Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Có nên hút đờm cho bé sơ sinh hay không?

Cập nhật: 08/11/2019 11:36 | Người đăng: Lường Toán

Bé có đờm ở cuống họng và khoang mũi là một tình trạng rất thường gặp. Vậy cha mẹ có nên hút đờm cho trẻ sơ sinh hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết sau đây.


Phần lớn trẻ sơ sinh đều sẽ có đờm ở trong cuống họng hoặc ở trong khoang mũi của trẻ em khiến cho trẻ cảm thấy khó thở

Vì sao trẻ em lại có đờm?

Phần lớn trẻ sơ sinh đều sẽ có đờm ở trong cuống họng hoặc ở trong khoang mũi của trẻ em khiến cho trẻ cảm thấy khó thở. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là trẻ được sinh bằng phương pháp đẻ mổ, trẻ bị nhiễm bệnh hoặc có thể là do thời tiết. Cụ thể các nguyên nhân gây bệnh như sau:

Do trẻ sinh mổ        

Nếu như trẻ được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên thì các chất bẩn, chất nhầy sẽ đi ra ngoài cơ thể của trẻ cùng với nhau thai. Chính vì thế, sức đề kháng của trẻ sẽ tốt hơn đối với những trẻ sinh mổ. Những trẻ sinh thường sẽ được tiếp xúc cùng với vi khuẩn ở trong âm đạo, vi khuẩn ở trong phân của người mẹ. Đây chính là cơ sở giúp cho các lợi khuẩn trú ngụ tự nhiên ở trong đường ruột.

Những trẻ sinh mổ sẽ không đi qua đường sinh tự nhiên qua âm đạo của người mẹ nên các bé sẽ rất dễ mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp do lồng ngực của trẻ không bị ép chặt khi được sinh ra  khiến cho các dịch bị ứ đọng lại ở trong phổi. Không những thế, trẻ cũng sẽ bị thiệt thòi vì không được tiếp nhận những hormone có lợi từ quá trình người mẹ chuyển dạ và sinh con.

Khi sử dụng phương pháp phẫu thuật để can thiệp trong quá trình sinh nở, cơ thể của các bé sẽ không thể đẩy hết nước mũi, các chất nhầy và sức đề kháng của trẻ cũng sẽ yếu hơn. Các mẹ sẽ thường thấy con thở khò khè, sụt sịt mũi. Tuy nhiên,  những dấu hiệu này cũng sẽ biến mất theo thời gian, bé sẽ khỏe mạnh trở lại nếu được thường xuyên bú nhiều sữa mẹ.

Do trẻ bị bệnh

Một số trẻ sơ sinh do sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh và gây ra những biểu hiện của bệnh cảm, bệnh ở đường hô hấp.  Khi đó, chất nhầy sẽ bị tích tụ ở trong khoang mũi của bé. Do bé còn nhỏ nên không thể tự đưa những chất nhầy ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, bé sẽ cảm thấy khó chịu và các mẹ muốn hút đờm cho con.

Tuy nhiên, nhiều mẹ chưa biết cách hút đờm cho trẻ như thế nào để sạch đờm mà không gây ra ảnh hưởng đối với trẻ.

Làm thế nào để có thể tiêu đờm cho trẻ?

Trên thực tế, những chất nhầy và đờm vẫn luôn ở trong khoang mũi của trẻ và thậm chí là cả người lớn vì các chất nhầy sẽ có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn vào thông qua đường hô hấp vào trong cơ thể. Nhưng nếu sự tiêu đờm và tạo đờm bị mất cân bằng sẽ khiến cho đờm và chất nhầy tích tụ lại nhiều và cần phải loại bỏ.

Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, do trẻ còn có quá nhỏ nên cơ thể của trẻ sẽ không thể tự xử lý được tình trạng này khiến cho trẻ cảm thấy khó thở. Chính vì thế, các mẹ sẽ cần phải hỗ trợ trẻ tống đờm ra ngoài.

Nhiều bố mẹ thấy con mình xuất hiện tình trạng thở khò khè, khó thở đã vội vàng cho con uống thuốc kháng sinh hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành hút đờm. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa chia sẻ rằng việc hút đờm cho trẻ không quá khó nên cha mẹ có thể tự thực hiện ngay tại nhà.


Nhiều bố mẹ thấy con mình xuất hiện tình trạng thở khò khè, khó thở đã vội vàng cho con uống thuốc kháng sinh hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành hút đờm

Hút đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Có một số kinh nghiệm hút đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian được các mẹ truyền tai nhau. Cách làm rất đơn giản chính là lấy lá tía tô nấu lấy nước uống. Mẹ uống và cho con bú sữa trong khoảng vài ngày thì đờm có thể tự tiêu hết. Tía tô là một vị thuốc nam nên khá lành tính, an toàn đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và với trẻ nhỏ.

Một cách làm khác chính là sử dụng quất hấp cùng với đường phèn hoặc lá hẹ hấp với đường phèn để lấy nước cho trẻ uống. Phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện,  mang lại hiệu quả tiêu đờm cao đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, có một phương pháp dân gian tiêu đờm nữa mà các mẹ vẫn thường sử dụng chính là dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này khá phức tạp nên không phải bố mẹ nào cũng có thể thực hiện được vì trẻ còn nhỏ, nếu như rửa mũi không cẩn thận và không đúng cách sẽ có thể khiến cho trẻ bị sặc  và gây nguy hiểm cho trẻ.

Nếu như sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ thì cha mẹ nên thực hiện đúng cách và không nên làm khi trẻ đang quấy khóc.

Các bác sĩ nhu khoa cũng đưa ra một lời khuyên đó là hút đờm trực tiếp cho con. Các mẹ hãy kê miệng vào mũi để hút đờm. Đây là một cách làm tương đối an toàn và hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Sử dụng máy hút đờm

Hiện nay, cũng có một cách làm thường được sử dụng rất phổ biến chính là sử dụng máy hút đờm. Tuy nhiên, các mẹ sẽ cần phải đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi thực hiện. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay cùng với các dụng cụ hút đờm trước khi tiến hành thực hiện hút đờm cho trẻ.

Đưa con đến bác sĩ

Sau khi áp dụng một số phương pháp mà tình trạng của trẻ vẫn không chuyển biến tích cực, trẻ vẫn thở khò khè, quấy khóc không ngủ thì các mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có nên đưa trẻ sơ sinh đi hút đờm hay không?

Nếu như chất nhầy và đờm không quá nhiều thì đây là một điều rất bình thường vì chúng sẽ giúp chống lại bụi bẩn và vi khuẩn tấn công cơ thể trẻ thông qua hệ hô hấp.

Các mẹ có thể bảo vệ bé yêu của mình bằng cách sử dụng một số loại tinh dầu khuếch tán vào trong không khí nơi trẻ ngủ sẽ có tác dụng rất tốt đối với hệ hô hấp của trẻ. Đây cũng chính là một biện pháp làm long đờm rất hiệu quả.

Ngoài ra, cũng nên sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ khi trẻ có đờm đồng thời cho trẻ bú nhiều sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều lợi khuẩn có tác dụng chống lại những vi khuẩn gây hại. Lưu ý rằng không nên cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa thực sự cần thiết.

Nếu như chưa có sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa thì không nên cho trẻ đi hút đờm vì hút đờm có thể gây ra đau đớn đối với trẻ và trẻ sẽ mất đi sức đề kháng, khả năng kháng khuẩn không được phát huy.

Hãy nắm vững những kiến thức chăm sóc trẻ để bảo vệ tốt nhất cho bé yêu của mình. Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin có ích trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.

Nguồn: cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990