Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Oresol là thuốc gì? Tác dụng và cách sử dụng an toàn

Cập nhật: 18/07/2024 16:47 | Người đăng: Ánh Vũ

Oresol là thuốc gì? Chúng ta có nên sử dụng Oresol cho một số trường hợp bị mất nước do tiêu chảy hoặc sốt cao… làm cho cơ thể bị mất nước và những chất điện giải.

1. Thuốc Oresol là thuốc gì?

Oresol là thuốc có tác dụng làm bù nước và điện giải dành cho cơ thể. Thuốc thuộc nhóm tiêu hóa, được sử dụng để thay thế nước và chất điện giải bị mất trong các trường hợp sốt cao, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết độ I, II, III, nôn mửa hoặc trong các trường hợp hoạt động thể dục thể thao mất nhiều nước.


Thuốc Oresol có tác dụng gì?

2. Có nên sử dụng thuốc Oresol để bổ sung nước và chất điện giải

Cơ thể của chúng ta bị mất nước ngay từ lần đầu tiên bắt đầu đi phân lỏng. Một số biểu hiện cơ bản khi mất nước dưới 5% trọng lượng của cơ thể là: cảm thấy khát, mắt trũng, da nhăn, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, dễ bị kích thích, trạng thái mơ hồ và có thể là bị hôn mê.

Người bệnh có thể bị sốc hoặc tử vong nếu mất nước khoảng 10% trọng lượng của cơ thể. Chính vì thế, điều quan trọng nhất và cần phải làm ngay đối với những người mắc bệnh tiêu chảy là bù nước và chất điện giải. Oresol chính là loại thuốc có thể bổ sung được nước và chất điện giải trong những trường hợp bị tiêu chảy từ nhẹ đến vừa.

Đối với những người mắc phải bệnh sởi sẽ có một số biểu hiện như: sốt, phát ban… Bệnh sởi có thể dẫn đến rất nhiều biến trứng khác điển hình là bệnh tiêu chảy.

Chính vì vậy, khi điều trị bệnh sởi, các bác sĩ sẻ sử dụng một phương pháp điều trị hỗ trợ là cho bệnh nhân sử dụng thuốc để bù nước và bù chất điện giải bằng đường uống. Nếu trường hợp bệnh nhân có nguy cơ mất nước cao và nôn mửa nhiều, các bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp truyền dịch để duy trì. Vậy việc sử dụng thuốc Oresol để bù nước và điện giải này như thế nào cho hợp lý?

3. Cách sử dụng thuốc Oresol để bù nước và chất điện giải như thế nào?

Hiện nay, Oresol chủ yếu được bào chế ở hai dạng là viên nén sủi bọt và thuốc uống. Theo hướng đã sử dụng thì các bạn cần phải hòa tan thuốc viên hoặc gói thuốc với một lượng nước phù hợp. Không được pha theo cảm tính vì thuốc sẽ không có tác dụng hoặc gây bất lợi cho cơ thể nếu pha dung dịch quá đặc hoặc quá loãng.


Oresol chủ yếu được bào chế ở hai dạng là viên nén sủi bọt và thuốc uống

Những trường hợp không nên sử dụng Oresol

  • Các bệnh nhân bị vô niệu hoặc giảm niệu: Vì khi sử dụng thuốc Oresol, cơ thể phải có chức năng thận bình thường để có thể đào thải hết lượng nước tiểu và các chất điện giải còn thừa lại. Tuy nhiên, khi bị mất nước do tiêu chảy sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng giảm niệu tạm thời nên không chống chỉ định dùng thuốc Oresol bằng đường uống.
  • Trường hợp người bệnh bị mất nước quá nặng và bị sốc không nên bù nước bằng cách uống Oresol vì bù nước bằng đường uống sẽ mang lại hiệu quả quá chậm so với tình trạng của bệnh nhân nên lựa chọn cách điều trị tiêm hoặc truyền tĩnh mạch để mang lại hiệu quả nhanh chóng.
  • Bị tiêu chảy quá nặng: nếu uống thuốc Oresol có thể sẽ không bù được lượng nước đã mất.
  • Ngoài ra nếu người bệnh xuất hiện một số biểu hiện sau đây cũng không nên bù nước và chất điện giải bằng Oresol: nôn nhiều và kéo dài, tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột…

Người bệnh sẽ có thể gặp những triệu chứng nôn nhẹ khi mới bắt đầu dùng thuốc Oresol. Nếu gặp phải triệu chứng này các bạn nên tiếp tục điều trị bằng cách chia ra uống nhiều lần với một lượng ít hơn và nên uống thật chậm. Nên tạm thời ngừng điều trị nếu thấy dấu hiệu mí mắt bị sụp nặng. Khi dùng Oresol cho trẻ sơ sinh nên dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, giữa các lần uống Oresol nên cho trẻ bú mẹ hoặc uống thêm nhiều nước để hạn chế trình trạng tăng natri - huyết.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990