hơn và càng lúc càng gần, càng lúc càng dài ra, đau đớn và mãnh liệt hơn thì hãy chuẩn bị tinh thần để chào đón đứa con sắp chào đời.


Cách thở và thư giãn khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ

3. Cách thở và thư giãn khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ

Khi cảm thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thì việc thở và thư giãn sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng. Sự kết hợp giữa thở và thư giãn như thế nào cho đúng nhất và phát huy được hết tác dụng trong giai đoạn chuyển dạ cũng chính là một điều được rất nhiều bà bầu quan tâm.

3.1. Khi những cơn co bóp đến gần

Khi các bạn cảm thấy dấu hiệu của những cơn đau chuyển dạ thì các cơn co bóp đang chuẩn bị xuất hiện. Lúc này, các bạn hãy hít thở thật sâu theo cách thở hoàn toàn, sau đó thở nông hơn với những lần hít vào và thở ra nhanh chóng, nhẹ nhàng, nhịp nhàng. Các mẹ cần thở nhẹ nhàng khi co bóp để tránh cho cơ hoành không tựa vào tử cung và năng cho tử cung không co bóp mạnh. Vì cơ hoành là một cơ nằm ở giữa lồng ngực và bụng, khi thở cơ hoành sẽ co lại và hạ xuống. Chính vì thế, thờ càng sâu thì cơ hoành sẽ hạ xuống càng sâu, khi thở nông và nhẹ thì cơ hoành sẽ chỉ động đậy sơ sơ.

Trong khi chuyển dạ sẽ có đôi lúc sẽ cảm thấy cẳng chân và cánh tay xảy ra những hiện tượng giống với kiến bò kèm theo những cơn co cơ và xuất hiện cảm giác khó chịu toàn thân. Tình trạng này sẽ biến mất rất nhanh khi sử dụng canxi để tiêm vào tĩnh mạch.

Trong suốt quá trình chuyển dạ, đặc biệt là ở giai đoạn giãn nở, nếu như đầu của thai nhi đã tiến vào thì các bạn có thể cảm thấy nhu cầu rặn giữa những cơn co bóp. Trong giai đoạn này nếu như chỉ rặn thì sẽ không giúp gì nhiều cho việc chuyển dạ mà chủ làm cho bạn cảm thấy đau đớn hơn mà thôi. Và điều này cũng sẽ không mang đến nhiều lợi ích gì chỉ làm tốn thời gian và công sức của bạn mà thôi.

Rặn khi cổ tử cung chưa được giãn nở đầy đủ sẽ khiến cho việc giãn nở vị cản trở và kéo dài thời gian sinh nở hơn. Ngoài ra, nếu như cố rặn quá sớm còn khiến cho các bạn bị mệt mỏi và mất sức vào lúc bạn cần tham gia tích cực vào việc sinh đẻ, đồng thời phung phí toàn bộ cơ năng của mình. Bác sĩ hộ sinh sẽ có thông báo cho bạn vào những lúc mà bạn cần phải rặn.

3.2. Khi hết cơn co bóp

Khi các bạn đã cảm thấy cơn co bóp chấm dứt, bạn hãy cố gắng hít thở hoàn toàn trở lại, hít thở thật sâu, thật chậm giống như một tiếng thở dài. Sau đó hãy hít thở bình thường và cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt, điều này sẽ có thể giúp cho bạn chủ động hơn trong những cơn co bóp tiếp theo. Với một cơn co bóp mới, bạn sẽ lại phải thực hiện lại chu kỳ: thở sâu, thở nông, thở hoàn toàn.

3.3. Thả lỏng tâm trí

Khi ở trong thời điểm này, dù  bạn cảm thất rất đau nhưng hãy cố gắng kiên nhẫn và thả lỏng tâm trí. Giống như khi chúng ta ngồi thiền, hãy cố gắng để cho tâm trí của mình thực sự trống rỗng và đừng nghĩ ngợi đến điều gì cả. Hãy cố gắng thở chậm và đều, động tác thở ra nhẹ giống như đang thở dài, không nên thở quá mạnh. Nếu như bạn không thể tập được theo cách này thì có thể cố gắng tập trung vào những gì bạn thường cảm thấy thú vị trong cuộc sống và cố gắng đừng đuổi theo bất kỳ ý nghĩ nào đó bất chợt nảy ra.

Trên đây là những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh chính xác nhất, hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức sinh sản hữu ích cho bản thân, nhanh chóng nhận biết được các cơn đau chuyển dạ của mình và chuẩn bị đầy đủ đến bệnh viện chờ sinh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh, quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ nhanh chóng và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Thông tin hữu ích khác
duoc-luc-hoc-la-gi Dược lực học là gì? Ứng dụng trong ngành Y dược như nào? Dược lực học là cụm từ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực Y dược. Vậy thực chất dược lực học là gì? Ứng dụng của Dược lực học trong ngành Y... duoc-dong-hoc-la-gi Dược động học là gì? Quá trình vào cơ thể như thế nào? Với hoạt động nghiên cứu Dược phẩm, các chỉ số Dược động học có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả dùng thuốc. Vậy thực chất Dược động học là... thuoc-tan-duoc Thuốc tân dược là gì? Kiến thức cơ bản cho sinh viên Y Dược Với sự phát triển của công nghệ y sinh, thuốc tân dược đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, dễ dàng mang theo của con người. Cùng tìm hiểu rõ... su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy...
Xem thêm >>



0899 955 990